Nền bảo hộ của Pháp ở Nam Kì và kháng chiến của nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 29 - 34)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.2. Bối cảnh lịch sử, xã hội Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu

1.2.2. Nền bảo hộ của Pháp ở Nam Kì và kháng chiến của nhân dân

a. Nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Nam Kì

Nước ta rơi vào vịng nơ lệ. Nam Kì là vùng đất bị chiếm trước tiên nên thực dân Pháp thi hành những chính sách áp bức bóc lột cũng như chính sách về văn hóa nơ dịch sớm nhất. Dã tâm xâm lược của thực dân Pháp thể hiện rõ ràng ngay trong sự hối hả xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho lợi ích của chúng: xây dựng thành phố Sài Gòn – Gia Định, các dinh thự, bưu điện, cảng, đường bộ, đường sắt...Bên cạnh đó là việc mở trường đào tạo quan cai trị, xuất bản báo chí, sách vở bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Cùng với việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân vẫn diễn ra quyết liệt cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ máy hành chính cho chế độ thuộc địa, thực dân Pháp cịn xây dựng nên một đội ngũ đánh thuê, các đội lính tập, mã tà để bảo vệ những thành quả của công cuộc xâm lược. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội của Nam Kì bắt đầu xuất hiện. Bộ máy cai trị của triều đình nhà Nguyễn bị xóa bỏ hồn tồn, thay vào đó là tổ chức trực tiếp của thực dân Pháp.

Về kinh tế, Pháp đã mở cảng Sài Gòn cho thơng thương với nước ngồi, cho phép tự do xuất cảng lúa gạo, xóa bỏ hồn tồn chính sách “ bế quan tỏa cảng”, bảo thủ của triều đình Tự Đức. Những cơng ty xuất nhập khẩu của pháp dần xuất hiện. Nền giáo dục khoa cử bị xóa bỏ, chữ Hán được thay thế bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp một cách nhanh chóng và chúng trở nên thơng dụng. Nam Kì thay đổi rất nhanh chóng dưới nền bảo hộ của thực dân Pháp. Chúng đã thu được những mối lợi đầu tiên từ thuộc địa của mình: từ năm 1867 đến 1877, mỗi năm thực dân Pháp vơ vét, xuất khẩu

từ 20 đến 50 vạn tấn gạo, chưa kể nhiều thứ lâm sản, hải sản khác. Quang cảnh của Nam Kì, nhất là vùng Sài Gịn, Gia Định thay đổi nhanh chóng.

Bắt đầu từ năm 1897 trở đi, thực dân Pháp chính thức bước vào thời kì tổ chức và khai thác với quy mô lớn, xây dựng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên thuộc địa, biến nước ta thành một nước nửa thực dân nửa phong kiến. Cùng với công cuộc khai thác thuộc địa, nhiều đô thị kiểu mới mọc lên và phát triển nhanh chóng. Tầng lớp thị dân đơng đảo hình thành, trong xã hội mới xuất hiện một số tầng lớp mới, những người tiểu tư sản, những người vô sản. Cùng song hành với những biện pháp chính trị, chính sách văn hóa nơ dịch được đẩy mạnh nhằm mục đích cũng cố nền thống trị của thực dân. Từ thân phận của người dân đến chính sách luật pháp, kinh tế, văn hóa áp dụng cho người dân vùng Nam Kì đều khác xa so với Bắc Kì và Trung Kì. Là xứ thuộc địa của thực dân Pháp, người dân vùng Nam Kì muốn đi đến Trung Kì hay Bắc Kì đều phải có giấy thơng hành giống như thủ tục đi sang một nước khác.

Chính sách thống trị phản động và chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nước ta, làm cho nền kinh tế Việt Nam sa sút nghiêm trọng các tệ nạn xã hội phát triển, xã hội phân hóa hết sức sâu sắc. Ngồi mâu thuẫn cơ bản đã tồn tại là mâu thuẫn giai cấp xã hội còn nảy sinh thêm mẫu thuẫn mới là mẫu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp xâm lược. Đây là mâu thuẫn dân tộc cần phải được giải quyết trước để đem lại độc lập tự do cho đất nước.

Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài ngun, bóc lột nhân cơng rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa

Chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam và cả Đơng Dương nói chung là một chính sách thống trị chun chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nơ dịch về văn hóa, giáo dục, chứ khơng phải đem đến cho nhân dân một sự "khai hoá văn minh" - một sự khai hoá và cải tạo thực sự theo kiểu phương Tây. Bản chất của "sứ mạng khai hố" đó chính là sự khai thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém, v.v.. Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc việt nam với thực

dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức.

