Kích giai cấp thống trị và bọn quan lại làm tay sai cho giặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 70 - 88)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1.2.kích giai cấp thống trị và bọn quan lại làm tay sai cho giặc

2.1. Tiếng cười châm biếm, đả kích

2.1.2.kích giai cấp thống trị và bọn quan lại làm tay sai cho giặc

Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam dần biến đổi. “Lê suy tàn, Trịnh bạo ngược, Nguyễn vong bản”, buổi hồng hơn của xã hội phong kiến suốt nghìn năm dần kéo xuống. Từ một nước phong kiến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự thất bại hèn yếu của triều Nguyễn đã dẫn đến sự hình thành của một xã hội mới – xã hội mà người nông dân phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Một đất nước do vua đứng đầu, nhưng khơng hề có quyền hành gì trong việc cai trị đất nước mà chỉ là bù nhìn, tay sai cho thực dân.

Sau khi thực dân Pháp xâm lược, quyền lực nhà nước chuyển sang tay bọn tư bản nước ngoài, chúng trực tiếp nắm bộ máy quân sự, hành chính và tư pháp. Mọi quyền hành đều ở trong tay quan lại thống trị từ toàn quyền đến thống sứ, khâm sứ, thống đốc, công sứ …Quan quân nhà Nguyễn hoảng hốt quỳ mọp dưới chân bọn đế quốc thực dân, quên đi nhiệm vụ cũng như nghĩa vụ của mình. Viên chức thuộc địa là loại người ăn bám, là gánh nặng trên lưng nhân dân ta. Lúc này cũng là lúc có thể thấy

tiếng cười trào phúng lên đến đỉnh điểm, những tiếng cười vô cùng phong phú và đa dạng của những con người thẳng thắn, bộc trực nói lên tình cảm của một dân tộc đang muốn vượt thốt, khơng chấp nhận chế độ đương thời.

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã bình định xong Đơng Dương về mặt quân sự và bắt đầu triển khai kế hoạch bình định trên các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, văn hố… Trường học được mở ở khắp nơi để dạy tiếng Pháp và đào tạo ra thế hệ quan lại bản xứ tay sai thân pháp. Sự bành trướng nhanh chóng của nền giáo dục thực dân đã đẩy lùi nền giáo dục truyền thống dựa trên nền tảng đạo Nho có từ lâu đời ở nước ta. Nho học tàn dần, phần lớn tầng lớp trí thức vội vã “quẳng bút

lơng đi giắt bút chì”(Đổi thi - Trần Tế Xương) để mong nhận được chức thầy thông, thầy phán trong các cơng sở của chính quyền bảo hộ, đặng hưởng cuộc sống “sáng

rượu sâm banh, tối sữa bò” (Cái học nhà nho – Trần Tế Xương), khác xa với cuộc

sống lầm than của cả dân tộc dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp. Các nhà thơ của đất Nam Kì Lục Tỉnh đã gửi vào trong thơ những tiếng cười đầy mỉa mai, khinh bỉ.

Dưới mắt Phan Văn Trị xã hội đầy rẫy những bọn đục khoét, phi nhân. Với giọng văn châm biếm sâu cay, ơng đả kích bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc trong buổi giao thời.

Từ vua tới quan chỉ là những con rối trong tay chính quyền thực dân, hồn tồn chịu sự chi phối và điều khiển của chúng. Xót xa và thấm thía nỗi nhục quốc thể, Phan Văn Trị viết nên tâm sự mất nước của mình qua bài cảm tác một cách ngậm ngùi, xót xa:

Tị te kèn thổi tiếng năm ba Nghe lọt vào tai dạ xót xa.

(Thất tỉnh Vĩnh Long)

Nghe tiếng kèn của giặc, ông nhếch môi cười mà trong lòng đầy nỗi oán hận những kẻ đáng ra phải bảo vệ con dân và xót xa đau khổ trước cảnh nhân dân phải chịu bởi sự giày xéo của thực dân:

Tan nhà căm nỗi câu li hận

Gió bụi địi cơn xiêu ngã cỏ Ngậm ngùi hết nói nỗi quan ta.

(Thất tỉnh Vĩnh Long)

Nghĩ đến sự ngặt nghèo, khốn khó của những người dân mộ nghĩa vùng lên đánh đuổi giặc, giữ làng, giữ nước, những người đang bị triều đình mục ruỗng kia cho là làm trái lệnh vua, ơng mượn hình ảnh cái “cối xay” để tỏ lịng:

Mòn răng chủ nợ còn mong trả Trặc họng khen ai khéo đặt bày Bao quản thớt trên mòn thớt dưới Hiềm vì cịn giặc phải ra tay.

