Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 37 - 38)

1.3. Giáo dục văn hóa dân tộc cho HS trường PTDTNT

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho

học sinh trong nhà trường

Kiển tra, đánh giá là một khâu cuối cùng của hoạt động quản lý cũng như của bất kì hoạt động GD nào được tổ chức thực hiện. Nhờ có kiểm tra, đánh giá chúng ta có thể phát hiện những vấn đề về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện trong quá trình thực hiện các hoạt động GDVHDT, từ đó nhìn nhận được những ưu điểm, hạn chế cũng như đưa ra nguyên nhân và giải pháp mới tốt hơn trong thời gian tới. Kiểm tra cũng góp phần khuyến khích, động viên những cá nhân thực hiện tốt đồng thời phát hiện, ngăn chặn những sai sót xảy ra.

Trong trường PTDTNT việc đánh giá xếp loại đạo đức của HS cũng giống với các trường phổ thông, được thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT. Hoạt động GDVHDT trong nhà trường xét về mục tiêu chung là nhằm GD các giá trị đạo đức của HS. Cho nên, đánh giá kết quả hoạt động GDVHDT là một kênh thông tin để GV đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS.

Một số nội dung cần kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GDVHDT ở HS: Thái độ tham gia các hoạt động GD của nhà trường; Ý thức sử dụng trang phục, ngôn ngữ dân tộc trong các hoạt động tập thể; ý thức, hành vi quảng bá những sản phẩmvăn hóa và phong tục tập qn của dân tộc mình; thái độ tơn trọng tập tục, ngơn ngữ, phong cách và trang phục của dân tộc khác.

1.3.7. Điều kiện, môi trường thực hiện hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh sóc trăng​ (Trang 37 - 38)