Tiếng cười hài hước, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 99)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2.Tiếng cười hài hước, hóm hỉnh

Bên cạnh tiếng cười đả kích, châm biếm, thơ ca trào phúng của các nhà thơ Nam Kì cịn mang sắc thái hài hước, hóm hỉnh. Có thể nói, khơng dân tộc nào có nhiều từ ngữ chỉ những tiếng cười độc đáo có sắc thái khác nhau như dân tộc Việt: "cười trừ","cười đểu", cười nhạt ","cười gằn", "cười nịnh", "cười nửa miệng", “cười cầu tài”, “cười khúc khích”, “cười ha hả”... Đối với các nhà thơ Nam Kì, tiếng cười hài hước, hóm hỉnh ấy là tiếng cười của niềm lạc quan yêu đời, là sản phẩm của óc hài hước và trào lộng. Tiếng cười đó cũng là một cách để quên đi những bộn bề lo âu vất vả của cuộc sống hàng ngày, làm cho cuộc sống của con người phong phú hơn, xua tan được phần nào vất vả, lo âu, là liều thuốc giải trí hữu hiệu. Và quan trọng hơn đó chính là

thế giới tâm hồn của họ: bình dị, tình cảm, sâu sắc, thơng minh, hóm hỉnh mặc cho cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan, đất nước đang trong cơn chiến chinh lửa đạn nhiều mất mát, đau thương.

2.2.1. Tiếng cười tự trào với cái nhìn lạc quan, đa chiều về cuộc sống

Tự trào là biết tự cười về các nhược điểm của cơ thể, thói hư tật xấu, q trình của bản thân, hồn cảnh của mình, biết tự giễu cợt các thiếu sót, biết đùa bỡn về các tin đồn, biết giải thích dí dỏm, hóm hỉnh về sự thành cơng hay vai trị của mình… Tất cả được thể hiện bằng các câu nói, câu chuyện tự trào đúng lúc, đúng chỗ làm người nghe bật cười sảng khối, tạo ra bầu khí vui vẻ hoặc làm khơng khí bớt nặng nề, nghiêm trọng, giúp ta hoặc người khác thốt khỏi tình thế khó xử. Tiếng cười tự trào cũng là tiếng cười lạc quan yêu đời của các nhà thơ Nam Kì Lục Tỉnh. Họ đã lấy chính cái xấu của mình để giễu cợt một cách hồn nhiên, hóm hỉnh. Dù cuộc sống còn rất nhiều điều đáng bận lòng nhưng họ đã vượt lên để sống một cách lạc quan bằng cách "thi vị hóa" cuộc sống của mình.

Mảng thơ tự trào trong các sáng tác của các nhà thơ trào phúng đất Nam Kì cũng chiếm một vị trí khơng nhỏ. Đơi khi nó cũng là tiếng nói đầy chua xót, tự chế giễu chính bản thân mình khi bất lực trước hồn cảnh thực tại.

Huỳnh Mẫn Đạt suốt một đời làm quan của mình chỉ biết lo cho dân, cho nước, đến khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, ông một mực liêm khiết, trung thành với tổ quốc nên thà bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, không chịu sống trên vùng đất của giặc cai trị. Ơng khổ tâm rất nhiều vì khơng giúp ích gì được cho dân cho nước, ơng cười mình giờ đây chỉ như một con “chó già”, “trâu già” khơng hơn khơng kém, bất lực trước thời cuộc. Ơng khơng phải tự hạ thấp mình,mà ơng cười mình để giải thốt khỏi tâm trạng bí bách dồn nén trong lịng: là một vị quan nhưng lại khơng giúp gì được cho dân cho nước trong hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại bang xâm chiếm.

Tuy rằng mng cẩu có ơn ba, Răng rụng lâu năm nó phải già. Bởi đuổi hươu Tần nên mỏi gối, Vì lo khỉ Sở mới dun da.

