Kích bọn thực dân Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 65 - 70)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1.1.kích bọn thực dân Pháp

2.1. Tiếng cười châm biếm, đả kích

2.1.1.kích bọn thực dân Pháp

Cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kì Lục Tỉnh diễn ra trong vịng 8 năm là một thử thách, một biến cố cực kì to lớn và cam go đối với nhân dân Nam Kì nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Dưới ảnh hưởng của biến cố lớn lao ấy, nhiều xáo trộn đã xảy ra trong xã hội. Khi gót chân của quân xâm lược giẫm lên vùng đất mới này, sự sống của nhân dân bị giày xéo, đau thương tang tóc khơng làm sao nói hết, bao nhiêu rên xiết căm hờn hằn lên trên những trang viết, câu văn, lời thơ của những con người yêu nước thương nòi nơi đây.

Những tội ác của giặc trên đất Nam Kì khơng thể nào đong đếm hết. Rất nhiều bản hịch đánh giặc Pháp được sáng tác và lưu truyền đã góp phần quan trọng vào việc động viên khi thế, tinh thần tham gia giết giặc:

Ở đâu mà chẳng thấy

Đào mồ mả phá miếu chùa, làm những việc bất nhân Ở đâu mà chẳng hay

Đốt nhà cửa, hãm vợ con, làm những điều vô đạo Trời nào để cho dân ta đeo gơng trịng?

Trời nào để cho lũ nó rảnh, ăn chơi Xưa nay ai mạnh bằng trời

Đâu đó vật cịn có chủ

Khơng chỉ cổ vũ lịng u nước căm thù giặc, các bài hịch khuyết danh này cịn cho mọi người dân nhìn thấy những tội ác của giặc để tin tưởng hơn vào cuộc chiến đấu của ta, khơng sợ vũ khí của giặc.

Cùng với nhân dân, tầng lớp trí thức và sĩ phu yêu nước cũng là một lực lượng quan trọng trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ này. Họ vừa cầm súng vừa cầm bút chiến đấu chống quân xâm lược một cách hăng say không biết mệt mỏi. Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt Học Lạc và Nhiêu Tâm có thể xem là những cây bút sắc sảo nhất trong cuộc chiến này. Chính họ là những vị sối tướng tạo nên một chiến trường thơ văn với nụ cười thâm thúy cổ vũ nhân dân, tấn công không khoan nhượng bọn cướp nước và bè lũ tay sai bán nước.

Người đứng đầu trên mặt trận không kém phần ác liệt này phải kể đến Phan Văn Trị. Có thể thấy, với tài thơ văn hơn người, Phan Văn Trị đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước rực cháy trong nhân dân Nam Kì, góp cơng lao to lớn vào sự nghiệp đấu tranh anh hùng bất khuất chông ngoại xâm của toàn dân tộc. Đại diện cho tầng lớp sĩ phu trí thức yêu nước đánh giặc, Cử Trị đã tạo nên một cuộc chiến đấu thực sự oai hùng trên văn đàn, đập tan những luận điệu xảo trá của bọn thực dân và tay sai của chúng. Việc ông đỗ cử nhân nhưng không nhận quan trường đã cho thấy thái độ khinh ghét cuộc đời luồn cúi, nhưng ông cũng không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những biến động của đất nước, nỗi đau của đồng bào. Làm dân của một nước nô lệ hàng ngày phải chứng kiến bao nhiêu cảnh chướng tai gai mắt, tuy ơng khơng có khí phách hiên ngang như Bình Tây Đại ngun sối Trương Định, khơng đánh nhận chìm tàu giặc trên sơng Nhật Tảo như Nguyễn Trung Trực nhưng ông vẫn là một ngôi sao trên vòm trời các nhà thơ yêu nước ở Nam Kì giữa và cuối thế kỷ thứ XIX. Khi Pháp đánh chiếm Gia Định, ông liên kết cùng với các sĩ phu yêu nước và các lãnh tụ kháng chiến như Đồ Chiểu, Nguyễn Thông, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực... Cả cuộc đời ông dùng bút để chiến đấu vì chính nghĩa, vì lẽ phải ở đời.

Chưa trả thù nhà, đền nợ nước Dám đâu mắt lấp lại tai ngơ.