Khi đặt chân lên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp không chỉ nhằm khai thác những tiềm lực về kinh tế mà cịn ơm ấp ý đồ thống trị về mặt tinh thần của nhân dân ta. Chúng muốn biến dân tộc Việt Nam trở thành nô lệ cho chúng. Sống trong chế độ chính trị và giáo dục của thực dân, người Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành những kẻ ích kỷ, yếu hèn, tự ti, mất gốc, khơng cịn biết gì đến Tổ quốc, dân tộc. Nhiều người quên dần cái nhục mất nước, cứ ngỡ rằng việc khai hóa của thực dân là sự thật, là hảo ý của Pháp đối với Việt Nam. Nỗi đau mất nước đã lắng dần theo năm tháng, người ta lại còn cảm thấy dường như sự hiện diện của Pháp lại có lợi cho người Việt Nam, Pháp mang đến cho nhân dân Việt Nam bao nhiêu là tiện nghi vật chất mà họ chưa từng có được. Người Việt Nam đã thích nghi dần và bằng lịng với cuộc sống hiện tại. Cơng cuộc khai thác thuộc địa của Pháp dưới triều Nguyễn đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống.

b. Những cuộc kháng chiến của nhân dân

Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp đã nhanh chóng xây dựng thiết chế quản lí của nước bảo hộ, xây dựng bộ máy thống trị trên tồn cõi Đơng Dương. Tuy nhiên, đó cũng khơng phải là một việc dễ dàng như chúng mong muốn bởi liên tục vấp phải phong trào kháng chiến chống xâm lược liên tiếp bùng nổ, các cuộc khởi nghĩa vũ trang, hình thức đấu tranh tị địa tạo ra sự hoang vắng ở những vùng đất thực dân chiếm được khiến cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp gặp nhiều khó khăn.

Với mục tiêu đấu tranh chống thực dân, chống phong kiến giành độc lập dân tộc, các tầng lớp nhân dân ở Nam Kì đã đứng lên tổ chức các hoạt động yêu nước mang đậm tính chất, tinh thần của vùng đất Nam Kì. Chính sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của phong trào yêu nước đã khiến Nam Kì trở thành vùng đất có vị trí quan trọng trong q trình chuyển biến tư tưởng của dân tộc. Đặc biệt, với chính sách đơ hộ, khai thác thuộc địa của Pháp, cộng với vị trí là một vùng đất mới nên viêc sớm tiếp thu các luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới khiến Nam Kì trở thành một trong những khu vực có phong trào yêu nước phát triển mạnh và hết sức đa dạng.

Đứng trước sự xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, trước cảnh non sông đất nước bị chia cắt và những thất bại đau đớn ở chiến trường miền Nam, triều đình nhà Nguyễn bộc lộ sự nhu nhược, yếu hèn của mình với những phản ứng tiêu cực. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đặt dưới ngọn cờ của triều đình nhưng vua tôi nhà Nguyễn đã sớm bộc lộ sự lúng túng trong việc đối phó với tình hình rối ren trong nước, cho thấy sự yếu kém của hệ thống chính quyền trung ương. Sau khi mất ba tỉnh miền Đơng, triều đình nhà Nguyễn khơng những khơng kiên quyết lãnh đạo tồn dân kháng chiến, đánh đuổi giặc mà ngược lại, tỏ ra hèn yếu trước các hành động xâm lược của kẻ thù đang lăm le cướp nước. Với chính sách phản động cũng như sự mục ruỗng từ bên trong, triều đình khơng dám dựa vào nhân dân để chống lại giặc mà kháng cự một cách yếu ớt rồi dần dần đi đến việc chấp nhận đầu hàng, mất đất.Thái độ hoang mang, nhu nhược của vua quan triều Nguyễn trước giặc Pháp chính là một trong những nguyên nhân khiến chúng ngày càng liều lĩnh tiến hành xâm chiếm các vùng còn lại của nước ta. Pháp lần lượt chiếm hết sáu tỉnh Nam Kì, triều Nguyễn đã đứng ra ký các hiệp định nhượng cho pháp ba tỉnh miền Đông (năm 1862) rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kì (năm 1874).

Nhà Nguyễn trở thành vật cản của tiến bộ xã hội. Sống nghẹt thở trong ngơi nhà mục nát ấy, nhân dân ta chỉ có một lối thốt là vùng lên. Chiến tranh nông dân tiếp tục bùng nổ khắp nơi, dữ dội và quyết liệt một cách không khoan nhượng. Họ không những chọc trời khuấy nước, làm lung lay tận gốc nền độc tài của nhà Nguyễn mà còn làm cho thực dân Pháp hồn kinh phách lạc. Ngược lại với thái độ nhu nhược của vua tôi triều Nguyễn, nhân dân ta với truyền thống bất khuất từ ngàn đời đã kiên quyết chống lại thực dân cũng như chống lại sự đầu hàng, phản bội của triều đình. Họ đứng dậy kháng chiến anh dũng và bền bỉ. Cùng với Đà Nẵng, Quảng Nam, nhân dân Nam Kì đã đi đầu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những cuộc chiến đấu ấy khi lên khi xuống vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng không khi nào chấm dứt, chỉ chờ cơ hội thuận lợi là lại bùng lên mạnh mẽ.