Khơng ai trấn bắc ngăn bầy cáo, Ít kẻ ngừa tây giữ đứa tà.

Mạnh mẽ như xưa còn hớn hở, Bây giờ yếu đuối hết xông pha.

Than thở cho tuổi già khơng phải là chuyện hiếm có trong thơ văn của các nhà nho. Huỳnh Mẫn Đạt cố tình khoe khoang cái sự già nua lẩm cẩm, vô dụng của bản thân. Ơng tiếc nuối vì quỹ thời gian cịn lại q ít mà đại sự thì chưa làm được bao nhiêu. Đây có lẽ là tiếng kêu than, nuối tiếc vơ vọng sau suốt một đời trung tín. Ơng cho rằng, tuy chó có ba ơn trung, tín và trí nhưng sống lâu năm rồi nên nó phải già đi. Suốt đời vất vả “đuổi hươu Tần”, bây giờ đã mỏi gối, “lo khỉ Sở” nên đã “dun da”. Bây giờ già rồi nên khơng cịn được hăm hở, mạnh mẽ như xưa nữa. Đó cịn là những suy tư, trăn trở, những nỗi đau trong trái tim của nhà thơ.

Trải chốn quan trường, đến giờ chỉ còn lại “một nhắm xương, một nhắm da”,

ơng ngẫm lại đời mình thấy rằng “bao nhiêu cái ách đã từng qua”. Giờ đây, tuổi già đã đến, cho nên:

Đuôi cùn biếng vẫy Điền Đơn hỏa, Tai điếc chi nghe Nịnh Thích ca. Sớm dạo nội sằn đi khấp khởi, Tối về tử lý thở hi ha.

(Trâu già)

Huỳnh Mẫn Đạt giễu mình, bơi xấu mình là để giải thốt bản thân. Thơ tự trào của ông giống như một liều thuốc giảm những nỗi niềm đè nặng trong lịng ơng. Nó vẫn mang phong vị kiểu tự trào của các danh nho xưa. Ông chủ động liệt kê và cường điệu những biểu hiện khuyết tật, già yếu của mình:

Kể từ hội sửu đã sanh ra,

Tai điếc chi nghe Nịnh Thích ca. Mấy chốn Kì thần ra sức cả, Địi nơi bái xã rán thân già.

Rửa tai vĩnh thủy nhường ngôi báu, Cởi ách đào lâm biếng gác xa.

Tề chúa bơi chng cịn chẳng nỡ, Có đâu khó nhọc với nơng-gia

(Trâu già)

Tự cho rằng mình là con người xấu xí, già nua, vơ tích sự, sự phủ định ấy chỉ là con đường giải thoát cho tâm trạng con người thật của ông và con người thật của ơng chính là con người khẳng định với biết bao chí lớn, với biết bao nỗi niềm tha thiết với nước non. Ông đã giễu mình với giọng điệu chua chát. Nhưng càng chua chát bao nhiêu thì càng chứng tỏ phẩm chất cao đẹp của nhà thơ bấy nhiêu.

Hầu như nhà thơ nào cũng có một vài bài tự trào, tự thuật. Trong nụ cười mang tính chất tự tiếu và tiếu ngã ấy các nhà nho đã đem bản thân ra làm đối tượng để cười: cười bản thân mình để tự răn mình tránh vấy bẩn những điều ô trọc. Học Lạc qua bài thơ “Ăn tiên lầu ở Mỹ Tho” cho rằng bây giờ ai ai cũng đều mê mệt trong chốn ăn

chơi ở đời, lo ăn đồ Tàu, uống rượu Tây khơng cịn nghĩ đến việc quốc gia nữa. mọi người đều bị bả vật chất làm cho mê mệt. ông cũng đã tự đắc rằng chỉ có mình ơng

“tỉnh đặng mà”.

Dễ muốn ăn chơi thế vậy à ?