(Tự thuật – bài 2)

Gần như toàn bộ tác phẩm của Phan Văn Trị đều tốt lên tinh thần ấy. Những gì ơng thấy, những gì ơng nghe, chứng kiến đều được bày tỏ trong thơ với một tâm sự “

dõi theo người trước giữ năm hằng”. (Họa “Giang sơn ba tỉnh” bài 9). Ơng dùng ngịi

bút của mình chiến đấu cho lẽ phải, cho nhân nghĩa, cho cái chân, cái thiện của cuộc đời, cho vận mệnh của nước và hạnh phúc của dân. Ông thẳng tay đả phá cái ác, cái giả, đả phá những gì chướng tai gai mắt của những kẻ xâm lấn đất nước. Ngòi bút của ơng vì lẽ đó là một ngịi bút chiến đấu, góp cho dịng văn chương thời thế cuối thế kỷ XIX một tiếng nói riêng trong bản hùng ca của một thời đại oanh liệt và đau thương.

Chính vì những nỗi niềm với đất nước ấy, Phan Văn Trị đã tấn công không khoan nhượng vào kẻ thù của dân tộc. Tiếng thơ của ơng trở thành tiếng nói chung cho nhân dân tồn cõi Nam Kì, tiếng nói chung của phong trào u nước lúc bấy giờ.

Năm 1867, Vĩnh Long lọt vào tay thực dân Pháp, ông cảm khái thốt ra lời thơ đau đớn và cười khẩy trước sự bất lực của triều đình:

Tị te kèn thổi, tiếng năm ba Nghe lọt vào tai dạ xót xa

Uốn khúc sơng Rồng mờ mịt khói Vắng hoe thành Phụng ủ sầu hoa Tan nhà căm nỗi câu li hận

Cắt đất thương thay cuộc giảng hịa Gió bụi địi cơn xiêu ngã cỏ

Ngậm cười, hết nói nỗi quân ta.

(Thất tỉnh Vĩnh Long)

Trong những hoàn cảnh khác nhau, trước những biến động lớn lao của thời cuộc, mỗi người có cách ứng xử khác nhau. u nước khơng có nghĩa là nhất thiết phải cầm súng chiến đấu mới thể hiện tình cảm ấy. Ẩn hiện đâu đó vẫn có những tình cảm ngậm ngùi trước cuộc tang thương của quê hương, đất nước, sự đau đáu, trăn trở trước thời cuộc và mong cho đất nước sạch bóng qn thù. Tùy vào hồn cảnh mà có những cách

biểu lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước khác nhau. Ông mượn thi văn để tỏ lòng phẫn uất về cảnh nước mất nhà tan, chỉ trích bọn xâm lược với lời lẽ đanh thép, ngạo nghễ. Yêu nước, tiến bộ lại thực sự có tài, Phan Văn Trị đã dùng chính cái tài của mình để làm nên những vần thơ đả kích mạnh mẽ bọn cướp nước, làm cho nền văn học Nam Kì Lục Tỉnh phong phú và tràn đầy sức sống. Là một trong những người đầu tiên ý thức được một cách sâu sắc về vai trò của ngòi bút “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (Nguyễn Đình Chiểu), ngay từ khi thực dân đặt chân lên vùng Lục Tỉnh,

ngòi bút của Phan Văn Trị đã là một mũi tấn công lợi hại, trở thành một trong những người phát ngôn chủ yếu của phong trào yêu nước ở Nam Kì Lục Tỉnh nửa sau thế kỉ XIX. Ông lên án chúng với hành động ngang nhiên “vun quén” non nước của người khác:

Cõi Nam chung hưởng hội thanh bình Trời đất gây nên cuộc chiến tranh Xe ngựa nhộn nhàng xe ngựa khách Nước non vun quén nước non mình.

