Sóc Trăng
3.2.1. Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục văn hóa dân tộc cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh
* Mục tiêu của biện pháp
Qua khảo sát cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý, GV và HS cho rằng GDVHDT trong nhà trường là quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL, GV và HS chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động này trong nhà trường, trong công tác dạy học chỉ quan tâm đến kiến thức chuyên môn, giảng dạy theo phân phối chương trình, đảm bảo được các chỉ tiêu về lên lớp, đậu tốt nghiệp. Do đó, biện pháp này góp phần nâng cao nhận thức của CBQL về lý luận và thực tiễn tổ chức, quản lý hoạt động GDVHDT ở trường PTDTNT, giúp CBQL, GV và HS nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng, ý nghĩa của GDVHDT, đồng thời trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về hoạt động GDVHDT cho HS PTDTNT trong việc thực hiện mục tiêu GD ở giai đoạn hiện nay.
* Nội dung biện pháp
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, GV và HS trong nhà trường về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDVHDT cho HS đối với q trình GD tồn diện ở nhà trường:
+ Nâng cao nhận thức về lý luận hoạt động GDVHDT cho HS PTDTNT gồm một số nội dung chủ yếu như: Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, nguyên tắc và các hình thức tổ chức hoạt động GDVHDT cho HS PTDTNT.
+ Nâng cao nhận thức về lý luận quản lý hoạt động GDVHDT cho HS PTDTNT, bao gồm:
Vai trò của người hiệu trưởng trong quản lý hoạt động GDVHDT cho HS VHDT.
Nội dung, phương pháp quản lý hoạt động GDVHDT và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động GDVHDT cho HS ở trường PTDTNT.
+ Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của GDVHDT cho cán bộ, GV và HS bao gồm:
GDVHDT cho HS PTDTNT là thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về GDVHDT cho HS.
GDVHDT có vị trí, vai trị rất quan trọng, góp phần hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách HS.
GDVHDT cho HS là con đường hiệu quả để giữ gìn và phát huy VHDT. - Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động GDVHDT cho cán bộ, GV nhà trường.
* Cách thức thực hiện
- Đối với Sở GD&ĐT Sóc Trăng và các phòng GD&ĐT các huyện, thị xã + Cần triển khai đến các trường trực thuộc các văn bản chỉ đạo về GDVHDT cho HS thông qua cập nhật lên trang web của Sở GDĐT và phòng GDĐT, qua hệ thống email của trường và sau này là phần mềm văn phòng điện tử của ngành.
+ Chỉ đạo trường xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động GDVHDT trong năm học.
+ Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, GV về kiến thức, kĩ năng thực hiện các hoạt động GDVHDT cho HS.
+ Biên soạn các tài liệu về VHDT như các phong tục, tập quán, lễ hội...để làm tài liệu tham khảo hoặc chỉ đạo lồng ghép vào tiết dạy, tiết HĐNGLL.
- Đối với CBQL
+ Hiệu trưởng cần tổ chức cho GV nghiên cứu, học tập nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về GD đào tạo.
+ Hiệu trưởng cần tổ chức hài hòa các hoạt động trong nhà trường, chú ý đến sự cân bằng giữa hoạt động dạy học với các hoạt động GD khác trong đó có hoạt động GDVHDT.
- Đối với GV: GV là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động GDVHDT cho HS nên rất cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ cũng như có kiến thức, kĩ năng về thực hiện các hoạt động GD. Trong khi đó, GV thường chỉ được đào tạo về tri thức khoa học của bộ mơn mình giảng dạy nên khi phải thực hiện các hoạt động GDVHDT thì sẽ gặp những khó khăn nhất định, vì vậy cần tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận cũng như năng lực tổ chức các hoạt động GD cho GV. Nội dung tập huấn cần tâp trung vào một số nội dung sau:
+ Chủ trương, đường lối của Đảng, các quy định về hoạt động văn hóa nói chung và giữ gìn, phát huy VHDT nói riêng.
+ Kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng tổ chức các hoạt động theo các chủ đề, chủ điểm.
+ Các hoạt động GDVHDT của trường PTDTNT.
+ Hình thức bồi dưỡng: Thơng qua các buổi họp, sinh hoạt; tổ chức tập huấn theo chuyên đề; cử GV tham gia các lớp tập huấn theo các chuyên đề do bộ GD&ĐT, Sở GDĐT tổ chức; Sưu tầm các tài liệu để cho GV tìm hiểu về VHDT; tổ chức các cuộc thi có liên quan đến VHDT.
- Đối với HS: Đa phần HS hiện nay chưa có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy VHDT. HS thường chỉ quan tâm đến các nhu cầu cá nhân, lối sống hưởng thụ và học chủ yếu để thi cử, điểm số. Hoạt động GDVHDT sẽ giúp các em phát triển nhân cách một cách tồn diện, có sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống và hiện đại, vừa có thể bổ sung những kiến thức cần thiết cho cuộc sống. Do đó, người hiệu trưởng cần chỉ đạo cơng tác tuyên truyền, GD phải thường xuyên, đồng bộ, cần chú ý đến nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với HS thì sẽ đạt hiệu quả cao.