Người đời thấm thoắt ngựa câu qua Tháng ngày thoi trở năm càng thúc Tơ tóc sương bay tuổi đã già

Khiển hứng no nê mùi Quảng Tống Tiêu sầu chuếnh choáng rượu Lang Sa Trải xem ai nấy đều mê mệt

Há dễ mình ta tỉnh đặng mà!

Ngồi những lúc nâng mình lên như thế, Học Lạc có lúc lại đưa mình ra để cười cợt, chế giễu, hạ bệ bản thân bằng cách phóng đại những mặt trái, những mặt hạn chế, những thói hư tật xấu của mình, trưng bản thân ra cho mọi người thấy mình như một kẻ vơ tích sự, một kiểu người thừa trong cả gia đình và xã hội. Ngồi thơ trào phúng, Học Lạc cịn sáng tác cả ca trù, trong đó có một bài ơng tự nói về bản thân mìnhvới lối trào lộng hí hoạ, bằng cách tự chế giễu, bơi xấu mình. Mọi khía cạnh con người ơng đều trở nên xấu xí. Ơng khơng hề ngần ngại khi nói về bản thân một cách trực diện:

Năm kỷ sửu tuổi vừa bốn tám,

Lấy gương soi ngẫm lại luống cười thầm. Tóc tơ đã nhuốm điểm hoa râm,

Nhỏ rồi lớn, lớn rồi già, già trối kệ. Thân hạt lúa nổi chìm trên mặt bể,

Cánh chim hồng cao thấp dưới chân trời.

Thôi từ đây đến năm mươi, sáu, bảy, tám, chín, mười mươi. Già một kiếp, cũng ngày tàn cho mãn kiếp.

Nhập thế cuộc bất khả vô cơng nghiệp, Xuất mẫu hồi tiện thị hữu qn thân.

Nhưng mà lúc thiếu niên đã lỡ bước thanh vân, Giờ lão cảnh phải an bề bạch bố.

Say dựa gối ngâm thơ cho vợ ngủ, Buồn chong đèn đánh kiệu với con chơi. Gia đình này đã sẵn có thú vui,

Lọ là phải Nam, Bắc thương hoàng cho nhọc xác. Nhìn thế sự nay đà đổi khác,

Ngẫm bất tái nên há dễ bôn chôn. Co tay một giấc hành mơn.

Khơng phải ơng bơi xấu mình là để đề cao mình như trong thơ tự trào của Huỳnh Mẫn Đạt. Ơng bơi xấu mình như là để giải thốt bản thân với nụ cười hóm hỉnh nhưng không kém phần ý nhị. Bằng cách xem xét lại bản thân để tự cười mình, Học Lạc tự thấy sự bất tài vô dụng “lão cảnh phải an bề bạch bố” . Nhưng việc tự cười mình an phận thủ thường, “ngâm thơ cho vợ ngủ”, “ chong đèn đánh kiệu với con chơi” cũng là một dụng ý của nhà thơ. Ơng tỏ sự khinh bỉ của mình với xã hội đương thời. Thời đại của ông là thời đại thoái trào, nhân dân ta đang chịu ách một cổ hai trịng. Vì thế, tự trào là cách mà ơng bày tỏ thái độ của mình trước thời cuộc.

Tự trào thường kéo theo sự mỉa mai, châm biếm, giễu cợt kẻ khác. Học Lạc trong bài thơ “Tạ hương đảng” đã tự hạ bệ mình, hạ thấp danh phận, thân thế của mình

Vành mâm xơi đề “thằng Lạc” Nghĩ mình ti tiện khơng đài các

Văn chương chẳng phải bọn mèo qo Danh phận khơng ra cái cóc rác.