Trước khi quân Pháp xâm lược đánh chiếm Gia Định, ông đã sáng tác thơ văn chống bọn quan lại nhà Nguyễn đàn áp, bóc lột nhân dân. Ngịi bút của Phan Văn Trị cũng cho thấy được “cái nhà dột từ nóc” của triều đình nhà Nguyễn, nó chỉ là một cái

“chùa hư” mà thơi. Ơng cho rằng vua bây giờ không phải như Lương Võ Đế ngày xưa

nên khơng lấy ai mà tu sửa được. Vì thế những anh hùng hào kiệt hãy sớm lo liệu mà cứu nước, đừng có mà chờ mong chi được ở triều đình:

Đức cả từ bi xin sớm liệu

Ngồi chờ Lương Võ thế còn lâu. (Chùa hư)

Thái độ phê phán triều đình ấy của Phan Văn Trị cịn thấy biểu hiện nhiều trong thơ ca cũng như trong những việc làm mà suốt cuộc đời ông trăn trở.

Trong thơ Phan Văn Trị bọn quan lại chỉ là bọn muỗi, rận hút máu hại dân. Trong mắt ông lũ quan lại làm tay sai cho giặc ấy thật đáng khinh bỉ, chỉ là những loài vật bẩn thỉu, làm hại con người.

Mặt mũi như vầy cũng có râu Trong đời chẳng biết dụng vào đâu Hêu đòi trên mão chưa nên mặt Lúc thúc trong chăn cứ rụt đầu Khuấy ngứa gầy dân chi khác mọt Rán công béo nước chẳng bằng trâu

Uổng sanh cho nhộn trong trời đất Có có khơng khơng cũng chẳng cầu.

(Con rận)

Bọn quan lại, tay sai của thực dân dưới con mắt tinh tế của Phan Văn Trị hiện ra thật sắc sảo. Chúng chẳng có lấy một chút tài cán nhưng lại lên mặt với đời, cũng có râu oai phong lắm, sinh ra chẳng biết phải dụng vào việc gì, chỉ “lúc thúc trong chăn”, trốn tránh chui rúc vào những nơi dơ bẩn để “khuấy ngứa, gầy dân”. Trời sinh ra

chúng thật uổng công bởi chúng là những con vật không cần thiết, một lũ vô dụng. Tiếng cười mỉa mai của Phan Văn Trị khiến bao kẻ chuyên hút máu dân lành như những con rận phải xấu hổ.

Con muỗi cũng là một hình ảnh rất đắt mà Phan Văn Trị sử dụng để đả kích bọn quan lại nhà Nguyễn bán nước, là một loài chuyên đi hút máu của mọi người không chừa một ai, người ngay kẻ gian, nơi cao sang hay thấp hèn đều có mặt chúng. Bất kể mọi người ai ai cũng căm ghét loài muỗi gây bệnh đó.

Muỗi hỡi thân ngươi sướng mọi điều Thiếu chi chi nữa hãy còn kêu

Giường ngà chiếu ngọc từng nương dựa Má phấn môi son cũng ấp yêu

Béo miệng chẳng thương con trẻ dại Cành hơng nào đối chúng dân nghèo Ngày kia gặp phải cây xơ quất

Xử tội nhà ngươi mắt chẳng nheo.

(Con muỗi)

Tác giả mượn hình ảnh con muỗi vạch tội hút máu dân của lũ quan tham nhũng. Hình ảnh này cũng được dùng để ám chỉ bọn bán nước, bọn quan lại triều đình nệm ấm chăn êm mà chẳng đối hồi sự nghèo khổ, cùng cực của đồng bào. Chúng dựa hơi bọn thực dân, sung sướng mọi điều vậy mà còn đè đầu cưỡi cổ dân chúng lầm than, không chừa người già con trẻ. Cuối bài, nhà thơ cũng nhắn nhủ cảnh cáo chúng sẽ có ngày bị nhân dân, “lật ngược thế cờ”, trừng phạt khơng chút xót thương cũng như lũ muỗi đáng ghét kia bị “cây xơ” quật đập chết:

Ngày kia gặp phải cây xơ quất Xử tội nhà ngươi mắt chẳng nheo.

(Con muỗi)

Với bài thơ “Hát bội”, Phan Văn Trị đã thẳng tay lột sạch lớp mặt nạ của những kẻ bỏ tổ quốc chạy theo làm tay sai cho giặc:

Đứa mắc ghẻ ruồi, đứa lác voi, Bao nhiêu xiêm áo cũng trơ mòi. Người trung mặt đỏ đơi trịng bạc, Đứa nịnh râu hoe mấy sợi cịi. Trên trính có nhà cịn lợp lọng, Dưới sân không ngựa lại giơ roi. Hèn chi chúng nói bội là bạc, Bơi mặt đánh nhau cú lại thoi.

