Thơ trào phúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 47 - 49)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.4. Thơ trào phúng – tiếng nói cuối cùng của nền văn học trung đại

1.4.2. Thơ trào phúng

Theo Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi biên soạn): “Thơ trào phúng là thể thơ thuộc loại trào phúng, dùng tiếng cười để xây

dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thối hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng cách nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay. Có thể chia thơ trào phúng thành hai loại: thơ châm biếm và thơ đả kích. Thơ châm biếm nhằm mục đích giáo dục xã hội, giáo dục con người bằng nụ cười nhẹ nhàng mà kín đáo, dí dỏm mà sâu sắc. Nụ cười đó bao hàm cả việc phê phán lẫn tinh thần xây dựng. Thơ đả kích nhằm lột mặt nạ kẻ thù bằng nụ cười có sức cơng phá mãnh liệt.” [316, 317, 39]

Có thể nói, thơ trào phúng là một trong những tiếng nói cuối cùng của loại hình văn học trung đại, là một hiện tượng tiêu biểu báo hiệu sự chuyển đổi của văn học từ trung đại sang hiện đại. Trong lời tựa cho cuốn Thơ văn trào phúng Việt Nam của Vũ Ngọc Khanh, nhà văn Xích Điểu đã có những nhận định rất thú vị về thơ trào phúng. “Mỗi khi nói đến thơ văn trào phúng, luận điểm mang dáng dấp hóm hỉnh sau đây của Các Mac thường trở lại soi rọi dịng suy nghĩ của tơi: “lịch sử hành động đến nơi đến chốn, và khi đưa xuống mồ một hình thái xã hội đã già cỗi thì lịch sử trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử tồn thế giới là tấn hài kịch của nó. Vì sao lịch sử lại diễn ra theo tiến trình như thế? Mác hỏi và trả lời: điều đó là cần, để cho loài người rời bỏ quá khứ một cách vui vẻ.”

Nói đến thơ trào phúng tất nhiên phải nói đến cái cười như một yếu tố không thể thiếu. Tiếng cười trong thơ trào phúng như một thứ vũ khí nhắm thẳng vào mục tiêu phủ định, đả phá, tiêu diệt kẻ thù. Tiếng cười xuất hiện theo từng cung bậc khác nhau, có khi thâm trầm, kín đáo, có khi ồ ạt, giịn tan. Tiếng cười trong thơ trào phúng là tiếng cười đa chiều kích: vừa vui nhộn lại vừa hoan hỉ, vừa chua xót lại vừa nhạo báng, khai tử cái xấu, cái ác, cái lỗi thời để mở đường cho cái tốt, cái đẹp xuất hiện.

Từ lâu đời, trong văn học dân gian, tiếng cười đã có mặt từ trong lời ăn tiếng nói đến những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện tiếu lâm sau những giờ làm việc vất vả. Tiếng cười dân gian luôn mang một sắc thái và sức mạnh riêng nhưng trong văn

học bác học thì lại khác. Trong thơ ca truyền thống mà lực lượng sáng tác là các Nho gia từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII hiếm khi có tiếng cười xuất hiện. Thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...là đại diện cho các nhà nho dùng thơ để nói chí, bộc lộ con người đạo đức, thể hiện lập trường, quan sát và suy ngẫm trước thời thế dựa trên đạo đức Nho gia. Xã hội phong kiến với nền móng vững chắc của Nho giáo đã khiến tiếng cười trào phúng khơng có cơ hội len lõi vào đời sống xã hội.

Đến khoảng thế kỉ XVII, tiếng cười bắt đầu xuất hiện trong văn thơ của các nhà nho, cả thơ hữu danh lẫn khuyết danh, tuy nhiên, thơ trào phúng khuyết danh nhiều hơn cả: đó là những bài thơ kèm theo những câu truyện Trạng hay những bài thơ của bà chúa thơ Nơm Hồ Xn Hương. Có thể thấy, lúc này mơ hình thánh nhân qn tử của đạo thánh hiền khơng cịn hấp dẫn nữa, và bản thân hình tượng này đã có những điều đáng cười, đáng vạch mặt, lên án. Nho giáo đã suy tàn, mơ hình nhân cách nhà nho dần biến mất, con người lúc này trở vế với con người tự nhiên, phàm tục như từng có. Chính tiếng cười trào phúng đã góp phần lột trần mặt nạ ấy của xã hội và làm phong phú, đổi mới đời sống văn học.

Phải đợi đến cuối thế kỉ XIX, khi Nho giáo vốn được xem như một hệ thống giá trị văn hóa từ lâu đời, ăn sâu bám rễ trong từng con người Việt Nam bộc lộ rõ nét những mặt hạn chế không tài nào khắc phục trước sự xâm nhập của xã hội thực dân thì chúng ta thấy một cuộc thay đổi to lớn trong quan niệm về nhân cách của nhà Nho. Đồng thời với nó, xuất hiện những hiện tượng đáng cười và tiếng cười trào phúng xuất hiện dày đặc trong xã hội. Từ giã điểm nhìn trang nghiêm đạo mạo của giáo huấn, các nhà nho dùng tiếng cười để quay trở về với hiện thực của xã hội thực dân nửa phong kiến với đầy dẫy những cảnh tượng nhố nhăng, chướng tai gai mắt bày ra trước mắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 47 - 49)