Khi tự hạ bệ bản thân là ti tiện, không đài các như bọn quan lại hương chức trong làng, mình chỉ là “cái cóc rác” cũng có nghĩa là Học Lạc xác nhận mình khơng cịn nhân danh quân tử để nhìn xã hội. Trong mắt ơng, đó chỉ tồn là bọn giả dối, nịnh bợ. Ông ngay thẳng, sống thật với bản thân, tự xem bản thân khơng ra gì để chửi khéo bọn hương chức: chúng mới chính là những kẻ ti tiện, đồ cóc rác vào bậc nhất. Tự trào bằng cách tự chế giễu bản thân, không phải là Học Lạc muốn ngầm đề cao bản thân mình. Tiếng cười của ơng có mục đích, đối tượng rõ ràng. Ơng chế giễu cái dốt nát, nhếch nhác, thảm hại của bọn hương chức phong kiến, chế giễu tính giáo điều, lễ nghĩa trịch thượng của chúng. Bằng kiểu tự trào phủ định, Học Lạc đã chế giễu, đã phê phán tính chất hủ lậu của kẻ sĩ phong kiến và phủ nhận cả những khuôn phép lỗi thời của xã hội phong kiến.

Ở Huỳnh Mẫn Đạt, dù là tự trào trực tiếp hay kín đáo thì thơ ơng lúc nào cũng thể hiện rõ hình ảnh của một nhà nho đang tự cười mình. Đó là nụ cười nhỏ nhẹ mà chan chứa suy tư lo lắng. Khác với Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc trong kiểu tự trào khơng thấy có giọng thâm trầm, kín đáo mà ln thẳng thắn. Ơng trực tiếp cười mình một cách hả hê, khi thì phủ định, lúc lại ngơng ngạo. Là một nhà thơ tài hoa có học vấn nhưng không hợp thời nên con đường công danh hoạn lộ khơng thành. Ơng cũng không nằm trong mẫu người an phận, thủ thường, không chấp nhận sự nhiễu nhương lố bịch của xã hội. Học Lạc tiếp nối truyền thống cười trong truyện dân gian, trong ca dao nhằm đả kích cái thế sự đương thời.

Tự trào xuất hiện như một thể tài đặc biệt trong thơ Nôm Đường luật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Trong những giai đoạn trước nụ cười chúng ta bắt gặp chỉ là những nụ cười chế giễu nhẹ nhàng mà thâm thúy. Nụ cười tự trào, tự phủ nhận dường như là đặc sản của thơ giai đoạn này. Cảm hứng này bắt nguồn từ sự cảm nhận về cái bất lực ở một con người ln ý thức. Giận mình sao q ư kém cỏi, tầm thường, chằng

làm được gì trước cảnh nước mất nhà tan, huống hồ mình cũng từng sinh ra nơi cửa Khổng sân Trình, một con người khoa giáp.

2.2.2. Tiếng cười quên đi những bộn bề lo âu vất vả của cuộc sống hàng ngày

Từ bao đời, cuộc sống của dân gian ta vốn lao lực khó nhọc suốt tháng quanh năm, cho nên, gặp được những lúc ngừng tay, nghỉ việc, hoặc những ngày vì thời tiết mà khơng ra đồng được, họ thường tập họp nhau lại để kể cho nhau những chuyện vui cười, để xả hơi, cho quên bớt mỏi mệt, hay để giải trí cho vui cửa, vui nhà giữa thân thuộc, bạn bè. Đó là một nhu cầu như bất cứ nhu cầu nào khác, một giải trí khơng tốn kém gì, đồng thời cịn là một niềm an ủi cho cuộc sống lam lũ mệt nhọc của dân quê. Nụ cười sẽ xóa bớt lo âu, phiền não của gánh nặng cuộc sống. Bên cạnh việc thể hiện tình cảm của quần chúng nhân dân, những bài thơ trào phúng còn là tiếng cười sảng khoái của người lao động. Tiếng cười ấy nhằm xoa dịu bớt những đắng cay, vất vả trong cuộc sống hàng ngày.

