Kích những thói hư, tật xấu của xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 88 - 99)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1.3.kích những thói hư, tật xấu của xã hội

2.1. Tiếng cười châm biếm, đả kích

2.1.3.kích những thói hư, tật xấu của xã hội

Theo bước chân của đạo quân xâm lược phương Tây, yếu tố tư bản chủ nghĩa cũng tràn vào nước ta, làm thay đổi diện mạo của xã hội phong kiến đã định hình cả ngàn năm. Nền tảng tư tưởng, nền tảng đạo đức truyền thống lung lay dữ dội. Nhiều giá trị cơ bản bị đảo lộn, đồng tiền được tơn lên vị trí thống sối, chi phối tồn bộ cuộc sống của con người. Chính vì thế mới có những cảnh cười ra nước mắt trước nỗi nhục nô lệ.

Từ xưa đến nay, văn chương trào phúng ln là tiếng nói, là loại vũ khí lợị hại của nhân dân lao động, những người được coi là “thấp cổ, bé họng” nhằm đả kích vào những thói hư tật xấu, loại người đạo đức giả, kệch cỡm, khoe mẽ theo kiểu “trưởng giả học làm sang” hay những phán quyết tréo ngoe của những tên quan lại, những người có chức có quyền,… khiến dư luận bất bình, lịng dân ốn hận. Văn chương trào phúng bao giờ cũng mang tính chất phê phán rõ rệt, là vũ khí của kẻ yếu chống kẻ mạnh, người ngay chống kẻ gian, biểu lộ khí phách của những con người “phục thiện tiễu gian”. Không đâu như ở thể loại văn chương này tính chiến đấu vừa cao, vừa vô cùng sắc bén, tấn công vào mọi tệ nạn xã hội, sự bất cơng, áp bức bóc lột người dân… Như một mạch nước ngầm thường xuyên tuôn chảy trong đời sống của người dân lao động không bao giờ ngưng nghỉ, văn chương trào phúng khi có điều kiện, nhất là trong những lúc giao thời của lịch sử, tranh tối, tranh sáng, đời sống xã hội luật không ra luật, mà lệ cũng chẳng thành lệ, ấy là khi thể loại văn chương này có đất để phát triển. Xã hội Nam Kì cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chính là mảnh đất màu mỡ cho văn thơ trào phúng cất cao tiếng cười phê phán. Tiếng cười đả kích những thịi hư tật xấu mà các nhà thơ trào phúng Nam Kì mang đến thật mới mẻ nhưng cũng vô cùng sâu sắc, cái xấu, cái rởm đời, cần phải loại bỏ ra khỏi xã hội.

Nhân dân Nam Kì thường truyền miệng nhau để nhắc nhở:

Chớ tham đồng bạc con cò Bỏ cha bỏ mẹ đi phò lang sa!

để trách mắng những kẻ vì đồng tiền bẩn thỉu của giặc mà trở thành kẻ phản nước, hại dân, bất hiếu, bất trung. Nhân dân còn chế giễu và lên án những tên quan sâu mọt sợ giặc:

Khi bình làm hại dân ta

Túi tham mở rộng chẳng tha miếng gì Đến khi hoạn nạn lâm nguy

Mặt trơng ngơ ngác chân đi gập ghềnh.

Những thói hư tật xấu của con người tồn tại thường trực trong đời sống. Và các nhà thơ Nam Kì Lục Tỉnh đã dùng tiếng cười trào phúng của mình để lên án, phê phán những người mang những thói xấu ấy. Học Lạc và Nhiêu Tâm là những nhà thơ tiêu biểu cho bộ phận thơ ca này. Tuy số lượng thơ để lại không nhiều nhưng thơ ca trào phúng về lĩnh vực này của hai nhà thơ rất quen thuộc và lưu truyền rộng rãi trong đời sống nhân dân vùng Lục Tỉnh.