Hát bội còn gọi là hát bộ hay hát tuồng một loại hình văn nghệ cổ truyền từ lâu đời của nước ta. Gọi là "hát bội" bởi trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướn, lông công, lông trĩ... lên người. Hát bội là nghệ thuật mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bội phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma,... Phan Văn Trị đã liên tưởng ngay đến những kẻ tay sai bán nước, chúng chỉ đang đeo những chiếc mặt nạ như phường hát bội. Cách chơi chữ rất độc đáo thể hiện đúng bản chất của những kẻ nịnh thần triều Nguyễn “bội là bạc”. Chúng bạc với nhân dân, bạc trước những cảnh tan thương mà chúng mang đến. Ơng đả kích tính chất bịp bợm, giả dối của bọn quan lại nhà Nguyễn cùng bọn tay sai cho thực dân trên sân khấu chính trị bấy giờ.

Con mắt tinh đời, yêu nước thương dân của Phan Văn Trị nhìn đâu cũng thấy bọn tay sai cho giặc. Từ con rận, con muỗi cho đến những sự vật tưởng như bình thường đến vô tri vô giác, đối với ông cũng trở thành những kẻ dị hợm đáng bị vạch mặt kể tội. Ở bài thơ “Ơng Táo”, Phan Văn Trị mượn ơng táo “lỏng khỏng cõng nồi da mốc

thống trị một cách vô liêm sĩ. Đối với ông, quan lại, tay sai nhà Nguyễn chỉ là những ông táo vốn từ cục đất mà ra. Cục đất ấy “lỏng khỏng” cao mà không hề chắc chắn, phải luồn cúi cõng trên vai bọn thực dân cướp nước với bộ mặt “mốc thếch”. Tất cả những hành động và xuất thân của chúng thật khơng ra gì.

Vốn là đất cục phải là chi? Ông táo danh xưng tự thuở ni. Lỏng khỏng cõng nồi da mốc thích, Lum khum đội chảo mặt đen sì Cháy da với chủ đà ghe thuở. Phỏng trán cùng dân đã mấy khi. Sau trước họ hàng chưa rõ đặng Ba đầu giụm lại giống đi gì?

Với hình thức ngụ ý, Phan Văn Trị đả rất trúng, đả rất đau bọn sâu mọt hại nước hại dân. Con mắt tinh ý của ơng đã nhìn ra chúng là bọn “khơng lịng” cả. Vì “khơng

lịng” nên con muỗi chỉ lo chuyện “béo miệng”, “cành hơng” mà chẳng thương xót

đối hồi chi đến dân chúng; từ già đến trẻ, từ lớn đến bé chúng đều khơng tha. Ơng táo bệ vệ xưng danh nhưng “vóc là đất cục phải là chi”, suốt đời rúc mặt vào chăn

“khơng lịng” như con rận đã đành, mà đến kẻ “ỷ lớn chân tay” như cua cũng “không ruột, khơng gan”:

Ở đời có mấy mặt đi ngang, Ỷ lớn chân tay có một chàng.

Lỏ mắt khơng phân người phải quấy, Quơ càng chẳng lựa đứa ngay gian Đưa mình theo nước hiềm khơng ruột, Lột vỏ già đời chẳng thấy gan .

Gặp lúc tối trời thì kể chắc, Nghe hơi động đất rút vào hang .

(Con cua)

Hình ảnh lồi cua mà Phan Văn Trị nói đến đích thị là bọn tay sai, quan lại triều Nguyễn. Lồi cua ỷ mình có vỏ cứng lại khơng có ruột gan, lỏ mắt, quơ càng khơng kể

gì phải quấy. Con cá sống vì nước . Cua theo nước mà khơng vì nước, chúng “đưa

mình theo nước” nhưng lại “hiềm khơng ruột”, khơng có một chút tình gì đối với nước. Nước là nơi chúng nó kiếm mồi. Chỗ nào có nước là chúng tính chuyện chia chác mà khơng hề nghe nói đến chuyện đắp bồi. Cua hồnh hành (đi ngang ), bá đạo. Bọn tay sai hại nước cũng vậy, chúng ở trong đất nước nhưng khơng làm gì cho đất nước, chỉ lo vơ vét cho bản thân. Đồng bọn với lũ cua cịn có lũ cịng, lũ rạm, lũ cáy. Một lũ khơng có đầu cũng khơng có đi. Cua thích quơ càng, lỏ mắt mà khơng theo trật tự nào. Nguyễn Khuyến nói:

Nhỏ mà khơng học, lớn làm ngang, Trống đánh ba hồi, đã thấy quan.

Chính là nói lũ cua này chứ khơng ai.

