Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3.3. Giọng điệu trào phúng
3.3.3. Sự kết hợp hài hòa giữa cái bi và cái hài
Cái hài có mặt từ rất sớm trong xã hội lồi người, xuất hiện đầu tiên trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của xã hội tiền giai cấp. Tiếng cười là yếu tố không thể vắng mặt trong cái hài. Cái hài thuộc về khách thể thẩm mĩ còn cái cười lại thuộc về chủ thể thẩm mĩ. Trong cuộc sống, cái hài nảy sinh trong cuộc đối đầu giữa cái đẹp với cái xấu.
Khi xã hội đang cịn cái xấu thì cái hài đang cịn lí do dể xuất hiện. Xã hội Nam Kì cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chính là một mảnh đất vơ cùng màu mỡ để cái hài sinh sôi nảy nở.
Nghệ thuật đặc biệt là văn học có khả năng thâm nhập sâu vào bản chất của cái hài, tập trung tô đậm, khắc sâu những mâu thuẫn mang tính hài, khiến cho nó nổi bật hơn, tiếng cười vì vậy nổ ra giịn giã, khối trá hơn, ý nghĩa phê phán cũng vì vậy mà thâm thía sâu sắc hơn. Cái hài trong nghệ thuật là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống nhưng ở dạng tiêu biểu, tinh túy và ổn định hơn. So với cái hài trong cuộc sống, cái hài trong nghệ thuật cịn có ưu thế hơn hẳn về sức tác động mạnh mẽ đối với dư luận xã hội, bởi vì việc cảm thụ cái hài trong nghệ thuật thường mang tính tập thể, phản ánh tinh thần cơng khai và dân chủ .
Để làm tốt nghĩa vụ xã hội của mình, các nhà thơ Nam Kì ln cho ra đời những tác phẩm trào phúng kịp thời vạch trần những cái xấu, cái ác đúng lúc nó đang hồnh hành nghiêng ngửa, góp phần thúc đẩy, kích thích mạnh mẽ hơn khơng khí phê bình của xã hội. Họ trở nên nhanh nhạy khi nắm bắt các vấn đề, các hiện tượng đáng phê phán trong xã hội thực dân nửa phong kiến đang đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Cái hài pha vào bi, làm nổi bật cái bi đang chế ngự cả xã hội.
Khi nghe tiếng kèn của giặc thổi vang, Phan Văn Trị đã chua chát, xót xa trọng dạ. Đó là cái bi, là cảm giác đau lịng khi biết rằng mảnh đất thân yêu của dân tộc đã nằm trong tay kẻ cướp nước. Tuy vậy, Phan Văn Trị lại cười, một cái cười mang nhiều niềm đau. Ông “ngậm cười” khi nói về vai trị của triều đình, chúng thật “hết nói nổi”. Triều đình giờ đây cũng chính là giặc, thậm chí chúng cịn gian ác hơn cả ngoại
trong làng” khơng phải là để giữ gìn sự êm ấm của nhân dân mà để làm những việc
làm rất đáng khinh bỉ:
Sớm đón ghe lên xin quýt núm
Chiều ngăn thuyền xuống kiếm dưa còi.
Những việc làm đáng cười của cái đồn lính ấy cũng làm nổi lên sự vất vả cũng như đáng thương của nhân dân ta. Cái hài làm nổi bật cái bi khến cái bi càng thêm thảm hại.
Thực dân Pháp đặt ách thống trị lên Nam Kì, chủ trương ru ngủ dân đen bằng những chiếc bánh vẽ với những hứa hẹn về một ngày không xa nhất định sẽ tốt đẹp hơn thực tại, chúng đến với sứ mệnh khai hóa, mở mang nhưng thực chất lại là đan áp, cướp bóc. Vì thế, những bài thơ vạch mặt sự giả dối của các nhà thơ trào phúng nam kì bao giờ cũng nẩy lên những tiếng cười, tràng cười đủ cỡ, đủ mức vào cung cách đối xử của lũ thống trị và kẻ bề trên miệng ra rả giảng đạo đức cho mọi người, còn bản thân chúng thì đê tiện, bỉ ổi hết sức. Niềm lạc quan yêu cuộc sống của lớp người dưới đáy xã hội thời phong kiến đã là nguyên nhân làm nảy sinh những tiếng cười.
