Bức tranh văn học hiện thực trào phúng cuối thế kỉ XIX đầu thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 49 - 54)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.4. Thơ trào phúng – tiếng nói cuối cùng của nền văn học trung đại

1.4.3. Bức tranh văn học hiện thực trào phúng cuối thế kỉ XIX đầu thế

a. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX – cơ sở hiện thực của cái hài

Xã hội Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX như một bầu trời xám xịt. Chính quyền phong kiến đương thời làm ngơ, ngồi yên trên ngai vàng để hưởng thụ, còn nhân dân Việt Nam những người u nước Việt Nam thì khơng thể nào nhắm mắt, khoanh tay. Ðầu thế kỉ XX Pháp cơ bản đã thực hiện xong cơng cuộc bình

định trên đất nước ta và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới. Ðây là thời điểm Pháp cảm thấy có thể yên tâm và phấn khởi trước cảnh thái bình mà chúng hằng mong đợi. Nhưng đối với ta, đây là những ngày tháng đau thương, bi đát nhất của lịch sử.

Kể từ sau cái chết của Phan Ðình Phùng (1896), xem như phong trào chống Pháp theo ngọn cờ Cần Vương đã thất bại hồn tồn . Thơn xóm, làng mạc Việt Nam tiêu điều xơ xác do kẻ thù tàn phá, nhân dân phải xiêu tán lưu lạc khắp nơi. Những người tham gia khởi nghĩa trước kia bị giết, bị tù đày hoặc phải trốn tránh khơng dám trở về. Trong khi đó, cột sống của chế độ phong kiến cũng bị sụp đổ. Hàng ngũ giai cấp thống trị tan rã. Cả bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến từ triều đình đến tỉnh, huyện, làng, xã đều trở thành tay sai cho bọn xâm lược. Mọi quyền hành đều nằm trong tay Pháp . Tầng lớp trí thức thời phong kiến lúc bấy giờ cũng lâm vào tình trạng sống dở, chết dở. Những người đã từng tham gia vào phong trào chống Pháp kẻ thì bị giết chết, người bị tù đày hoặc trốn tránh, có khi phải chạy ra nước ngồi. Có người khơng chịu được thử thách cuối cùng phải ra đầu thú, sống nơm nớp trong cảnh tù treo của thực dân. Có người khơng tham gia chống Pháp nhưng cịn chút liêm sĩ thì lui về sống ẩn dật, bất đắc chí. Họ thường phải cam chịu, bất lực và đành phải an phận. Cá biệt có một số người ham cuộc sống giàu sang phú quý nên đã cởi bỏ lớp nho phong, sĩ khí để ra phục vụ cho ông chủ mới... Bộ máy cai trị của Pháp được tổ chức lại theo lối hiện đại hơn, chặt chẽ hơn, có quyền lực hơn và phá dần cái thế tự trị làng xã ngày trước. Ðể che dấu bộ mặt thật cướp nước, để tuyên truyền văn minh nước Pháp, bọn thực dân đã đưa ra Hội đồng tư vấn, bày trò dân chủ giả hiệu. Chúng cịn lập Viện Hàn lâm Bắc Kì để dựng lên cái gọi là bảo vệ và phát triển văn hố tại nước bảo hộ.

Trong bối cảnh chính trị phức tạp và đen tối như thế, tầng lớp trí thức của ta cảm thấy bi quan tuyệt vọng vô cùng. Họ cũng hết sức chán nản lối học cũ, bởi vì ai cũng nhận ra một điều rất rõ ràng:

Ơng nghè ơng cống cũng nằm co Sao bằng đi học làm ông phán Sáng rượu sâm banh, tối sữa bò

Xã hội nước ta trước khi Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến phương Ðơng. Chính quyền thuộc về một dịng họ, đứng đầu có vua, trong xã hội có tứ dân. Nơng dân giữ vai trò quan trọng về kinh tế nhưng bị khinh rẻ, bị áp bức bóc lột. Kẻ sĩ được xem như một đẳng cấp đặc biệt, tự nhận và được xã hội thừa nhận như người cầm chính đạo truyền bá giáo hố triều đình cho nơng dân. Khi có mặt thực dân Pháp trên đất nước ta thì mọi cái đã thay đổi. Kinh tế hàng hố kích thích sự phát triển của cơng thương nghiệp làm cho thành thị phát triển, xuất hiện nhiều nhu cầu mới, phát triển nhiều nghề mới, tầng lớp thị dân lớn mạnh. Tầng lớp thị dân trong các thành phố nhượng địa được xem là lớp người ngoài tứ dân . Họ có ít nhiều tự do trong đời sống thành thị tư sản. Ðối với họ thì họ hàng, làng xã, đẳng cấp khơng cịn nhiều ý nghĩa nữa. Giai cấp tư sản từ các tầng lớp thị dân phát triển dần lên.

