Những nhà thơ hiện thực trào phúng đặc sắc đất Nam Kì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 54)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.5.Những nhà thơ hiện thực trào phúng đặc sắc đất Nam Kì

Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm có thể xem là những gương mặt đại diện cho mảng văn thơ hiện thực trào phúng ở Nam Kì giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Tìm hiểu về văn học trào phúng Nam Kì, chúng ta thường nghe nhắc đến tên tuổi của họ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu một cách kĩ càng, chính xác và đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của họ là một việc vơ cùng khó khăn. Lí do thì như đã trình bày ở phần trên, văn học miền Nam khơng được coi trọng trong một thời gian dài. Đồng thời, chiến tranh loạn lạc kéo dài nên việc sưu tầm và khảo cứu không thể không bị gián đoạn. Những thông tin chúng ta biết được về các nhà thơ trào phúng này cịn khá sơ sài và chưa có cơ sở để xác thực. Qua thời gian những thơng tin đó lại ngày

càng khó kiểm chứng. Đây là một điều vơ cùng đáng tiếc. Thế nhưng những đóng góp của họ là điều khơng thể chối cãi.

1.5.1. Phan Văn Trị (1830-1910) a. Con người và cuộc đời a. Con người và cuộc đời

Về cuộc đời của Phan Văn Trị cịn có nhiều vấn đề chưa được sáng rõ. Trong phần này, chúng tơi trình bày chủ yếu dựa vào tài liệu “Phan Văn Trị - Cuộc đời và tác phẩm” do Nguyễn Khắc Thuần và Nguyễn Quảng Tuân chủ biên (Nxb TPHCM - 1986).

Hơn một thế kỉ qua, những câu hỏi về Phan Văn Trị vẫn cịn bị bỏ ngỏ chưa tìm được câu trả lời chính xác cho từng thắc mắc. Những tác phẩm tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông cũng khơng nhắc đến q hương, gia đình, tuổi tác của ông khiến cho việc tìm hiểu chính xác về Phan Văn Trị gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ý kiến được đông đảo các nhà nghiên cứu đồng thuận nhất về cuộc đời của Phan Văn Trị có thể khái quát như sau:

Phan Văn Trị tục gọi là Cử Trị, sinh năm Canh Dần 1830 và mất năm 1910. Về sinh qn của ơng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục - cuốn sách bằng chữ Hán ghi chép tình hình học tập và thi cử của Nam Kì vào thế kỉ XIX, đã góp phần làm sáng tỏ quê quán của Phan Văn Trị bằng mấy dòng ngắn ngủi “Phan Văn Trị, Vĩnh Long, Bảo An, Hưng Thạnh”. Nghĩa là Phan Văn Trị sinh tại làng Hưng Thạnh huyện Bảo An tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre). Ngay từ thưở nhỏ ông đã nổi tiếng học giỏi và làm thơ hay. Phan Văn Trị đỗ cử nhân khoa Kỷ Dậu năm Tự Đức thứ 2 (1849). Vừa thi đỗ xong, Phan Văn Trị liền tìm nơi ẩn thân với nghề dạy học, ơng dạy học ở làng Bình Cách (tỉnh Tân An) sau dời về làng Phong Điền (tỉnh Cần Thơ).

Về gia đình và dịng họ của Phan Văn Trị cũng là những vấn đề cần tìm hiểu. Các sách viết về ơng cũng hầu như bỏ trống hồn tồn những điều này. Có ý kiến cho rằng, Phan Văn Trị là con của khâm sai chưởng tiền đô Phan Văn Tấn, vốn là bạn thân với Phan Thanh Giản, thuộc dòng dõi Phan Văn Triệu, một vị tướng đã từng giúp Nguyễn Ánh chống lại quân Tây Sơn, về sau được liệt vào miếu trung hưng công thần tại cố đô Huế. Tuy nhiên điều này chưa được xác thực. Bảo Định Giang trong “Thơ

văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỉ XIX” viết rằng: Phan Văn Trị bất bình vì triều Nguyễn đã đối xử thậm tệ với dịng họ ơng. Ơng thù ốn nhà Nguyễn, khơng ra làm quan vì triều đình nhà Nguyễn xử phạt dịng họ ơng chín đời khơng được làm quan. Sau khi đậu cử nhân, ơng về làng Bình Cách (nay thuộc thị xã Tân An) dạy học trò, sau dời về làng Phong Điền, Cần Thơ tiếp tục dạy học, làm thơ, bốc thuốc chữa bệnh cho đến cuối đời. Tuy nhiên những ý kiến này vẫn chỉ là chuyện kể không đáng tin cậy.