Khi những chuẩn mực bị lệch pha, cái hài xuất hiện. Phan Văn Trị thẳng tay đả phá, cười vào cái đạo đức giả của Tôn Thọ Tường, cười vào cái luận điệu giả dối của hắn để nhắc nhở phải sống sao cho đúng đạo lí. Nhiêu Tâm thấy xuất hiện rất nhiều cái lệch chuẩn này trong xã hội đương thời, nào là cha trẻ con già, nào là những kẻ mang tư tưởng con gà tức nhau tiếng gáy, tranh giành hạt cơm rơi mà quên đi mình là đồng loại, những cái xấu về mặt xã hội, xấu về đạo đức, về nhân cách, xấu về lối sống vì lí tưởng như: thói xu nịnh, háo danh, giả dối, độc ác, … là đối tượng của cái hài trong thơ ông.
Các nhà thơ đã sử dụng tiếng cười như một sự phản kháng lại xã hội, môt thái độ bất bình của nhân dân với tầng lớp trên và kẻ thù của họ. Châm biếm mỉa mai là một dạng thức của cái hài. Cái cười trong cái hài là cái cười đặc biệt nhằm vào đối tượng cụ thể, là cái cười có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tiếng cười trong cái hài, là một loại vũ khí, phương tiện, để phê phán mặt trái của cuộc sống, để phủ định tất cả những gì xấu xa, giả dối, lỗi thời, đó là hình thức phê phán đặc biệt và khẳng định cái
mới, cái tốt đẹp. Trong bản chất, cái hài hoàn toàn đối lập với cái bi. Tuy nhiên, ở thơ trào phúng của các nhà thơ Nam Kì, cái hài lại làm nổi bật lên cái bi.
Lời thơ của các nhà thơ Nam Kì lúc châm biếm, đả phá, lúc trào lộng, hóm hỉnh. Quy luật của đời: bi quá hóa hài. Hài để mà chua xót, vơi nỗi buồn chán. Càng chua xót, đau thương lại càng tìm đến cái cười... ra nước mắt. Chính yếu tố trữ tình đã khiến cho yếu tố trào phúng thêm thâm thúy, chua xót. Cái hài trong cái bi mang lại ý nghĩa xã hội sâu sắc, có vai trị quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, cách nhìn đời của các nhà thơ.
KẾT LUẬN
Văn học trào phúng cuối thế kỉ XIX ở Nam Kì Lục Tỉnh đã phát triển thành dòng, thành hướng riêng trong nền văn học. Sự phát triển của nó được tiếp tục mạnh mẽ sang đầu thế kỉ XX. Các tác giả của văn học hiện thực trào phúng giai đoạn này hầu hết là những nho sĩ, giữ gìn khí tiết của nho gia, tiếp thu tinh thần yêu nước của dân tộc và có tinh thần căm thù giặc. Lòng yêu nước của họ biểu hiện chủ yếu ở thái độ bất mãn với chế độ thực dân phong kiến. Sáng tác văn thơ của họ trước hết là để tỏ rõ thái độ đó đồng thời cũng là tìm kiếm niềm vui, sự lạc quan trong hồn cảnh nước nhà đang buổi giao thời.
Thơ ca hiện thực trào phúng đã có mặt ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta ở vùng đất Nam Kì với nhiều cây bút tiêu biểu như Phan Văn Trị, Học Lạc,...đả kích bọn tay sai cho giặc. Trong thời gian kháng Pháp, nó vẫn tiếp tục ra đời với những cây bút tiêu biểu khác như Huỳnh Mẫn Đạt, Nhiêu Tâm,...Tuy nhiên thời kì phát triển nhất của thơ văn hiện thực trào phúng trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX này là từ sau khi thực dân Pháp đã hoàn thành căn bản cuộc xâm lăng của mình trên vùng đất Nam Kì và hình thành nên xã hội thực dân nửa phong kiến với tất cả những cảnh tượng lố lăng, hỗn loạn của nó. Các nhà thơ hiện thực trào phúng vùng Nam Kì Lục Tỉnh đã cho chúng ta thấy rõ những cảnh tượng thương tâm, kệch cỡm của xã hội bấy giờ một cách rõ nét.