Học Lạc và Nhiêu Tâm đã sống và cất lên tiếng cười có giá trị phản ánh hiện thực đời sống xã hội buổi giao thời lúc bấy giờ, đồng thời qua đó cũng bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nhân dân Nam Kì trước và sau khi bị thực dân xâm lược. Cùng với Phan Văn Trị và Huỳnh Mẫn Đạt, thơ trào phúng của các nhà thơ này góp phần đáng kể vào văn thơ trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh ở mảng thơ phê phán, chế giễu những thói hư tật xấu của xã hội. Thơ trào phúng của họ đã trở thành thứ vũ khí lợi hại nhắm thẳng vào cái xấu, làm cho cái tốt có mảnh đất màu mỡ để phát triển.

Trong lòng nhân dân, Học Lạc là một người thầy giáo và thầy thuốc gương mẫu, khiêm tốn và chân thành. Đối với ai ơng cũng vui vẻ, hịa nhã, thân mật. Chỉ đối với những kẻ dốt nát, bất tài mà tỏ ra ngạo mạn, tự phụ, kiêu căng thì ơng mới khinh thường và căm ghét ra mặt. Nhiều kẻ quyền q giàu có vì tính cách này mà khơng thích ơng, tìm cách nói xấu và làm hại ơng. Cuộc sống và cá tính của Học Lạc ảnh hưởng rõ rệt đến thơ ca của ông. Thơ trào phúng luôn luôn được bắt nguồn từ đời sống thực tế. Bất cứ sự việc gì, ở đâu, Học Lạc cũng cho thấy một cảm quan nhạy bén và

tinh tế. Vốn là người nghèo khổ trong xã hội, căm ghét áp bức bóc lột và bất cơng, nay đất nước lại đang bị cơn lửa khói đến từ phương Tây, nên gặp phải những cảnh chướng tai gai mắt và lố lăng trong xã hội, Học Lạc phản ứng rất quyết liệt. Sự chân chất trong ứng xử rất Nam Kì ấy cũng chính là thứ vũ khí đắc lực của nhà thơ trong cuộc chiến chống lại những thói hư tật xấu trong xã hội, đang được tiếp tay bởi một lực lượng vô cùng hùng hậu là thực dân Pháp. Thơ ca của Học Lạc mang tiếng cười mỉa mai, châm biếm và thơng qua đó thể hiện cái nhìn đối kháng gay gắt.

Cũng như những nhà thơ Nam Kì Lục Tỉnh khác, Học Lạc vốn căm ghét những kẻ gọi là vương công, vương hầu, ỷ thế ỷ quyền mà hiếp đáp dân lành. Ông căm phẫn trước thái độ hống hách đến lố bịch, huênh hoang tự đắc không kể xiết của chúng. Trong mắt ơng, đó là những kẻ xu thời, phụ thế trong buổi thực dân xâm chiếm nước ta. Bài thơ “Con tôm” của Học Lạc đã mỉa mai những kẻ tự xưng mình là vương tơn, cơng hầu nhưng hữu danh vô thực, nhân cách thấp hèn. Giọng thơ trào phúng của ông nhẹ nhàng mà thật sâu cay vô cùng:

Chẳng phải vương công chẳng phải hầu Học đòi đái kiếm lại mang râu

Khoe khoang mắt đỏ trong dịng bích Chẳng biết mình va cứt lộn đầu.

Miêu tả con tơm mắt đỏ bơi lội giữa dịng sơng mênh mông xanh biếc, đôi càng và bộ râu oai phong nhưng khơng biết trên đầu mình chứa tồn chất bã. Có thể nói, câu thơ cuối là sự thể hiện đặc sắc nhất. Vì tác giả đã phơi bày "trí tuệ" của những kẻ hám danh hám tài, dựa quyền ỷ thế hà hiếp dân lành. Những người bất tài nhưng lại giữ quyền cao chức trọng. Tuy Học Lạc làm bài thơ này ở thế kỷ trước nhưng có thể nói, đến nay khi đọc lại vẫn thấy giá trị của nó, dè bỉu và chê bai bọn hội tề thời phong kiến nhưng thế hệ người đọc ngày nay vẫn hình dung và nhìn thấy đâu đó những kẻ khóac lác, kém tài năng thường hay hợm mình trong xã hội. Trong thời đại nào cũng có những kẻ mang thói xấu như vậy, chúng chỉ là những con tôm mà thôi.

