Giọng châm biếm, đả kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 133 - 137)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.3.1.Giọng châm biếm, đả kích

3.3. Giọng điệu trào phúng

3.3.1.Giọng châm biếm, đả kích

Giọng châm biếm mỉa mai là giọng điệu chủ đạo trong thơ trào phúng. Xã hội phong kiến vốn đã nhiều cái đáng cười, đáng lên án, chửi rủa thì nay lại càng tăng lên gấp bội bởi sự xuất hiện của thực dân. Họ nhận thấy xã hội thực dân nửa phong kiên là một xã hội vơ nghĩa lí và dùng giọng điệu đả kích để lột tả xã hội ấy. Người đọc dễ dàng nhận ra giọng chế nhạo, mỉa mai trong hệ thống từ ngữ nhà thơ dùng để giới thiệu và miêu tả đối tượng.

Các hành động của đối tượng đả kích được các nhà thơ dụng cơng mơ tả khiến cho đối tượng bị phô bày bản chất:

Hèn chi chúng nói bội là bạc Bơi mặt đánh nhau cú lại thoi.

(Hát Bội – Phan Văn Trị )

Dọa hăm đàn bà nên quá giỏi Nghe hơi ăn cướp chạy dường thoi.

(Đồn lính trong làng – Phan Văn Trị )

Khoe khoang mắt đỏ trong dịng bích Chẳng biết mình va cứt lộn đầu.

(Con tơm – Học Lạc)

Cựa suôn máu đỏ tuôn đầy đất Mỏ cắn lông vàng rụng khắp nơi Cũng bởi ghét ganh ba tiếng gáy Hay là giành xé hạt cơm rơi.

(Đá gà nòi – Nhiêu Tâm)

Bên cạnh chế giễu nhạo báng, họ cịn sử dụng hình thức giả vờ. Giả vờ ngợi ca, xót thương, tán thưởng. Học Lạc dành lời khen cho quan thượng Nguyễn Kim Trì:

Khơn khéo khơng ai dám sánh bì

Làm quan, tưởng phải khôn khéo trong giúp dân giúp nước, Học Lạc khiến ta bất ngờ bởi sự khơn khéo đó:

Gói bánh bon chen bưng dưới chợ Trồng trầu táy mót bán trong ty.

Trong khi đó những việc đáng phải khéo thì lại:

Việc nước hư nên chẳng kể gì Cái án hạp binh nên xé thịt Đành ăn hối lộ lại tha đi.

Hay trong “Bài vịnh quan hùng dũng Nguyễn Công Nhàn”, Học Lạc cũng

dành cho hắn những từ ngữ ngợi khen:

Lập tức sau đó là hàng loạt các từ ngữ, các hành động minh chứng điều ngược lại:

Hùng dũng nhưng mà lại nhát gan Giặc đến Bến Tranh run lập cập Tàu vô Cửa Tiểu chạy bò càng

Khi thất thủ cũng muốn theo gương người xưa liều mình thủ tiết nhưng ối oăm thay:

Ngặt vì con, vợ bận chưa an.

Tiếng cười châm biếm nhằm vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng trào phúng, mức độ phê phán gay gắt, hình tượng nghệ thuật đạt đến độ sâu sắc. Học Lạc tô đậm đặc điểm xấu xa làm người ta căm ghét, thậm chí phẫn nộ khiến người ta thấy cần phải tiêu diệt những cái xấu đó cũng nhưng những điều kiện sản sinh ra nó.