Phan Văn Trị lấy bà Đinh Thị Thanh, anh em con cô cậu với Lê Quang Chiểu, tác giả cuốn Quốc Âm Thi Hiệp Tuyển, sinh ra 4 người con gồm 2 trai (Phan Văn Tùng (Tòng), Phan Văn Đường), 2 gái (Phan Thị Đào, Phan Thị Mai). Sau khi ông mất, gia cảnh bà sa sút nhanh chóng, phải làm nghề giả gạo mướn kiếm sống qua ngày. Sau bà lấy người khác cùng làm nghề giả gạo được vài năm thì mất.

Sinh ra vào thời kì sụp đổ thảm hại của chế độ phong kiến Việt Nam, trong buổi vận nước ngặt nghèo với sự thống trị của triều Nguyễn, một triều đại mà ngay từ khi thành lập đã bộc lộ sự đối nghịch với lợi ích của nhân dân, Phan Văn Trị đã dũng cảm vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn bán nước và cướp nước tàn bạo bằng ngịi bút sắc sảo của mình. Tên tuổi của ông gắn liền với những cuộc chiến tranh tư tưởng trong giới sĩ phu nửa cuối thế kỉ XIX bằng thái độ không khoan nhượng trước bọn tay sai. Được nhân dân yêu mến và kính trọng, Phan Văn Trị xứng đáng đứng vào hàng ngũ những nhà thơ yêu nước can trường của Nam Kì. Cuộc đời của ơng là một cuộc đời đẹp, sáng ngời lí tưởng với một dáng vẻ riêng, đặc biệt.

b. Sự nghiệp văn chương

Có thể nói rằng, Phan Văn Trị là một chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận văn học yêu nước cuối thể kỉ XIX ở Nam Kì. Nhìn vào tình hình thơ văn yêu nước chống Pháp ở nước ta lúc bấy giờ, Phan Văn Trị nổi lên là một gương mặt đặc sắc.

Sáng tác của ơng có thể chia làm hai giai đoạn: trước khi Pháp xâm lược và sau khi Nam Kì rơi vào tay giặc. Giai đoạn đầu, phần lớn sáng tác của ông là những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật, tức cảnh và cảm hoài nhằm gởi gắm tâm sự, tỏ hồi bão, chí hướng của mình, phê phán bọn thống trị bất tài, dốt nát, hám danh hám lợi. Khi đất nước rơi vào vịng nơ lệ, ơng chuyển hẳn ngòi bút sang chống bọn cướp nước và đám

tay sai, nổi bật lên trên hết là những bài tự họa trong cuộc bút chiến không khoan nhượng với Tôn Thọ Tường. Tuy nhiên, các tác phẩm của Phan Văn Trị cho đến hiện tại chỉ chắc chắn có 54 bài thơ thất ngôn bát cú, kể cả những tác phẩm vẫn còn tồn nghi. Trong 54 bài thơ này có 24 bài thất ngơn bát cú và ba chùm thập thủ liên hoàn, mỗi chùm gồm 10 bài cũng viết theo thể thất ngôn bát cú.

Trong việc sưu tầm và khảo cứu về Phan Văn Trị, chỉ thấy ơng sáng tác thơ mà khơng tìm thấy các thể loại sáng tác khác. Ơng có sở trường về thể thơ thất ngơn bát cú. Các tác phẩm đều được viết bằng chữ Nơm, hiện chưa tìm thấy một tác phẩm nào của ông viết bằng chữ Hán.

