Giọng bông đùa, hài hước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 137 - 140)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.3.2.Giọng bông đùa, hài hước

3.3. Giọng điệu trào phúng

3.3.2.Giọng bông đùa, hài hước

Trong cuộc sống tiếng cười như một liều thuốc tinh thần, một cách giải trí khơng tốn kém mà lại hiệu quả. Tiếng cười thoát ra giải tỏa mọi ưu phiền, bực bối trong lòng. Bên cạnh giọng châm biếm đả kích, giọng hài hước, bơng đùa mang lại tiếng cười mua vui, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, có sự gặp gỡ với tiếng cười trong văn học dân gian.

Cho nên hình tượng cái tơi trào phúng trong thơ Nhiêu Tâm là một cái tôi vui vẻ, lạc quan, tinh nghịch. Vì thế nhà thơ có thể đưa vào thơ mình một giọng đùa cợt rất tự nhiên, cách nói suồng sã thoải mái, phóng túng. Chính giọng điệu trào lộng, bỡn cợt, đùa vui đó đã tạo ra nét hấp dẫn của thơ trào phúng Nhiêu Tâm. Ngay từ cách đặt nhan đề cũng đã thấy được sự hài hước, hóm hỉnh bơng đùa của các nhà thơ: Ghẹo gái bán

cau, Bỡn ơng thầy đồ, Làm trời khó, Trẻ cha già con...

Nhiêu Tâm là người có cảm quan hài hước đặc biệt. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ơng cũng có thể cất lên tiếng cười. Giọng bơng lơn, đùa cợt được thể hiện nhiều khi có vẻ quá lời như khi ghẹo cô gái bán cau, nhưng tuy lời độc mà ý lành cốt để mua vui một cách khoan khối:

Tốt vóc mà trong biết thế nào? Giấu ở trong buồng e đóng đục Bày ra trước mặt thấy ngon dao Quyết mua nên phải coi từ vú Có bán thì cho thử cái nào.

Nhà thơ vẽ nên chân dung Ông Táo với những nét thật thú vị:

Xưa là cục đất ở bờ khe Nhồi nắn nên hình lão táo be Vỗ vóc nên hình thân úc núc Đặt tên dùi bụng chúng kiêng dè.

Những tình huống trớ trêu bắt gặp trong cuộc sống khiến người ta cười ra nước mắt cũng là đề tài mà Nhiêu Tâm hay chắp bút. Lời lẽ tinh nghịch, hóm hỉnh nhưng sự đùa cợt khơng hề độc địa khi nói về chuyện cưới hụt qua bài thơ “nói con chị, cưới

con em”:

Xí hụt bao giờ ngẫm mới hay Vàng đơi dì nó đặng đeo tay Cười ra nước mắt là dường ấy Khóc lại hổ ngươi vốn sự này Ráy nấu bao lâu chưa hết sượng Gừng đâm mấy nước vẫn còn cay Sấm sanh gương lược phòng nâng đỡ Tưởng đặng kêu anh té dượng mày.

Chuyện cưới xin trong thơ Nhiêu Tâm còn được nhắc đến trong bài thơ Trẻ cha

già con Ở đó tác giả kể một sự việc trái khốy, ngược đời khiến ta có những tràng cười

thoải mái:

Của đời thấy vậy dửng dừng dưng Cha trẻ con già ngộ quá chừng Nọ nó ơng gia khờ khịt mặt

Này này chàng rể rụng trơn răng.

Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, ai ai cũng than khổ nhưng Nhiêu Tâm đã chứng minh rằng, mình như vậy vẫn khơng khổ bằng trời. Ơng kể ra những việc làm chứng tỏ rằng “làm trời khó” hơn làm người một cách tếu táo:

Giữ chức thiên hồng khó phải chơi Thế gian muôn sự cứ trời ơi

Mưa dầm bão lụt kêu khan tiếng Nắng hạn khô khan réo hết lời Bất hiếu giận con kêu mắng vốn Vơ tình đạp phẫn lại thỉnh coi

Cuối cùng ông kết luận:

Hà huống chi ta sống ở đời.

Có lẽ điều mà Nhiêu Tâm vừa nói ra ai ai cũng phải bật cười và thừa nhận, làm trời cịn khó thì mình như vậy cũng đã là may mắn. Họ lại lạc quan, vui sống và tìm cách để giải quyết khó khăn của mình. Tiếng cười bật ra giịn tan vui vẻ.

Tiếng cười hài hước trong thơ Học Lạc lại khéo léo, nhẹ nhàng khi vạch ra các mâu thuẫn, tạo tiếng cười bất ngờ giúp ta nhận ra cái trớ trêu của tình huống nhưng rồi lại quên ngay để nhìn về sự lạc quan. Đây là nụ cười hiền lành, thân mật khi an ủi một người bị đóng trăng cùng:

Phạt tạ xong rồi trở lộn về Quá thời hốt thuốc, lứ bông vụ

(Ngồi trăng)

Hay hóm hỉnh khi “lấy gương soi ngẫm lại luống cười thầm”:

Say dựa gối ngâm thơ cho vợ ngủ

Buồn chong đen đánh kiệu với con chơi.

(Không đề)

Bêu rếu những kẻ có chức có quyền nhưng khơng có trí bằng cách nói về mình:

Nghĩ mình ti tiện không đài các

Văn chương chẳng phải bọn mèo quào Danh phận khơng ra cái cóc rác.

(Tạ hương đảng)

Giọng điệu trào phúng của Học Lạc và Nhiêu Tâm hóm hỉnh, ý nhị với nhiều cung bậc. Cái cười của họ không độc địa bốp chát, mà mang tính xây dựng. Thơ được viết bằng ngơn ngữ bình dân, giản dị rất gần với tính cách của người lao động, có cái dun, châm biếm từ bên trong mà người đọc bật cười và đồng ý với vấn đề tác giả đặt ra chứ không đơn thuần ở chữ nghĩa hay vần điệu. Với ngơn ngữ mộc mạc, dí dỏm và thơng hoạt, những bài thơ châm biếm thói hư tật xấu của xã hội với giọng bơng đùa hài hước khiến cho cuộc sống trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng. Khôi hài, vui đùa nhưng vẫn chứa đựng những bài học nhớ đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 137 - 140)