Văn học Quốc ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 40 - 46)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.3. Văn học Nam Kì Lục Tỉnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

1.3.2. Văn học Quốc ngữ

a. Tiến trình văn học Quốc ngữ

Từ thế kỷ XVI, q trình bn bán giao thương giữa các nước tư bản phương Tây với phương Đơng đã được đẩy mạnh. Trong đó, các quốc gia Đông Nam Á là nơi mà các thuyền buồm phương Tây (Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...) thường

xuyên dừng chân. Đồng thời, đây là giai đoạn các giáo sĩ bắt đầu truyền bá đạo Thiên chúa giáo vào các quốc gia phương Đông. Chữ Quốc ngữ ra đời từ thế kỉ XVII, là thành quả tập thể của nhiều giáo sĩ Bồ Ðào Nha, Ý, Pháp ... trong đó cơng lao lớn nhất thuộc về linh mục Alexandre de Rhodes. Hình thành và phát triển theo bước chân của các giáo sĩ Tây Phương, họ muốn La Tinh hóa các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ để truyền bá đạo Thiên chúa một cách dễ dàng hơn. Khi Nam Kì trở thành thuộc địa của Pháp, người Pháp dùng chữ quốc ngữ làm phương tiện để cai trị xứ Nam Kì, dùng văn hóa của họ để gieo ảnh hưởng lên vùng Lục tỉnh. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để dần dần xoá bỏ ảnh hưởng của văn hố Trung Hoa nói chung, chữ Nho nói riêng, thực dân Pháp đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phổ cập chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ hình thành khởi đi từ các nhà truyền giáo Ðàng Trong cũng như Ðàng Ngoài, rồi lần lượt chữ quốc ngữ được phổ biến trong giới Thiên chúa giáo như là phương tiện truyền giáo. Cho đến khi Pháp đặt chân lên miền Nam thì chữ quốc ngữ được dùng làm phương tiện đơ hộ dân Việt Nam ta. Từ đó chữ quốc ngữ có cơ hội tiến triển mạnh mẽ, được phổ biến, truyền bá đến quảng đại quần chúng.

Văn chương quốc ngữ, sở dĩ được phát triển dễ dàng hơn trong Nam là nhờ sự đóng góp tích cực của giới truyền giáo Thiên Chúa. Ban đầu nó bị người Nam Kì bài bác vì người miền Nam sống trên dãi đất Nam Kì tuy mới thành lập, nhưng cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật, Khổng hay Lão, lại có cá tính hào hùng nên những người u nước, người bình dân chống đối thực dân Pháp, cũng ngấm ngầm chống lại việc học chữ quốc ngữ. Tinh thần ấy được ghi lại trong những câu ca dao:

Khuyên anh về học lấy chữ Nhu

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi Hán học mất địa vị chính thống và trong xã hội đã hình thành những yêu cầu mới, những thành phần cơng chúng mới thì chữ quốc ngữ mới được xem là thứ chữ của dân tộc. Việc đổi mới chữ viết đã mang nhiều ý nghĩa lớn, nó khơng chỉ tạo điều kiện dễ dàng trong việc học, viết, đọc mà còn cung cấp phương tiện hiện đại cho nền văn học mới. Khi thực dân Pháp đặt nền bảo hộ ở Nam Kì cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để dần dần xố bỏ ảnh hưởng của văn hố Trung Hoa nói chung, chữ Nho nói riêng, thực dân Pháp đã thúc đẩy mạnh mẽ việc

phổ cập chữ Quốc ngữ. Nhà cầm quyền Pháp tại Nam kì đã thấy phương tiện truyền thông bằng chữ quốc ngữ cho người Việt Nam có khả năng thích hợp hơn chữ Pháp, chữ Hán hay chữ Nơm, vì nó dễ học. Người Việt nhờ chữ quốc ngữ mà thông hiểu trực tiếp ngôn ngữ của mình.

Hơn 10 năm sau, nhà cầm quyền Pháp quyết định dùng chữ quốc ngữ để làm văn tự chính thức cho Nam Kì. Sự việc này khơng phải do chính phủ Pháp muốn khai hóa cho dân Việt, mà nằm trong những mưu đồ thơn tính Việt Nam. Trong ý đồ ấy, người Pháp đã mở thêm nhiều trường dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp, hô hào giúp đỡ người dân đi học, cốt để đào tạo một đội ngũ công chức thừa hành, hỗ trợ cho công cuộc cai trị của chánh quyền thuộc địa Pháp. Kể từ năm 1920 trở đi trên tồn cõi Việt Nam chỉ cịn các trường tân học, một số hoàn toàn dùng Pháp ngữ, đa số dùng quốc ngữ và Pháp ngữ, chữ Hán trở thành tử ngữ. Ban đầu ít có sách viết bằng chữ Quốc ngữ để đọc, nên thực dân Pháp đề ra chủ trương dịch các loại sách kinh điển Trung Quốc và những sách Hán Nôm của Việt Nam ra chữ quốc ngữ.