Thơ của Phan Văn Trị là lời phát ngôn của phong trào chống Pháp rộng lớn của sĩ phu và nhân dân Nam Kì ở cuối thế kỷ XIX. Đến nay, nhiều sáng tác của ông chưa sưu tầm hết, nhưng với những bài thơ mà chúng ta sưu tập được đã cho thấy rằng ông là một nhà thơ có sự nhận thức sáng suốt với một lập trường kiên định, một tinh thần tự hào lạc quan, một khí phách hiếm thấy và một ý thức trách nhiệm công dân đầy đủ đối với dân tộc và đất nước. Phan Văn Trị xứng đáng đứng trong hàng ngũ những nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng văn học yêu nước chống xâm lược thời cận đại, là ngọn cờ tiêu biểu của văn chương yêu nước.

1.5.2. Huỳnh Mẫn Đạt (1807 – 1883) a. Con người và cuộc đời a. Con người và cuộc đời

Huỳnh Mẫn Đạt còn gọi là Hoàng Mẫn Đạt, Tuần Phủ Đạt, biệt hiệu Dưỡng Độn. Chính họ của ơng là Hồng nhưng vì ở Nam Kì bấy giờ kiêng tên húy nên Hồng đọc trại là Huỳnh (vì kiêng gọi tên của Nguyễn Hoàng – thủy tổ nhà Nguyễn). Ông sinh năm Đinh Mão (1807) tại làng Tân Hội, tổng Tân Phong, phủ Tâm Bình, trấn Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh). “Hình dạng khơi ngô, ốm yếu, tánh nết hiền lành, hay làm thi quốc âm, tao nhã lịch thiệp lắm.” ( Nguyễn Liên Phong, Điếu Cổ Hạ Kim Thi Tập, trang 40).

Thuở nhỏ ông học rất giỏi. Năm 24 tuổi, nhằm khoa Tân Mão (1831) tại Gia Định, ông thi hương đỗ cử nhân và ra làm quan cho nhà Nguyễn vào thời vua Tự Đức. Cuộc đời làm quan của ông lận đận, có hồi thăng lúc giáng. Dưới triều Minh Mệnh (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Huỳnh Mẫn Đạt giữ các chức vụ: Ngự sử đạo

Ninh Thái (Bắc Ninh - Thái Nguyên). Khi ông giữ chức Án sát Định Tường, đã đánh dẹp thổ phỉ quấy nhiễu trong tỉnh. Khi làm Án sát Hà Tiên, hai lần ông chỉ huy dẹp phỉ, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Sau đó ơng được thăng Bố chính rồi Tuần phủ Hà Tiên. Sau đó vì nhiều viên quan tỉnh liên lụy đến vụ án chứa thuốc phiện, nên ông bị cách chức Tuần phủ Hà Tiên. Năm 1860 ông được khôi phục, giữ chức Án sát Định Tường.

Ngày 17/3/1861, quân Pháp cho 4 tàu chiến, 18 khẩu đại bác chiếm vùng vịnh Cù Úc và hải phận các cửa biển Đại Hải, Tiền Hải thuộc tỉnh Định Tường. Huỳnh Mẫn Đạt chỉ huy quân sĩ ra sức chống trả, nhưng vũ khí lạc hậu khơng chống nổi vũ khí hiện đại của phương Tây, nên thất bại. Ngày 29/3/1861, quân Pháp tấn công các đồn Tân Hưng, Tĩnh Giang, Cai Lộc. Mặc dù quân ta chiến đấu dũng cảm cuối cùng cũng phải rút lui trước hỏa lực mạnh áp đảo của giặc. Ngày 12/4/1861, quân Pháp lại đem 4 tầu chiến, 18 đại bác tấn công tỉnh thành Định Tường. Cũng như những lần chiến đấu trước, vũ khí lạc hậu của qn triều đình khơng chống được tầu chiến và súng Tây, nên các ông phải bỏ thành rút chạy. Tỉnh thành Định Tường lọt vào tay quân Pháp. Tự Đức bắt ông về kinh chịu tội. Đến tháng 11 năm Tân Dậu (1861), ông được tha, điều động theo Nguyễn Tri Phương đang giữ chức Thượng thư bộ Binh làm Đổng suất quân vụ ở Biên Hịa, trực tiếp vào Nam Kì tổ chức đánh Pháp.