Vì biết Học Lạc là người hay văn tốt chữ nên trong làng xã mọi người cử ông giữ chức hương văn. Chuyện kể rằng, ngày xưa trong dân gian Nam Kì thường có tục cúng xơi. Hàng năm, đến ngày Kì yên, các chức sắc trong làng mỗi người phải mang đến

đình làng một mâm xơi để tế thần. Tập tục này ngày nay một số vùng nông thôn ở miền Nam vẫn còn giữ. Học Lạc từng nằm trong ngạch học sinh của triều đình nhà Nguyễn trước đó nên đối với làng, ơng cũng là một chức sắc. Vì vậy, ơng phải tuân theo lệ làng. Năm đó, Học Lạc cũng đội mâm xơi đến đình làng cúng như mọi năm. Nhưng vì hay ngạo đời, mâm xơi của Học Lạc đem ra đình cúng thần linh chỉ ghi hai chữ “Thằng Lạc” có ý phân biệt với mâm xơi của người khác thay vì phải ghi chức sắc và họ tên. Thấy vậy, mọi người phật ý, cho rằng ơng có vẻ ngỗ ngược, khơng tơn trọng người khác. Trong làng lại có nhiều người vai trên chức tước, họ đã lấy cớ đó quở trách Học Lạc. Họ ghép tội Học Lạc xấc xược, dám giễu cợt thánh thần, khinh khi hương chức. Xong lễ Kì n, họ bắt ơng phải xin lỗi các hương chức. Lúc ra về, ông đọc bài thơ ấy cho một vài người trong làng nghe, ai nấy đều tức cười và cảm thông cho ông.

Vành mâm xôi, đề "thằng Lạc" Nghĩ mình ti tiện khơng đài các

Văn chương chẳng phải bợm mèo quàu Danh lợi khơng ra cái cóc rác,

Bởi thế bơ thờ thẹn núi sơng Dám đâu vúc vắc ngạo cô bác, Việc này dẫu có thấu lịng chăng, Trong thời ơng thần, ngồi cặp hạc.

(Tạ hương đảng)

Nhắc đến Học Lạc, người đời thường nhắc cả bài thơ này và ý nghĩa của nó. Nhưng trước sự quở phạt của các hương chức, Học Lạc nghĩ mình chẳng có lỗi gì cả. Bởi, ơng ln xếp mình vào hàng dân dã nên trên mâm xôi cúng thần không xưng danh tánh long trọng. Hai câu cuối có ý khinh bỉ bọn hội tề dốt nát khơng hiểu ý của mình, nếu có cũng chỉ là ơng thần và đơi hạc đề thờ. Thần linh nào lại quở trách người ngay thẳng, trung thực. Có chăng chỉ là những kẻ nịnh thần thích dựa vào thế giới linh thiêng để sinh sự và ức hiếp người dân.

Tương truyền một hôm đi bắt mạch cho một người bệnh ở xa, lúc trở về trời đã tối mịt. Học Lạc lỡ đường nên vào một quán cơm bên đường. Biết ông là người thông

minh, hay chữ nên chủ quán nhờ ông viết một câu liễn để dán trước cửa. Học Lạc vui vẻ nhận lời và viết:

Mạc vị quán trung vô Phiến mẫu Chỉ hiềm lộ thượng thiểu vương tôn

Nghĩa là:

Chớ cho rằng trong qn khơng có Phiến mẫu Chỉ sợ là trên đường ít vương tơn.