(Cảm hồi - bài 1)

Ơng cảnh báo kẻ thù: xâm lăng là tội ác không thể nào dung thứ và đạo nghĩa lớn nhất chính là đánh giặc để cứu nước, cứu nhà. Trong khi thực dân Pháp ra sức biện hộ cho hành động phi nghĩa của mình và triệt để lợi dụng những tiếng nói hèn mạt cất lên từ phái chủ hòa để củng cố cho luận điệu cướp nước thì cùng với nhiều sĩ phu yêu nước khác như Nguyễn Đình Chiểu, Thủ Khoa Huân...,Phan Văn Trị đã khẳng khái tuyên bố:

Lấn đất tội kia đà khó thứ Trái trời án nọ chẳng còn oan

(Bài họa – 4b)

Trong cuộc chiến một mất một còn này, đổ máu và hi sinh là chuyện chắc chắn xảy ra, song với kẻ thù phi nghĩa tàn bạo, ý chí và cái chết khơng làm người dân Nam Kì Lục Tỉnh nao núng mà ngược lại, tiếng nói khí phách của Phan Văn Trị đã làm bừng lên tinh thần chiến đấu của họ:

Người Nhan há sợ dao kề lưỡi Họ Khuất nào lo nước đến trôn

(Bài họa 5a)

Trước nạn cào cào tàn phá lúa dữ dội, người dân chết đói rất nhiều, Phan Văn Trị đã làm bài thơ “Nạn cào cào” để mơ tả cảnh tàn phá ấy, cũng thơng qua đó, ơng mượn cái nạn này để nói về nạn ngoại xâm của đất nước:

Chẳng biết cơ trời khéo khiến sao? Trải qua mấy xứ cũng cào cào

Nơi nào cũng có cào cào tàn phá hết thóc gạo, làm khổ dân chúng chẳng khác gì bọn thực dân làm hại nhân dân ta:

Hạt lúa bởi ngươi nên cắc cớ Nhọc lịng cho kẻ đuổi lao xao.

Trước tình hình đó, ơng thay mặt nhân dân hỏi vị quan lương thú với thái độ mỉa mai:

Lời ngay dám hỏi quan lương thú Đuổi đó phịng toan đến chốn nào?

Một câu hỏi mà ông chắc chắn sẽ không có câu trả lời, quan lương thú ấy là chỉ cả bộ máy quan lại ở địa phương của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ - những kẻ vơ trách nhiệm trước nỗi đau của dân chúng. Giặc xâm lược đất nước một cách ngang nhiên và ồ ạt, hại nước hại dân không sao kể xiết. Chúng như một lũ cào cào hung tợn. Đến chùa, gặp cảnh “Chùa hư”, Phan Văn Trị lại chạnh lịng vì nỗi đau mất

nước, dân không biết đi về đâu khi mà triều đình ươn hèn, vua khơng phải là Lương Võ Đế của ngày xưa, lấy ai mà tu sửa, hãy tự lo liệu không nên ngồi chờ.

Nam mô hai chữ biết về đâu? Cám cảnh chùa hư Phật phải rầu Nắng rọi mõ chuông khô nứt mặt Mưa sa kinh kệ ướt mem đầu.

Thoảng nghe đâu đó một tiếng cười chua chát của nhà thơ trước cảnh vật.

Xét đến cùng cội nguồn của tính chiến đấu mãnh liệt trong thơ Phan Văn Trị chính là bắt nguồn từ nỗi niềm sâu nặng này của ông với đất nước. Nhà thơ Bảo Định

Giang đã nhận xét: “Cử Trị kháng chiến chủ yếu bằng ngòi bút”. Quả vậy, những vần thơ lai láng tình non nước của ơng, cũng như những vần thơ đả rất thẳng vào quân xâm lược đã khích lệ lịng người khơng ít và đã góp phần khơng nhỏ vào phong trào kháng Pháp ở Nam Kì cuối thế kỷ trước.

Ông đã muốn “đem tai rửa” khi nghe những lời giả dối của thực dân. Với luận điệu gian trá, chúng bảo sẽ khai hóa văn minh, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho dân ta nhưng nhà thơ đã sớm nhận ra sự dối trá xảo quyệt bên trong:

Nỡ nghe tiếng loạn đem tai rửa Đành thấy thằng gian để mắt trừng.

(Cảm hoài - bài 4)

Phan Văn Trị lấy điển tích Hứa Do rửa tai bên sông Dịch, không muốn nghe chuyện danh vọng cũng giống như ông, không muốn nghe những lời dối trá văn minh của bọn cướp nước. Ông gọi chúng là những “thằng gian” và “trừng” mắt, khơng hề bằng lịng với những việc làm của chúng.

Chúng chỉ là “hùm” để những kẻ bán nước dựa hơi mà đàn áp, đè đầu cưỡi cổ dân ta. Tinh thần đấu tranh trong những nụ cười của Phan Văn Trị là rất mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 65 - 70)