Nhưng thế lực của lồi cua khơng bền. Hoành hành chẳng được bao lâu lại đến Kì lột vỏ. Cua lột mềm, làm mồi cho đồng loại. Nghe tiếng động chúng vội vã rút vào hang một cách hèn nhát. Chúng nó có mắt mà khơng có tai. Kêu la đối với chúng nó chẳng có tác dụng gì. Cua đặc biệt thích tối trời nhưng rất sợ sáng trăng. Những giống sợ ánh sáng, núp vào bóng tối là những giống thường khơng lương thiện. Phan Văn Trị nhìn thật thấu đáo tâm can và tính cách của bọn quan lại tay sai của triều Nguyễn với hình ảnh con cua.

Đá cá thia thia là một thú chơi dân dã, quen thuộc của người dân Nam Kì được Cử Trị đưa vào thơ với một dụng ý riêng. Nhìn cảnh đồng loại cắn xé lẫn nhau, ơng đau lịng mà thốt lên:

Đồng loại sao ngươi chẳng ngỡ ngàng, Hay là một lứa phải nung gan!

Trương vi so đọ vài gang nước, Đấu miệng hơn thua nửa tấc nhang...

(Đá cá thia thia ) Và rồi ông chỉ ra động cơ mà chúng đánh đá nhau:

Đằm thắm mưa xuân trổ mấy màu, Vài tài, vì sắc mới kình nhau.

Đua chen hai nước toan giành trước Lừng lẫy đôi hơi chẳng chịu sau.

Chính sự ganh đua, chống chọi ấy làm cho mặt nước bị gợn lên từng đợt sóng. Tác giả tinh tế mượn chuyện của cá để nói chuyện về nhân tình thế thái hiện tại. Ơng chỉ trích bọn quan lại của triều đình cũng như những con cá nhiều màu sắc kia chỉ thích khoe mẽ, vì tranh giành quyền lợi lẫn nhau mà làm hại lây đến đồng bào, khiến

“ai ai cũng cúi đầu” ngao ngán trước những việc làm xấu xa mà bọn chúng đang làm.

Chuyện của cá cũng là chuyện của người cùng nòi giống, cùng dân tộc nhưng lại tàn hại, chém giết, gây thù hằn lẫn nhau. Nhà thơ đã mượn hình ảnh cá thia thia để chỉ trích bọn bán nước, bám gót thực dân, quay lại tàn sát, mưu hại đồng bào, tàn phá quê hương xứ sở của mình để trục lợi cá nhân.

“Kiến hôi cắn kiến vàng” là một bài thơ khác đả kích bọn theo giặc bán nước.

Bầy kiến hôi chỉ quen “nhờ hơi nước đái” để chun làm hại những lồi có lợi như kiến vàng chẳng khác gì bọn bán nước dựa hơi thực dân làm hại dân lành. Kiến hôi là một lồi kiến có màu đen, rất hơi và chẳng có lợi ích gì. Kiến vàng thì có thân hình lớn hơn kiến hơi, có lợi cho nhà vườn vì giúp cho cây sai trái hơn và cho trái rất ngọt. Nhà thơ đả kích bọn theo giặc, dựa hơi thực dân hống hách, làm hại đồng bào. Bài thơ toát lên thái độ khinh bỉ của tác giả với nụ cười mỉa mai không cần che đậy:

Kiến hôi bay hỡi dám to gan

Dụm miệng cùng nhau cắn kiến vàng Cậy thế quen nhành nên lấn lướt Nhờ hơi nước đái chớ khoe khoang Đây còn thất thế rằng đây dại, Đó ỷ đắc thời gọi đó ngoan Sau đặng đeo hoa cùng giỡn trái Đầu bay đái trả chớ than van.

Bọn kiến hôi chẳng qua chỉ nhờ cậy thế quen nhành nên mới dám chụm miệng chùng nhau cắn kiến vàng một cách đắc ý. Nhưng hãy đợi đấy, chẳng qua là đang lúc thất thế nên kiến vàng mới chịu đựng, đợi đến mai này khi thời thế thay đổi, khi đeo

hoa giỡn trái thì nhất định bọn kiến hôi ấy sẽ phải than van. Sự thất thế của “kiến vàng” chỉ là tạm thời. Đến một lúc nào đó, kiến vàng sẽ “đeo hoa giỡn trái”:

Đây cịn thất thế rằng đây dại Đó ỷ đắc thời gọi đó ngoan Sau đặng đeo hoa cùng giỡn trái Đầu bay đái trả chớ than van!

Cử Trị có niềm tin dân tộc ta sẽ đánh đuổi hết quân xâm lược. Lời ngụ ý của nhà thơ qua bài thơ hết sức rõ ràng, ông nhắn nhủ bọn quan bán nước chớ có vênh váo, đến khi thất thế cũng sẽ chung cảnh ngộ như lũ kiến hôi ấy mà thôi. Với giọng thơ châm biếm mỉa mai sâu sắc, ông thẳng tay vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện của bọn chúng.

Những vần thơ hừng hực tính chiến đấu của Phan Văn Trị đã là những “cành xơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 70 - 88)