Học Lạc muốn mượn tích Hàn Tín lúc trẻ chịu ơn Phiến mẫu để nói lên lịng biết ơn của mình đối với những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Đối với nhân dân bao giờ Học Lạc cũng vui vẻ chân thành và cởi mở như thế. Nhưng đối với đám quan chức kiêu ngạo và hống hách trong làng ông luôn tỏ rõ sự bất bình, căm ghét và ln tìm cơ hội để đả kích chúng. Nhân có chuyện các gánh hát bội thường thờ một ông tổ gọi là ông làng, Học Lạc đã làm bài thơ “Ông làng hát bội” ngụ ý ám chỉ những ông hương chức của làng bất tài, vô học nhưng lại hống hách ức hiếp dân chúng:

Chi chi trong khám sắp ngang hàng Nghĩ lại thì ra các bợm làng

Trong bụng trống trơn mang cổ giữa Trên đầu trọc lóc bịt khăn ngang.

Những kẻ đứng đầu làng xã, Học Lạc chỉ xem chúng là “bợm làng” vì những

việc làm xấu xa của chúng với nhân dân.

Hình ảnh con trâu rất quen thuộc bên luống cày, trên đồng ruộng đi vào trong thơ trào phúng của Học Lạc mang một ý nghĩa khác thật thâm thúy, đó chính là bọn cường hào, hương chức, những kẻ “lớn đầu”, trong bụng chỉ lem nhem vài ba chữ nghĩa và già đời chỉ biết nghé ngọ. Hình ảnh con trâu vốn dùng để chỉ những người cần cù, chất phác, chịu thương chịu khó nhưng đến với thơ của Học Lạc, chúng như bọn tay sai, quan lại của giặc chỉ có sức mạnh mà khơng có trí óc, dễ bị người khác sai khiến làm điều khuynh hại:

Mắc mưu đốt đít tơi bời chạy, Làm lễ bơi chng dớn dác sầu.

Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ Năm dây đàn khảy biết nghe đâu.

(Con trâu)

Trong bài thơ “Tức cảnh ban chiều” ở những câu thơ đầu chỉ là cảnh trời chiều, nhưng đến đoạn cuối thì ý đồ của tác giả đã khác. Ơng đã mượn hình ảnh của trẻ con để ám chỉ và mỉa mai những kẻ lợi dụng thời cuộc ra tay áp bức dân lành, đứa làm tướng, kẻ làm u. Ơng nhìn đâu cũng thấy bóng qn thù, giặc ngoại xâm. Giặc giã ở đây cịn là nạn áp bức bóc lột, hình ảnh của bọn cường hào.

Ngó ra ngồi ngõ gió hiu hiu, Xem thấy cảnh trời, trời đã chiều Hăm hở trẻ con đua múa hát Đứa thì làm tướng đứa làm yêu.

Ngoài những bài thơ châm biếm chung chung cho tất cả các hạng người trong xã hội, chúng ta cịn có những vần thơ trào phúng khác của Học Lạc đả kích những thói hư tật xấu của những tên quan lại được ơng nêu đích danh . Ông đã nêu thẳng tên tuổi, danh phận của bọn chúng ra để mà cười. Đó là tên quan thượng thư Nguyễn Kim Trì “khơn khéo khơng ai dám sánh bì”. Ơng ta chính là một kẻ hà tiện và tham ô khét tiếng. Dù ông đã giữ đến chức đại thần như thế, nhưng hàng ngày vẫn bắt vợ con làm bánh mang ra chợ bán. Không những vậy, ông Nguyễn Kim Trì cịn bắt lính trồng trầu ở trong dinh tổng đốc của mình để kiếm h lợi.

Gói bánh bon chen bưng dưới chợ Trồng trầu táy mót bán trong ty.

Ơng ta chẳng nghĩ gì đến việc dân việc nước, chỉ thấy mưu lợi cho riêng mình. Ngay cả người thân, vợ con cũng đối xử khơng ra gì. Qua bài thơ này, Học Lạc cịn phản ánh cuộc sống gia đình trong xã hội đương thời, vợ chồng có chức có quyền nhưng xem nhau khơng ra gì.