Với con người Nam Kì Lục Tỉnh vốn đã phóng khống cởi mở thì tiếng cười càng trở nên quan trọng với họ. Q trình trải bao khó khăn, vất vả để khai hoang lập làng trên vùng đất mới đã hình thành nên tính cách vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Kế thừa truyền thống cũng như kết hợp nhuần nhuyễn đặc trưng của người Nam Kì Lục Tỉnh, Học Lạc và Nhiêu Tâm đã sáng tác những vần thơ trào phúng có giá trị, bộc lộ rõ nét tính cách con người của mình.

Học Lạc vốn thơng minh, học giỏi, tính tình vui vẻ, khí khái, hịa nhã và thân mật với mọi người. Trong hồn cảnh nào ơng cũng lạc quan, yêu đời. Những vần thơ của ông cũng khiến những con người đang gặp phiền não cũng phải cười tươi.

Dù không đỗ đạt, nhưng với danh vị "học sinh " do triều đình nhà Nguyễn phong tặng, xem ra Học Lạc cũng khá “oai”, một chức sắc ngang hàng với xã trưởng ở Nam Kì và lý trưởng Bắc Kì thời ấy. Nếu là người khác, Học Lạc có thể dựa địa vị này để tìm một vị thế trong làng cũng chẳng thua ai. Nhưng ông lại luôn thể hiện tính cách của một nhà Nho khí khái, trực tính. Vì vậy, các hương chức trong làng rất ghét ông mà không biết làm thế nào để hãm hại. Thời ấy, cùng làng với Học Lạc có ơng Nhiêu Dự cũng là một nhà nho. So với Học Lạc, ông này kém hơn rất nhiều về tài và đức. Ông ta cố giành giật được chiếc ghế hương chức. Học Lạc và hương chức Nhiêu Dự

rất ghét nhau, luôn chống đối nhau. Một hôm, người nhà của một bệnh nhân đến rước Học Lạc về bắt mạch Trên đường đi, Học Lạc phải dừng lại can ngăn đám trẻ đang xúm lại đánh một người Trung Hoa có tuổi để giật tiền. Bất thình lình, các hương chức trong làng xuất hiện, họ bắt tất cả mọi người vào nhà việc đóng trăng. Học Lạc bị bắt đóng trăng giữa đình làng. Được dịp, bọn hương chức có một trận cười hả hê nhưng Học Lạc lại dửng dưng, ung dung đến độ bọn quan lại ấy phải bất ngờ. Đang lúc chịu phạt, Học Lạc nhìn sang bên cạnh thấy người Trung Hoa bị trói có khn mặt buồn bã và lo âu. Ông liền xuất khẩu ngay bài thơ “ngồi trăng” và ngâm tặng cho người xa lạ kia như để xoa dịu mọi ưu phiền:

Hóa ở An Nam, lứ khách trú Trăng trói lằng nhằng nhau một lũ Ngoài mặt ngỡ ngàng lẽ Bắc, Nam Trong tay, cắc cớ xui đoàn tụ. Bợm làng chẳng vị sĩ năm kinh

Ơng bổn khơng thương người bảy phủ. Phạt tạ xong rồi trở lại nhà,

Hóa thời hốt thuốc, lứ bơng vụ.

Học Lạc nhìn mọi việc với con mắt lạc quan, yêu đời. Ông khuyên người Hoa cùng bị đóng trăng với mình khơng cần phải lo lắng, bởi: “phạt tạ xong rồi trở lại

nhà” ai làm việc nấy. Có lẽ, khi nghe xong bài thơ, người bị đóng trăng kia sẽ có cái

nhìn lạc quan và vui vẻ chấp nhận như ơng.

Năm kỷ sửu tuổi vừa bốn tám,

Lấy gương soi ngẫm lại luống cười thầm. Tóc tơ đã nhuốm điểm hoa râm,

Nhỏ rồi lớn, lớn rồi già, già trối kệ.

Với giọng thơ hóm hỉnh, hài hước, Nhiêu Tâm cũng đã viết nên những vần thơ trào phúng rất tự nhiên. Những bài thơ như “Ghẹo gái bán cau”, “Lỡm ông thầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 99)