Thơ ca hiện thực trào phúng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã để lại một nội dung tố cáo xã hội sâu sắc. Đối tương tố cáo của nó là những kẻ xâm lược tàn ác cũng như bọn tay sai bán nước hại dân. Có thể nói, văn học hiện thực trào phúng giai đoạn này đứng rất gần với cuộc đấu tranh của thời đại, của nhân dân và phản ánh đầy đủ cuộc sống xã hội thời điểm này. Nó đứng đầu chiến tuyến, hỗ trợ cho nhân dân kháng chiến với tinh thần lạc quan. Đồng thời, nó cũng là một kho tư liệu phong phú, sinh động cho chúng ta tìm hiểu về xã hội miền Nam Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Bên cạnh những đóng góp về nội dung tư tưởng, văn học hiện thực trào phúng miền Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX cịn có những cống hiến to
những cơng trình sáng tạo về ngơn ngữ, hình ảnh và phương pháp trào phúng vơ cùng độc đáo. Nghệ thuật của họ bắt nguồn từ chính cuộc sống thường ngày, đi tìm sức mạnh từ trong hiện thực đời sống. Đặc biệt trong nghệ thuật trào phúng ấy phải kể đến sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình, giữa cái bi và cái hài tạo nên chiều sâu cho những vần thơ hiện thực trào phúng.
Phát triển với ảnh hưởng sâu sắc của những biến cố lịch sử quan trọng, lớn lao của đất nước, văn học hiện thực trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh giai đoạn này có một vị trí đáng chú ý trong lịch sử văn học nước nhà nói chung. Nó là một bộ phận của văn học cả nước, góp tiếng nói, hương sắc của mình vào vườn thơ của đất nước. Nó như truyền sức mạnh cho sự chuyển mình tiến lên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại, chuyển đổi sang nền văn học hiện đại. Nó là sản phẩm đặc biệt của văn học cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Với tấm lịng u mến và biết ơn những đóng góp to lớn đã làm đẹp cho vườn thơ đất nước của các nhà thơ trào phúng Nam Kì Lục Tỉnh mà tiêu biểu là Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đât, Học Lạc và Nhiêu Tâm, chúng tơi đã tìm tịi, tổng hợp trong thơ ca của các tác giả để làm rõ những đặc điểm nổi bật cả về nội dung và nghệ thuật trong thơ ca của họ. Chúng tơi mong ước sẽ đóng góp một cách nhìn để thấy được vai trị và giá trị của thơ ca trào phúng hiện thực Nam Kì Lục Tỉnh trong nền văn học Việt Nam. Qua đó thấy được sức mạnh của tiếng cười trào phúng trong việc phản ánh hiện thực xã hội buổi giao thời ở miền Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Chúng tơi cũng mong muốn những thơng tin có giá trị về thân thế, sự nghiệp cũng như những nét độc đáo trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ ca hiện thực trào phúng của những nhà thơ trào phúng xuất sắc ở Nam Kì Lục Tỉnh giai đoạn này là Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Học Lạc và Nhiêu Tâm mà chúng tơi cung cấp sẽ là những gợi ý thích đáng, những kiến thức bổ ích giúp người đọc dễ dàng khám phá và đến gần, yêu mến hơn với thơ ca hiện thực trào phúng của những tác giả này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp, Văn hỌc Nam BỘ tỪ đẦu đẾn giỮa thẾ kỈ XX (1900- 1954), Nxb Tp. HCM.
2. Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp (1990), Những danh sĩ miền Nam, Nxb Tổng hợp
Tiền Giang.
3. Nguyễn Bình, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn An, Tác giả văn học Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục.
4. Trần Đức Cường (Chủ biên), Võ Sĩ Khái, Nguyễn Đức Nhuệ, Lê Trung Dũng,
Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội.
5. Nguyễn Đình Đầu, Chế độ cơng điền cơng thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở
Nam Kì Lục Tỉnh, Nxb Trẻ.