Sắc thái đậm nét nhất trong tiếng cười của Phan Văn Trị là cười ra nước mắt, cười chua cay. Tiếng cười ở đây không phải cười vui nữa mà là để phê phán, đả kích, để tố cáo hiện thực xã hội. Đối tượng trước hết cần lên án vạch trần chính là bè lũ thống trị, bọn quan tham làm tay sai cho Pháp. Có khi giọng chế giễu, mỉa mai lại được biểu hiện bằng một hình thức trái ngược với điều vừa nói. Tác giả trình bày cái tầm thường, vặt vãnh của đối tượng bằng một giọng thơ hệ trọng như đang nói về thứ lớn lao. Trong thơ Phan Văn Trị, những con vật dùng ám chỉ bọn quan lại, tay sai, lũ thực dân cướp được miêu tả, lộ ra cái vẻ oai nghiêm trong giọng điệu mỉa mai của tác giả:

Mặt mũi như vầy cũng có râu

Trong đời chẳng biết dụng vào đâu.

(Con rận)

Nhảy lẹ chi cho bằng giống mèo Chợt ngoảnh mặt hùm nhìn trực thị Chi cho lũ chuột dám vang reo.

(Con mèo)

Béo miệng chẳng thương con trẻ dại Cành hơng nào đối chúng dân nghèo.

(Con muỗi)

Lõ mắt không phân người phải quấy Giơ càng chẳng lựa đứa ngay gian Đưa mình theo nước hiềm không ruột Lột vỏ già đời chẳng thấy gan.

(Con cua)

Hình như châu chấu vàng pha xám Miệng tợ chuồn chuồn lại thấp cao.

(Cào cào)

Có thể nói đây là chỗ sâu sắc trong nghệ thuật châm biếm của Phan Văn Trị. Nghệ thuật ấy làm cho ngịi bút chiến đấu của ơng càng trở nên sắc bén. Lũ quan lại tay sai cho giặc dưới ngòi bút châm biếm của Phan Văn Trị dần hiện ra thật lố bịch.

Khi nói đến giọng châm biếm, mỉa mai ta khơng thể khơng nói đến giọng lên án, chỉ trích. Đây cũng là một giọng điệu làm nên sự đa dạng trong giọng châm biếm. Phan Văn Trị lên án tên Tôn Thọ Tường, Học Lạc lên án bọn hương chức dốt nát trong làng... Dùng tiếng cười để châm biếm, đả kích, chê trách những hiện tượng chướng tai gai mắt, những hành động vơ đạo đức của các bề trên, cả những thói hợm hĩnh kệch kỡm thì tiếng cười đả kích càng trở nên giòn giã, cười là cười phá lên, chửi là chửi độc, chua chát đến ứa mật, ứa máu khiến chúng vô cùng hổ thẹn.

Đối với những đối tượng đả kích, sự miêu tả, tộ đậm một số khía cạnh khiến nó trở nên khơi hài lố bịch quái dị. Ơng táo của Phan Văn Trị thì “lõng khỏng cõng nồi”,

“lum khum đội chảo”, ông táo trong thơ Nhiêu Tâm cũng hợm hỉnh không kém với

thân hình “úc núc”, bị đem “bỏ ngồi khe”, bị trẻ “đái khơng kiêng”. Bọn quan lại

trong thơ Học Lạc được ông gọi với giọng mỉa mai là “các bợm làng” đang “đứng sắp

hàng” để chờ phục vụ quân xâm lược hay con trâu ngờ nghệch bị “mắc mưu đốt đít

chạy tơi bời”. Bọn này bị chúng nắm dây dẫn đi mà không biết bởi đầu chúng như những con tôm đầu chứa tồn những “cứt”.

Ngơn ngữ trong thơ trào phúng Nam Kì mang những đặc trưng vùng miền rất riêng, rất sinh động, đầy ấn tượng và thật chua cay, sắc nhọn. Tuy vậy, đằng sau tiếng cười bao giờ cũng là nỗi lòng của các nhà thơ dành cho dân cho nước. Tiếng cười vạch

trần sự lố lăng trong xã hội, đả kích châm biếm ấy có tác dụng cảnh tỉnh, răn de, giáo dục. Giọng châm biếm đả kích là một yếu tố góp phần bộc lộ tư tưởng, quan điểm của các nhà thơ trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 133 - 137)