Ði đôi với những đổi thay về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục ở giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều yếu tố mới. Thực hiện chính sách cai trị thuộc địa, Pháp đã tỏ ra rất khơn khéo trong vấn đề này. Khi đã bình định xong tồn cõi Việt Nam, chúng chưa bỏ ngay việc học và thi cử bằng chữ Hán mà tiến hành theo từng bước. Ðầu tiên là bổ sung những bài thi mới vào những kì thi vốn có từ trước. Cho nên Tú Xương đã mỉa mai:

Bốn kì trọn vẹn thêm kì nữa Á, ớ, u, Âu ngọn bút chì

( Ði thi )

Lối sống tư sản đã tấn công quyết liệt vào xã hội phong kiến Việt Nam, cùng với nó là sự du nhập ồ ạt của nền văn hoá phương Tây. Tất cả đã làm thay đổi hẳn bộ mặt trang nghiêm của xã hội phong kiến vốn tồn tại vững chắc hơn 10 thế kỉ qua. Kẻ thù mang vào đất nước chúng ta nhiều cái mới. Sự phát triển của đô thị tư sản đã phá dần thế tự trị làng xã ngày trước. Lối sống sôi động, gấp rút theo cường độ của xã hội hiện đại làm mất đi những sinh hoạt gia đình, họ tộc, làng xã, vốn là một phương diện tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp của con người được hình thành từ rất lâu. Ðứng trước những đổi thay của con người và xã hội, đối diện với những cái xấu xa, hợm hĩnh do thực dân Pháp đưa đến, con người Việt Nam đã phản ứng quyết liệt trong buổi đầu. Họ

tỏ ra bực tức, căm giận, không thể chấp nhận nổi, lắm lúc phải hét to lên trong sự bất lực:

Muốn mù, trời chẳng cho mù nhỉ, Giương mắt trơng chi buổi bạc tình

( Đau mắt - Trần Tế Xương )

b. Lực lượng sáng tác thơ trào phúng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Thơ trào phúng là tiếng nói cuối cùng của nền văn học trung đại, là một trong những hiện tượng tiêu biểu báo hiệu cho sự chuyển đổi từ văn học trung đại sang hiện đại. Văn thơ hiện thực trào phúng đã có sự phát triển mạnh mẽ, gặt hái được nhiều thành công rực rỡ trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự phát triển của nó gắn liền với ý thức của lực lượng cầm bút. Các tác giả của thơ văn hiện thực trào phúng phần lớn là các nho sĩ. Có người đỗ đạt cao như Nguyễn Khuyến, có người vừa đỗ đạt vừa làm quan như Nguyễn Thiện Kế, có người khơng đỗ đạt như Trần Tế Xương, Kép Trà...có người học giỏi nhưng vẫn không đỗ đạt như Học Lạc, Nhiêu Tâm. Họ đều là những người ít nhiều giữ được khí tiết nho gia, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, có tinh thần chiến đấu căm thù giặc. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các tác giả viết thơ trào phúng là những nhà nho. Họ chính là những nhà thơ Nơm cuối cùng của dân tộc. Tuy không xông pha trực tiếp vào cuộc đấu tranh cứu nước bằng sức mạnh vũ lực nhưng họ đều có cảm tình với những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đó. Lịng u nước của họ biểu hiện chủ yếu bằng thái độ bất mãn với chế độ thực dân phong kiến thống trị và họ dùng tiếng cười trào phúng trong thơ ca để bộc lộ sự bất mãn đó.

Ngay từ những buổi đầu của cuộc chiến chống xâm lăng ở vùng Nam Kì Lục Tỉnh, văn thơ hiện thực trào phúng đã có mặt trong những bài thơ của Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc, Nhiêu Tâm...đả kích bọn tay sai bán nước, phục vụ cho giặc. Tuy vậy, có thể thấy rằng, thời kì phát triển nhất của thơ ca hiện thực trào phúng này là từ sau khi thực dân Pháp đã hoàn thành căn bản cuộc xâm lăng và xã hội thực dân nửa phong kiến hình thành, phơi bày ra hết những cảnh lố lăng, hỗn loạn của nó.