Trong khi giai cấp phong kiến thống trị nhanh chóng đi vào con đường đầu hàng thỏa hiệp thì vai trị của nhân dân lại sáng ngời trên vũ đài chính trị. Chưa phải nhân dân nắm quyền lãnh đạo tất cả các cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng những cuộc

chiến của họ là tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, đấu tranh bền bỉ, gan dạ, tinh thần anh dũng bất khuất của dân tộc. Đứng trước nguy cơ mất nước, nhân dân đã đứng lên buộc thực dân pháp trả một cái giá rất đắt cho từng mảnh đất chúng cướp được. Trong cuộc chiến chống Pháp, lực lượng gây khó khăn lớn nhất cho qn thù khơng phải là triều đình mà chính là những người dân áo vải khăn điều.

Từ năm 1860 đến 1862, Nam Kì đã nổi lên các trung tâm kháng chiến chống Pháp với những tên tuổi: Đỗ Trình Thoại, Trương Định ở Gị Cơng, Trần Xn Hịa ở Mỹ Tho, Nguyễn Trung Trực ở Tân An, Thiên Hộ Dương (Vũ Duy Dương) ở Đồng Tháp Mười,... Trong các trung tâm này, cuộc khởi nghĩa của Trương Định là tiêu biểu nhất. Trương Định là người anh hùng trí dũng song tồn. Từ đất Gị Cơng, ơng đã thu hút được nhiều anh tài như Đỗ Quang, Đỗ Trình Thoại, Âu Dương Lân, Nguyễn Thông, Thủ Khoa Huân với số lượng hơn một vạn nghĩa binh trải rộng khắp vùng căn cứ chống giặc từ Tân An, Mỹ Tho, Gị Cơng xuống Đồng Tháp Mười. Năm 1859, quân Pháp đánh Cần Giờ rồi lấy thành Gia Định, năm 1860 đánh lấy đồn Kì Hịa, năm 1861 lấy Định Tường, Biên Hịa . Triều đình Huế cử Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Nam giảng hòa để rồi phải ký hòa ước Nhâm Tuất (1862) nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông. Đến năm 1867, ngày 19 tháng 5 quân Pháp chiếm Vĩnh Long, đêm 21 rạng 22 Châu Đốc thất thủ và sáng ngày 24 Hà Tiên bị mất, thế là từ đó miền Nam thuộc Pháp cai trị. Trương Định đã làm cho quân Pháp khiếp sợ với nhiều chiến thắng ở Nam Kì, nổi tiếng với khẩu hiệu: “Phan - Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” (họ

Phan, Lâm bán nước, triều đình bỏ rơi dân chúng) trên lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái”. Bất chấp những điều kiện cực kì khó khăn của hồn cảnh lịch sử lúc bấy giờ,

nghĩa quân của Trương Định đã bền bỉ chiến đấu trong nhiều năm, gây cho pháp những khó khăn và thiệt hại không nhỏ. Sự hèn yếu của triều đình nhà Nguyễn đã được nhân dân nhìn nhận và đã có những phản kháng nhất định. Dấu hiệu điêu tàn đã bộc lộ rõ nét, nhà Nguyễn như ngọn đèn trước gió đang cố gắng bừng tỏ để rồi vụt tắt trước trận bão táp xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân.

Việc chống ngoại xâm gắn liền với việc chống lại sự đầu hàng, thỏa hiệp của vua tơi nhà Nguyễn. Vai trị của nhân dân thực sự to lớn. Trước việc thực dân Pháp từ từ quàng vào cổ ách thống trị của chúng trên toàn đất nước, nhân dân đã nhìn ra được kẻ

thù của mình khơng chỉ có thực dân mà cịn cả triều đình, chống Pháp phải đi đơi với việc chống triều đình đầu hàng, chống lại sự nhu nhược của họ. Tuy vậy, thắng lợi nhỏ phải đổi bằng xương máu của nhân dân không thể bù đắp lại những tổn thất lớn do sự ươn hèn của triều đình gây nên.

Trải qua nhiều biến động, từ khi thực dân Pháp đặt nền bảo hộ nhưng cuối cùng xã hội Nam Kì vẫn lâm vào tình trạng bế tắc khơng lối thốt. Tuy vậy phong trào đấu tranh rầm rộ của quần chúng liên tiếp nổ ra trong suốt hai thế kỷ cũng đã làm bùng dậy nhiều khát vọng, khí thế hào hùng của nhân dân Nam Kì chống thực dân đã kích động mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước, lôi cuốn cả dân tộc, làm tiền đề cho những thắng lới to lớn, khẳng định sự quật cường của tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chuẩn bị cho sự thắng lợi của những con đường đấu tranh đúng đắn sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 29 - 34)