* Điều kiện thực hiện
- Các cấp lãnh đạo ngành GD từ cấp Sở đến trường phải có sự nhận thức đúng đắn về hoạt động GDVHDT và hoạt động quản lý GDVHDT cho HS.
- Có sự thống nhất trong quan điểm giữa cán bộ, GV và nhân viên trường trong việc thực hiện nhiệm vụ GD.
- Khi tổ chức tập huấn cần quan tâm đến nhu cầu của cán bộ, GV, quan tâm đến thời gian, địa điểm tổ chức tập huấn để GV có thể dễ dàng tham gia và các điều kiện về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu của lớp tập huấn.
- Giảng viên lớp tập huấn phải có trình độ, năng lực tốt, nhất là nắm vững các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực VHDT, có kiến thức sâu rộng về VHDT, hoạt động quản lý GDVHDT để tập huấn cho cán bộ, GV.
- Cần đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, năng lực nhận thức của HS dân tộc để có tác động GD có hiệu quả.
3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh qua các mơn học, các hoạt động ngồi giờ lên lớp mơn học, các hoạt động ngồi giờ lên lớp
* Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm giúp cho việc triển khai các nội dung GDVHDT được phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi HS, tạo hứng thú cho các em trong việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng về VHDT.
- Giúp cho nhà trường lựa chọn, xây dựng được các nội dung phù hợp cho việc tích hợp vào các mơn học, các chủ điểm để tổ chức HĐNGLL. Qua đó CBQL, GV, cán bộ Đồn- Đội cũng chủ động hơn trong cơng tác phối hợp giữa các lực lượng GD từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động GDVHDT góp phần xây dựng nhân cách HS.
* Nội dung của biện pháp
- Chỉ đạo tích hợp nội dung GDVHDT cho HS thơng qua mơn học:
+ GD tích hợp qua mơn ngữ văn: Mơn ngữ văn là mơn có khả năng tích hợp nội dung GDVHDT được nhiều và khá thuận lợi. Các tác phẩm văn học trong chương trình phổ thơng thường gắn liền với các yếu tố địa lý, văn hóa, tín ngưỡng, các phong tục tập qn tông tại lâu đời trên mảnh đất này. Nhiều bài học văn liên quan đến bản sắc văn hóa các dân tộc. Những tác phẩm này cung cấp cho HS vẻ đẹp của tính cách người dân tộc thiểu số và những phong tục, vốn văn hóa phong phú, tốt đẹp của các dân tộc.
+ GD tích hợp qua mơn lịch sử: Mơn Lịch sử có một vị trí và ý nghĩa to lớn trong việc GD bảo tồn và phát triển VHDT ở trường phổ thơng nói chung, THPT nói riêng. Nó giúp HS hiểu khái niệm: Văn hóa, văn minh, giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng, có chiều sâu lịch sử, gắn liền với lịch sử các dân tộc tỉnh Sóc Trăng, lịch sử mảnh đất quê nhà và lịch sử dân tộc Việt Nam. VHDT tỉnh Sóc Trăng phản ánh, lưu giữ những kiến thức lịch sử các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng. Các sự kiện lịch sử nói chung, sự kiện văn hóa nói riêng giúp HS hiểu sâu hơn về các giá trị VHDT tỉnh Sóc Trăng.
+ GD tích hợp qua mơn GDCD: là mơn học có vai trị chủ chốt trong việc GD tư tưởng chính trị, đạo đức pháp luật và lối sống cho HS. Do đó mơn GDCD có khả năng tích hợp nhiều vấn đề trong đó có GD các giá trị văn hóa truyền thống. Một số mục tiêu tích hợp GDVH truyền thống qua mơn GDCD như:
Hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc tỉnh
Sóc Trăng.
Hiểu một số chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến giá trị văn hóa
truyền thống các dân tộc.
Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân của người khác về vấn đề giữ
gìn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. + GD tích hợp qua mơn sinh vật, hóa học
- Tổ chức xây dựng nội dung GDVHDT cho HS thông qua HĐNGLL
+ Bám sát các chủ đề quy định của hoạt động ngoài giờ lên lớp để khai thác, lồng ghép hoạt động GDVHDT như: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc VHDT, thanh niên với tình bạn tình u và gia đình.
+ Tổ chức xây dựng phịng trưng bày VH các dân tộc tỉnh Sóc Trăng như: Trang phục, trang sức dân tộc, nhạc cụ, vật dụng trong cuộc sống.
+ Tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ở các trường PTDTNT trên cả nước. HS trong các trường học ở khu vực miền núi thường thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhà trường cần tổ chức các cuộc giao lưu văn hóa để các em được thể hiện, được tơn vinh VHDT mình và hiểu biết thêm về văn hóa của các dân tộc anh em.
+ Tổ chức các cuộc thi, trình diễn, sân khấu hóa các nội dung về VHDT phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của nhà trường. Nếu làm tốt sẽ tác động rất tốt đến nhận thức, ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
* Cách thức thực hiện biện pháp
- Sở GD&ĐT định hướng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDVHDT theo từng giai đoạn, từng năm học cho các trường PTDTNT trực thuộc Sở; tổ chức các cuộc thi về thiết kế các hoạt động GDVHDT cho HS PTDTNT hướng đến mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho HS; ban hành kế hoạch hoạt động GDVHDT cho HS các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh.
- Nhà trường căn cứ vào kế hoạch xây dựng kế hoạch hoạt động GDVHDT của Sở GDĐT cụ thể cho phù hợp với đặc điểm điều kiện của trường mình. Danh mục hoạt động, nội dung GDVHDT cho HS của trường phải được cụ thể hóa thành danh mục các hoạt động GDVHDT cho HS thông qua tổ chức hoạt động dạy học trên lớp, tổ chức hoạt động ngoại khóa theo mơn học, hoạt động của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường, HĐNGLL theo chủ đề.
- CBQL phải thường xuyên kiểm tra, đơn đốc GV, cán bộ Đồn-Đội trong việc thực hiện hoạt động GDVHDT và coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua trong năm học.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn cho CBQL giáo dục và GV về thiết kế và tổ chức các hoạt động GDVHDT cho HS.
- Xây dựng đội ngũ GV và các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GDVHDT cho HS thực hiện chi tiết.
- Nhà trường cần xắp sếp giờ học chính khóa và thời gian tổ chức các hoạt động ngồi giờ hợp lý.
- Phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động đầy đủ, kịp thời.
3.2.3. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa cho học sinh phổ thơng dân tộc nội trú hóa cho học sinh phổ thơng dân tộc nội trú
Phương pháp và hình thức có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả GDVHDT cho HS các trường nói chung và trường PTDTNT nói riêng. Phương pháp và hình thức GD phù hợp sẽ khuyến khích, tạo động lực để HS tham gia vào hoạt động. Trước đây, việc thực hiện các hoạt động GD nói chung thường do GV chủ động thực hiện, các nội dung thường mang tính áp đặt, tạo nên tâm lí nhàm chán ở HS. Hiện nay với xu thế đổi mới phương pháp, hình thức trong tổ chức các hoạt động GD thì đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDVHDT cho HS theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của HS nhằm biến quá trình GD thành quá trình tự GD, tự rèn luyện của HS trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.
* Nội dung của biện pháp
- Xây dựng các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động GDVHDT thiết thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường và đảm bảo tính hiệu quả. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, đa dạng; khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một các phương pháp đã quá quen thuộc với HS, gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Ở các trường PTDTNT hiện nay, hoạt động GDVHDT được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau như thơng qua dạy các mơn học chính khóa trên lớp, thơng qua các hoạt động ngoại khóa theo mơn học, thơng qua HĐNGLL, thơng qua các phong trào thi đua của ngành. Hình thức được sử dụng nhiều nhất là thông qua tự GD của HS và tích hợp trong các mơn học. Do đó cần tìm ra những hình thức tổ chức mới, thu hút được đông đảo HS cùng tham gia và quan trọng là phải tạo được hứng thú cho HS.
- CBQL, GV ở các trường thường sử dụng nhất là phương pháp nhắc nhở, động viên thông qua giảng giải, đàm thoại. Các phương pháp trên đã có những tác dụng nhất định trong việc GD, hình thành nhân cách cho HS, tuy nhiên nó dễ gây nhàm chán. Trong khi đó một số phương pháp mới như phương pháp sắm vai, xử lý tình huống, phương pháp trị chơi là những phương pháp giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thì ít được CBQL, GV vận dụng. Chúng tôi cho rằng, những phương pháp trên nếu được nghiên cứu vận dụng một cách khoa học thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả GD tốt.
- Phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế các phương pháp và hình thức đã và đang thực hiện.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong tất cả các khâu của hoạt động, tạo điều kiện cho HS đóng góp ý tưởng mới nhằm làm phong phú các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDVHDT cho các em.
* Cách thức thực hiện của biện pháp
- Sở GD&ĐT xây dựng, triển khai kế hoạch chỉ đạo các trường PTDTNT tổ chức các hoạt động GDVHDT nhằm hình thành nhân cách cho HS theo mục tiêu GD. - Trên cơ sở chỉ đạo của Sở GD&ĐT, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể về GDVHDT cho HS từng học kỳ, từng năm học. Trong kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phạm vi, thời gian tổ chức để các lực