Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 42 - 47)

tộc cho học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú

1.5.1. Yếu tố chủ quan

* Phẩm chất và năng lực quản lí của hiệu trưởng nhà trường

Trong nhà trường PTDTNT, hiệu trưởng là người đứng đầu trong lãnh đạo, quản lí điều hành mọi hoạt động dạy học và GD. Do đó, nếu người hiệu trưởng có phẩm chất và năng lực tốt sẽ làm cho mọi hoạt động trong trường hoạt động có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, để tổ chức tốt các hoạt động GDVHDT cho HS, hiệu trưởng khơng những có phẩm chất, có kiến thức về văn hóa các dân tộc, có lịng nhiệt huyết với cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc cho các thế hệ HS mà cịn phải có kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tế quản lí tốt để có thể chỉ đạo, tổ chức, điều hành các lực lượng trong nhà trường thực hiện tốt các hoạt động GD.

* Năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV thực hiện GDVHDT

GV chính là người trực tiếp tổ chức GDVHDT cho HS thông qua nội dung các bài học liên quan, các HĐNGLL cho nên GV có vai trị quan trọng trong việc truyền cảm hứng nhận thức, hình thành tình cảm và mong muốn thực hiện các hình thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. GV thiếu vốn sống về VHDT, không nhận thức sâu sắc vai trị của văn hóa trong GD thế hệ trẻ thì sẽ ảnh hưởng năng nề đến hoạt động GD của nhà trường.

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước và sự thay đổi nhanh chóng của thế giới như hiện nay, có nhiều văn hóa ngoại lai xâm nhập vào nước ta, bên cạnh những mặt tốt thì có nhiều mặt cịn hạn chế, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm và thái độ sống của HS. Do đó, GV phải khơng ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, khơng ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học và GD HS thì mới có thể giúp HS có những kiến thức bổ ích, thực tế và có sức thuyết phục.

* Tính tích cực, tự giác, tự GD của người học

Suy cho cùng, mọi sự GD muốn đạt được hiệu quả thì nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất chính là bản thân người được GD. Sự tích cực, tự giác của HS sẽ giúp các em khám phá được nhiều kiến thức mới, thậm chí những tri thức đó khơng phải do các em tiếp nhận từ GV mà từ những nguồn khác. Sự tích cực, tự giác của các em sẽ làm cho các hoạt động GD trong nhà trường trở nên sinh động, hấp dẫn, lơi cuốn hơn. Nếu HS thiếu tính tự học, tự GD thì sự tác động của GV rất khó đem lại hiệu quả. Mọi sự GD sẽ khơng đem lại hiệu quả nếu thiếu sự tự GD. Thực tế cho thấy, nhiều HS trường PTDTNT mặc dù thường xun được thầy cơ GD phải biết lễ phép, kính trên nhường dưới, không hút thuốc, uống rượu nhưng khi các em về với gia đình thì có rất nhiều em có hành vi vi phạm.

* Nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện GDVHDT

Nội dung phải có tính thực tế, phù hợp, thiết thực thì sẽ kích thích HS tham gia học tập, rèn luyện, đem lại hiệu quả.

Hình thức, phương pháp phải phát huy tính năng động, sáng tạo của HS, kích thích HS tham gia vào các hoạt động GD và hình thành ý thức tự học, tự GD ở các em.

Phương tiện dạy học phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cho việc tổ chức dạy học và GD, chúng ta không thể mong muốn HS biết cách sử dụng nhạc cụ dân tộc nhưng lại khơng có một hình ảnh, video clip hay nhạc cụ thực tế để HS có thể học tập.

1.5.2. Yếu tố khách quan

* Chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và các cấp QLGD về hoạt động GDVHDT cho HS

Hoạt động GDVHDT cho HS sẽ có những thuận lợi to lớn nếu có chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước và các văn bản điều hành của các cấp quản lí GD, nó sẽ tạo nên một sự thống nhất chung và là động lực thúc đẩy việc GDVHDT cho HS ngày càng được quan tâm và phát triển.

Lý luận và thực tiễn hiện nay cho thấy, Đảng, Nhà nước đã có rất nhiều Nghị quyết, Quyết định nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT. Trong đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Viện Nam khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (16-7-1998) là Nghị quyết có vai trị đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thời kì đổi mới.

Bộ GD&ĐT đến Sở GD&ĐT đã phát động trong toàn ngành phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” để tăng cường công tác GDVHDT cho HS.

Tất cả các văn bản chỉ đạo của các cấp nêu trên chính là những cơ sở pháp lý để hiệu trưởng các trường phổ thơng nói chung và PTDTNT nói riêng đề ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả GDVHDT cho HS.

* Truyền thống văn hóa, đời sống kinh tế, xã hội của địa phương, mơi trường GD gia đình

Truyền thống văn hóa, đời sống kinh tế, xã hội của địa phương, mơi trường GD gia đình là các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động GD và quản lý hoạt động GDVHDT cho HS ở các trường PDTNT. Nó có thể thúc đẩy cũng như kìm hãm các hoạt động này.

Trong các yếu tố trên, gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Bởi vì, nhân cách của một con người chịu ảnh hưởng và bị chi phối sớm nhất là ở trong gia đình. Gia đình chính là cái nơi lưu giữ truyền thống VHDT qua các thế hệ. Nếu một gia đình có ơng bà, cha mẹ sống mẫu mực, biết vun đắp các giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp cho con cháu thì việc GDVH cho các em trong nhà trường chắc chắn sẽ nhanh chóng đem lại hiệu quả. Do đó, để GDVHDT cho HS, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc VHDT, tín ngưỡng

làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu.

* Sự phối hợp của các lực lượng GD

Để GD nhân cách một con người địi hỏi phải có sự kết hợp giữa các lực lượng GD, bởi vì con người có tham gia hoạt động, giao tiếp, giao lưu với nhiều đối tượng, nhiều môi trường khác nhau, các mơi trường đó gồm nhà trường, gia đình và xã hội, nên địi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất, sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ, hỗ trợ nhau giữa ba môi trường GD ấy. Sự phối hợp GD đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục, tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển nhân cách toàn diện của HS. Để thực hiện được sự phối hợp GD HS địi hỏi thầy cơ giáo, phụ huynh HS và các tổ chức xã hội phải có nhận thức đúng đắn và thống nhất thực hiện thì mới mang lại hiệu quả.

Kết luận chương 1

Giáo dục VHDT cho học sinh trường PTDTNT có những đặc trưng về nội dung, phương pháp, hình thức và kết quả thực hiện hoạt động. Quản lý hoạt động GDVHDT ở trường PTDTNT thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng trường PTDTNT là:

- Quản lý hoạt động GDVHDT cho HS thông qua con đường dạy học; - Quản lý hoạt động GDVHDT cho HS thơng qua các hoạt động ngoại khố; - Quản lý hoạt động GDVHDT cho HS thông qua công tác chủ nhiệm ;

- Quản lý hoạt động GDVHDT cho HS thông qua phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội;

- Quản lý hoạt động GDVHDT cho HS thơng qua xây dựng mơi trường văn hố nhà trường.

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho HS nói chung và GDVHDT cho HS các trường PTDTNT trong thời kì mới thì vấn đề GDVHDT cho các em là một việc làm cần thiết. Các em tự tin trong cuộc sống song vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình thì địi hỏi các CBQL cần phải có các biện pháp quản lý GDVHDT cho học sinh có hiệu quả, khả thi hơn . Việc nghiên cứu lí luận có tính thống nhất với thực tiễn là tiền đề khoa học để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDVHDT cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

TỈNH SĨC TRĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 42 - 47)