Ông là một vị quan thanh liêm hết lịng vì dân vì nước, được nhân dân vơ cùng yêu mến. Năm 1861, khi thực dân Pháp kéo vào đánh chiếm toàn cõi Nam Kì, ơng quyết tâm khơng hợp tác với chính quyền mới nên đã cáo quan về ngụ tại Rạch Giá cho đến khi mất. Ông một mực liêm khiết, trung thành với tổ quốc từ bỏ nơi chốn rau cắt rốn mà đi chứ không chịu sống tại vùng cai trị của quân xâm lược. Thực ra sau khi Đại đồn Chí Hịa thất thủ, Huỳnh Mẫn Đạt lánh về Kiên Giang ở ẩn.

Cùng với Phan Văn Trị, ơng cịn góp thêm tiếng nói lên án nghiêm khắc lũ phản nước hại dân. Khi cáo quan về hưu trước lúc Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, “ông an phận dưỡng nhàn, không mang tiếng chi cả.”. Ông cũng là một trong những cây bút chiến đấu hàng đầu trong đội ngũ những nhà thơ yêu nước ở Nam Kì cuối thế kỉ XIX, góp phần vào cuộc bút chiến của Phan Văn Trị với Tôn Thọ Tường.

Theo bia mộ, Huỳnh Mẫn Đạt qua đời vào tháng 2 năm Nhâm Ngọ (tức tháng 3 năm 1882), hưởng thọ 75 tuổi. Mộ và đền thờ Huỳnh Mẫn Đạt nay nằm tại khu đất 19 khu phố Cô Bắc, trên đường Lâm Quang Ky, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá. Hiện nay ở Văn Xương các, tức miếu Văn Thanh, Vĩnh Long có bài vị thờ ơng. [41]

b. Sự nghiệp văn chương

Huỳnh Mẫn Đạt thích ngâm vịnh, nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai. Là bạn tâm giao của Bùi Hữu Nghĩa, ơng đã góp phần giúp bạn hồn thành vở tuồng "Kim Thạch Kì Duyên". Trước khi Pháp tấn công nước Việt, Huỳnh Mẫn Đạt đã tỏ ra là một vị quan u dân, u nước. Ơng có nhiều bài thơ nói lên lịng thủy chung đối với đất nước, sự ngưỡng mộ với những anh hùng chống Pháp và sự căm ghét, khinh bỉ kẻ làm tay sai của bọn thực dân xâm lược. Khi Pháp lấn chiếm Nam Kì, ơng đã nhanh chóng đứng trong hàng ngũ các nhà thơ đối kháng, mà việc góp phần vào cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường là một minh chứng.

Đến thời điểm hiện tại không ai biết rõ Huỳnh Mẫn Đạt lúc sinh thời đã sáng tác được bao nhiêu thơ văn. Chúng ta chỉ sưu tầm được hơn 10 bài thơ Đường luật được lưu truyền của tác giả. Có thể liệt kê những bài thơ của Huỳnh Mẫn Đạt như sau: Điếu Nguyễn Lịch, Cây dừa, Cảnh trời chiều, Chó già, Chiêu Quân, Con trâu, Dạ nguyệt phiếm châu, Gành Móm, Giễu Tơn Thọ Tường (bài 1), giễu Tôn Thọ Tường (bài 2), Lão kỹ quy y, Lên đèo Hải Vân, Mưa đêm.