6. Hồng Hạnh, Dấu xưa Nam Bộ (Ghi chép, sưu khảo), Nxb Văn nghệ.
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb
Giáo dục.
8. Nguyễn Văn Hầu, Văn học Miền Nam Lục Tỉnh, tập 1 - Miền Nam và văn học dân
gian địa phương, Nxb Trẻ.
9. Nguyễn Văn Hầu, Văn học Miền Nam Lục Tỉnh, tập 2 – Văn học Hán Nôm thời
khai mở và xây dựng đất mới, Nxb Trẻ.
10. Nguyễn Văn Hầu, Văn học Miền Nam Lục Tỉnh, tập 3 - Văn Học Hán Nôm thời
kháng Pháp và thuộc Pháp, Nxb Trẻ.
11. Nguyễn Văn Hầu, Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang,
Nxb Trẻ.
12. Vũ Phúc Huy (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ, Phạm Quang Trung, Lịch sử Việt Nam (1858 – 1896), Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện
Sử học, Nxb Khoa học Xã hội.
13. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Nxb Văn học.
14. Vũ Ngọc Khánh (Hà Nội – 1974), Thơ văn trào phúng Việt Nam (Phần văn viết từ
thế kỉ XIII – 1945), Nxb Văn học.
16. Huỳnh Lứa (2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỉ XVII, XVIII, XIX, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Khoa học Xã
hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội.
17. Sơn Nam, Nói về miền Nam, cá tính miền Nam và thuần phong mĩ tục Việt Nam
biên khảo, Nxb Trẻ.
18. Sơn Nam, Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam biên khảo, Nxb Trẻ. 19. Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam biên khảo, Nxb Trẻ.
20. Sơn Nam (1994), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Văn nghệ TP. Hồ
Chí Minh.
21. Trần Thị Nhung (Chủ biên), Lịch sử vùng đất Nam Bộ - Một số kết quả nghiên cứu, Nxb Khoa học Xã hội.
22. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục. 23. Lữ Huy Nguyên, Tú Xương - Thơ và đời, Nxb Văn học.
24. Nguyễn Liên Phong – Nguyễn Q. Thắng chủ dịch, giới thiệu, Nam kì phong tục
nhơn vật diễn ca, Nxb Văn học.
25. Nguyễn Liên Phong, Điếu Cổ Hạ Kim Thi Tập, Nxb Văn Hóa - Văn Nghệ.
26. Trương Hữu Quýnh, Phạm Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt
Nam, Tập 1, Nxb Giáo Dục.
27. Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 28. Vũ Thanh Sơn, Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam Cuối Thế Kỷ XIX Đầu Thế Kỷ XX
(Quyển 9), Nxb Quân Đội Nhân Dân.
29. Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, Nxb Tp. HCM.
30. Văn Tân, Văn học trào phúng Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến 1945, Nxb Khoa học Xã hội
31. Võ Văn Thanh, Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, Nxb Trẻ.
32. Nguyễn Q. Thắng (1990), Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nxb Tổng hợp
An Giang.
33. Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh, Đất và người Nam Bộ, Nxb Trẻ.
34. Trần Nho Thìn, Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb
35. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam thế kỉ XX – Thơ ca chữ Quốc ngữ Việt Nam đầu
thế kỉ XX, quyển 4, tập 2, Nxb Văn học.
36. Nguyễn Văn Thuần – Nguyễn Quảng Tuân, Phan Văn Trị - Cuộc đời và tác phẩm, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
37. Lê Xuân Thọ, Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa pháp ở Việt Nam
1858-1897, Nxb Hồng Đức.
38. Lê Trí Viễn, Phan Cơn, Nguyễn Đình Chú, Huỳnh Lý, Lê Hồi Nam (1976), Lịch
sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.
39. Kiều Văn, Giai thoại lịch sử Việt Nam, tập 6 – Danh nhân văn hóa và chí sĩ chống
ngoại xâm thời Nguyễn, Nxb Tổng hợp Tp. HCM.
40. Hỏi đáp về lịch sử Việt Nam, Tập 4 – Cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ nhất (1858 – cuối thế kỉ XIX), Nxb Trẻ.