Cuối thế kỉ XIX, khi Nho giáo như một hệ thống giá trị văn hóa đã bộc lộ những mặt hạn chế không thể nào khắc phục trước sự xâm lấn ồ ạt của văn hóa đến từ

phương tây theo chân những kẻ cướp nước tràn vào nước ta, khi mà cái sở học của nhà nho cũng như những phẩm chất cao quý mà các nhà nho vẫn ln cố gắng gìn giữ và tu dưỡng đã khơng thể chặn được sự tấn công của thực dân pháp thì lịch sử đã chứng kiến một cuộc đỗi thay rất to lớn trong quan niệm về nhân cách nhà nho buộc họ phải nhìn nhận lại tầng lớp mình.việc thơng hiểu thánh hiền không thể giúp ích cho bối cảnh lịch sử lúc này, điều đó khiến họ chới với, xuất hiện cảm hứng tự trào, tự chế giễu bản thân, cười cợt, hạ bệ những mặt trái, những hạn chế của mình và tầng lớp mình, xem bản thân như là một kiểu người thừa trong gia đình và xã hội. hiện tượng tự trào, tự cười mình ở các nhà nho diễn ra phổ biến đến đầu thế kỉ XX ở nhiều mức độ khác nhau.

Ðầu thế kỷ XX, giai đoạn lịch sử đầy biến động, có sự chi phối mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, của văn học phương Tây, lực lượng nhà nho không tránh khỏi sự phân hóa: Các nhà nho vì u nước thương dân, khơng cam tâm làm nô lệ đã tiếp tục đứng lên chống Pháp (Phan Bội Châu, Ngô Ðức Kế, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng...). Họ được tiếp nhận và phát triển luồng tư tưởng cách mạng từ châu Âu đưa đến. Họ vừa họat động chính trị vừa sáng tác văn chương. Buổi đầu khi phong trào cách mạng lên cao, các nhà nho có nhu cầu đưa những vấn đề mới của xã hội vào văn học nên họ sáng tác say sưa. Bằng những cách tân nghệ thuật họ nhiệt tình thể hiện những vấn đề mới của xã hội, cuộc sống và con người. Tác phẩm của họ thường phong phú về số lượng, đa dạng về đề tài và có những tác động mạnh mẽ đối với xã hội, làm "dậy sóng" phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Ý thức hệ phong kiến khơng cịn chi phối tư tưởng của họ một cách nặng nề như trước nữa. Họ khơng cịn muốn nói đến đạo lý thánh hiền và cũng chẳng hề gò câu đẽo chữ để tạo sự bóng bẩy cho bài thơ, bài văn. Họ chỉ hướng đến một mục đích duy nhất: giải phóng đất nước, xây dựng quốc gia hùng cường.

Lúc này, nhà nho khơng cịn là lực lượng sáng tác chính. Bên cạnh họ đã có xuất hiện một lực lượng sáng tác mới. Ðó là lực lượng trí thức tân học. Ðây là những người vừa mới được đào tạo từ các trường Pháp - Việt. Phần lớn trong số họ bắt đầu từ cơng việc làm báo, có những nhà cựu học viết bằng chữ Hán. Dần dần, theo con đường dịch thuật, phỏng tác... họ chuyển từ viết báo sang viết truyện ngắn, kịch, nhanh chóng đáp

ứng được địi hỏi của cơng chúng thành thị. Họ khác với các nhà nho cấp tiến, chú trọng đến văn hóa hơn là chính trị. Nhìn chung, họ là những người mạnh dạn đến với cái mới. Tuy nhiên ở họ không tránh khỏi những dằn vặt, trăn trở khi chọn cho mình một hướng đi để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Họ đến với cái mới vì ước nguyện dung hịa hai nền văn hóa Âu - Á.

Sự phát triển của văn học trào phúng, đến lượt nó, đã có những tác động tích cực đến q trình phát triển của văn học nói chung. Trước hết, nhờ tiếng cười, tính chất nghiêm trang biến mất, óc cuồng tín và mê tín cũng biến theo, con người dễ trở thành bao dung trước cái mới lạ hơn. Sau nữa, văn học trào phúng phải dựa trên, hơn nữa, càng ngày càng củng cố, mối quan hệ gần gũi giữa người viết và người đọc. Văn học trào phúng là để đọc ngay, tạo ra hồi âm ngay, chứ không phải là thứ để dành trong ngăn kéo, cho mai hậu. Điều này dẫn đến một số hệ quả quan trọng: một, đề tài văn học trào phúng phải có tính thời sự, gắn liền với cuộc sống xã hội chung quanh; hai, chất liệu phải là những gì cụ thể và nhiều kịch tính; ba, ngơn ngữ phải giản dị để người đọc có thể lĩnh hội ngay tức khắc; và bốn, kết cấu tác phẩm phải khéo léo để có thể làm bật lên tiếng cười vào chính cái lúc tác phẩm kết thúc. Có thể nói chính văn học trào phúng đã góp phần đắc lực trong việc làm sụp đổ lối văn chương bát cổ mà một số nhà nho cấp tiến muốn đoạn tuyệt, và cũng chính nó là tiền thân của xu hướng hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt Nam sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 49 - 54)