1.5.3. Học Lạc (1842-1915) a. Con người và cuộc đời a. Con người và cuộc đời

Học Lạc tên thật là Nguyễn Văn Lạc, biệt hiệu Sầm Giang. Đến nay vẫn chưa biết chính xác ơng sinh năm nào nhưng các nhà nghiên cứu căn cứ vào một bài ca trù được các nhà nho ở Gò Cơng truyền tụng thì đốn rằng ơng sinh năm Nhâm Dần (1842), niên hiệu Thiệu Trị thứ hai, tại làng Mỹ Chánh, tỉnh Mỹ Tho, sau là tỉnh Định Tường (nay thuộc xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Xuất thân là con nhà nghèo, nhưng nhờ thông minh, học giỏi nên ông được tuyển thẳng vào học trường quan đốc học, ngạch học sinh (ngạch do triều đình nhà Nguyễn đặt ra, được cấp

lương và được học tại trường của nhà nước địa phương). Do đó, người ta gọi ơng là "học sinh Lạc", về sau gọi ngắn hai chữ "Học Lạc".

Theo Nguyễn Liên Phong trong Điếu Cổ Hạ Kim Thi Tập (Nxb Văn Hóa - Văn Nghệ), người sống cùng thời với Học Lạc, có những mối liên hệ thân tình đã nhận xét về Học Lạc:“Ngài học hành uyên súc lắm, chuyên trị nghề y dược, cứu bịnh người ta

lành mạnh đặng nhiều. Ngài hình trạng nhỏ thó, nước da trắng, thấp người, khơng râu, tiếng nói rổn rảng như chng. Nghề bói diệc cũng là sở trường... Thú cầm Kì thi họa, ngài đều biết đủ; luận theo sức văn học tài bộ thì sâm si với ơng Đồ Chiểu và ông Cử Trị. Ngài sau tị nạn binh lửa dời lên chợ Thuộc Nhiêu, cất ba căn nhà lá dạy trẻ học trò chữ Nho và chuyên y đạo cứu nhơn độ thế rất nhiều, tánh lại ruột gan khí khái, trượng nghĩa sơ tài”.

Là người có tài, lại được hưởng chế độ giáo dục của triều đình nhà Nguyễn ln khuyến khích người tài tham gia thi cử nhưng con đường khoa bảng của Học Lạc lại gặp thất bại. Học Lạc thi mãi không đỗ nên đành gác chuyện thi cử, chọn sống một cuộc đời khí phách trước cảnh đất nước bị thực dân xâm lược. Theo Dương Quảng Hàm: “Nguyễn Văn Lạc là một học sinh giỏi nhưng khơng hiển đạt, lại có tính cứng

cỏi, ngạo đời, khơng chịu phục tịng những kẻ quyền thế, bởi thế ơng thường làm thơ để châm chích bọn ấy.” Mọi người tìm thấy ở Học Lạc một người thầy giáo và thầy

thuốc gương mẫu, rất mực khiêm tốn, chân thành.

Khi Pháp chiếm Định Tường, ông rời bỏ quê hương về chợ Thuộc Nhiêu (Tiền Giang ngày nay) dạy học và làm thuốc chữa bệnh cứu người. Tuy vậy, ông lại chứng kiến nhiều cảnh tượng thương tâm và bất mãn hơn khiến ơng vơ cùng bất bình.

Về cuộc đời riêng của Học Lạc phải nhắc đến người vợ tài sắc vẹn tồn với sự tần tảo, hết lịng vì chồng con, đó là bà Bảy Khanh. theo nhiều tài liệu ghi chép, bà là một người phụ nữ đảm đang, tính tình hịa nhã, ít nói và làm thơ hay, là tác giả của nhiều bài thơ nôm phổ biến lúc bấy giờ. Không những đảm đương, lo cho cuộc sống của chồng con bà còn là niềm an ủi và động viên, nguồn hạnh phúc to lớn nhất của Học Lạc. Bà là người luôn chia sẽ, là bạn tri âm tri kỉ của nhà thơ. mặc dù khơng có con nhưng hai vợ chồng ăn ở hòa thuận, thương yêu nhau hết mực. Năm Ất Mão (1915) Học Lạc mất, thọ 63 tuổi.

b. Sự nghiệp văn chương

Học Lạc có tài làm thơ rất giỏi, xuất khẩu thành thi. Tuy nhiên, tác phẩm mà ông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 54)