Bề nhà vừa đủ cho vừa vợ Việc nước hư nên chẳng kể gì Cái án hạp binh nên xé thịt Đành ăn hối lộ lại tha đi.

Bài “Vịnh quan hùng dũng Nguyễn Công Nhàn” cũng là một cái tát vào mặt kẻ hộ đốc nhưng lại hèn hạ vơ cùng.

Có quan hùng dũng Nguyễn Cơng Nhàn Hùng dũng nhưng mà lại nhát gan Giặc tới Bến Tranh run lập cập Tàu vơ Cửa Tiểu chạy bị càng.

Mưu thần trước biết ngang sơng chắn Kế giữ sau toan đóng củi hàng

Thất thủ muốn liều cho giữ tiết. Ngặt vì con, vợ bận chưa an.

Sự mỉa mai sâu sắc nằm ở hai câu thơ cuối: quan Đô đốc cũng muốn làm người anh hùng tuẫn tiết theo thành nhung vì cịn bận phải cưu mang vợ con nên đành “tẩu vi thượng sách”. Những vần thơ ấy của Học Lạc đã khiến vị quan “hùng dũng” Nguyễn Công Nhàn trở thành kẻ hèn nhát đáng cho người đời khinh miệt.

Ngịai các bài thơ đả kích sự áp bức bóc lột, bộc lộ nỗi đau của người mất nước, Học Lạc còn sáng tác nhiều thể loại thơ mang chủ đề khác. Ngay cả những ngày hành nghề thầy thuốc, cây, hoa, lá, gốc, rễ… từ những bài thuốc gia truyền cũng đem đến cho Học Lạc nguồn cảm hứng. “Bái ngụ đời” là một bài thơ mà mỗi câu là một vị thuốc đồng thời mang tính hai nghĩa tỏ rõ sự yêu ghét của nhà thơ:

Căm thay loài mộc tặc Giận mấy đảng vơ vi Bạc tiền lũ nó đương quy ...

Đạo quân vương tục đoạn vong tình Niềm phụ tử nỡ sao bội nghĩa.

Với Phan Văn Trị, những thói hư tật xấu cũng khơng khác gì những kẻ cướp nước và bán nước, tiếng cười trào phúng của ông cũng đả kích chúng, khơng cho chúng cơ hội tồn tại trong xã hội. Là một người chính trực, khơng bao giờ chịu luồn cúi để có địa vị, chức danh, ơng khinh thường những kẻ đi nhờ cậy uy danh của người khác để ngóc đầu lên.

Cha của Phan Văn Trị vốn quen biết Phan Thanh Giản, sau khi ông thi đỗ cử nhân, cha ơng có dẫn đến gặp Phan Thanh Giản để nhờ tiến cử. Phan Văn Trị tỏ ra không đồng ý với việc làm đó của cha, ơng khơng thích thú với bước đường công danh bằng cách nhờ cậy vào kẻ khác. Trong khi bản thân có năng lực nhưng khơng chịu luồn cúi để có chức có quyền, Phan Văn Trị đọc cho Phan Thanh Giản nghe bài thơ

“Con mèo” do ông làm với ngụ ý ám chỉ bước đường công danh sự nghiệp của nhiều

quan chức đương triều cũng như thế:

Mấy từng đài các sải chơn leo, Nhảy lẹ chi cho bẵng giống mèo. Chợt ngảnh mặt hùm nhìn trực thị, Chi cho lũ chuột dám vang reo. Vuốt nanh sẵn có vàng khoe sắc, Vằn vện đành khơng bụi đóng meo Trăm tuổi hồn dầu về chín suối, Nhắm lơng để lại giúp trị nghèo.

Mèo là một giống vật lanh lẹ, uyển chuyển trong từng hành động. Với Phan Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 88 - 99)