Dưới sự ủng hộ của nhà cầm quyền Pháp, hàng loạt sách kinh điển và tiểu thuyết Minh Thanh của Trung Quốc đã được dịch ra chữ Quốc ngữ. Người dân Việt Nam vốn đã không xa lạ với những tiểu thuyết Minh Thanh như Tam Quốc, Đông Chu liệt quốc, Tây Du Ký…nên những sách dịch tiểu thuyết Minh Thanh bằng quốc ngữ được đón nhận nồng nhiệt. Về sau, ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm nghiên cứu, tiểu thuyết, thơ ca viết bằng chữ quốc ngữ theo cấu trúc của Tây Phương trong các xóm đạo từ giữa thế kỷ XIX. Tác giả tiêu biểu của thời Kì này đều là tín đồ thiên chúa giáo như Huỳnh Tịnh Của,Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu... Những tiểu thuyết tình cảm bằng quốc ngữ của Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt,Phú Đức, Bửu Đình, Phạm Minh Kiên, Biến Ngũ Nhi, Nam Đình Nguyễn Thế Phương ... tiếp tục góp thêm vào tiến trình văn học quốc ngữ Nam Kì.

Thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu, trù phú, đời sống dân chúng lại được tiếp thu nhiều ảnh hưởng của phương Tây, những yếu tố ấy giúp cho Nam Kì Lục Tỉnh dễ dàng phát triển kinh tế,nó cũng là địn bẩy giúp cho văn học nghệ thuật có điều kiện phát triển. Chủ trương phổ biến chữ quốc ngữ của nhà cầm quyền Pháp để dễ dàng cai trị thuộc địa, là một cơ hội tốt cho các nhà văn, nhờ đó Nam Kì đã sáng tạo nên một

nền văn học phù hợp với hình thái đơn giản của chữ quốc ngữ tại vùng đất này.Nam Kì Lục Tỉnh là vùng đất của quốc ngữ và báo chí, tiểu thuyết,ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khiến nền văn chương bình dân phát triển mạnh.Người Nam Kì đã dùng chữ quốc ngữ để diễn đạt cảm xúc, tư tưởng thành những áng văn chương, tạo thành nền văn học Miền Nam mang nét đặc sắc riêng khơng thể hịa lẫn. Miền đất Lục Tỉnh là nơi khai phá cũng là nơi dẫn đầu cho nền văn học quốc ngữ Việt Nam.

b. Một số tác giả tiêu biểu

Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) được xem là những nhà văn quốc ngữ tiên phong, là những người đầu tiên đã dùng chữ quốc ngữ để phổ biến văn chương, cũng là những người hô hào truyền bá chữ quốc ngữ đến quảng đại quần chúng vào thời Kì sơ khai. Bằng những sáng tác văn chương của mình, họ đã đẩy mạnh việc truyền bá chữ quốc ngữ để sau này trở hành thứ ngơn ngữ chính thống của Việt Nam. Họ là những nhà văn lớn, gây thành những phong trào tiên phong sau này.

Trương Vĩnh Ký (1837-1898) tên thật là Trương Chánh Ký sau đổi thành Trương Vĩnh Ký, là một giáo dân của đạo Thiên chúa, tên thánh là Jean Paptiste, tên chữ là Pétrus, tự Sĩ Tải. Vì vậy người ta thường viết tên ơng là Pétrus Jean Paptiste Trương Vĩnh Ký. Sinh tại làng Vĩnh Thành (tục danh Cái Mơn), tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long (sau thuộc tỉnh Bến Tre). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Tiếp xúc với nền Nho học từ rất sớm, khi lên 5 tuổi, ông học chữ Hán với ông giáo Học. Năm 1847, cha ông qua đời trong khi trấn nhậm ở một vùng gần Nam Vang (Phnom-Penh). Sau đó, mẹ ơng giao ơng cho giáo sĩ Tám, với sự dìu dắt của vị giáo sĩ này, ơng học chữ Quốc ngữ. Sau khi giáo sĩ Tám mất, có nhà truyền giáo người Pháp tên tiếng Việt là linh mục Long, đem về nhà dịng chính ở Cái Nhum (Bến Tre) cho học chữ La tinh.

Dưới triều vua Minh Mạng, năm 1835, vua hạ Chiếu cấm đạo nên năm 1848, Linh mục Long đưa Trương Vĩnh Ký qua học tại Trung Học Pinhalu ở Campuchia. Đây là trường đạo dành riêng để dạy học trò người Việt, Miên, Lào, Thái Lan, Miến Ðiện và Trung Hoa. Nhờ ở chung với học sinh các nước này mà ơng học nói và viết thơng thạo ngơn ngữ của các nước Đông Nam Á kể trên. Năm 1851, Trương Vĩnh Ký theo Linh mục Long qua học tại Tổng Chủng Viện Viễn Ðông Quốc Ngoại Truyền

Giáo ở Poulopénang (Hạ Châu). Trong 6 năm theo học ở Pénang, ông đã học về văn chương, khoa học, triết lý thông qua chữ La tinh. Cũng ở tại đây, ơng có dịp học thêm các ngơn ngữ Pháp, Anh, Hy Lạp, Ấn Ðộ và Nhật.

Trương Vĩnh Ký là người có tâm huyết và đóng góp vơ cùng to lớn với nền văn học quốc ngữ Việt Nam. Không chỉ là một nhà văn tiên phong của nền văn học chữ quốc ngữ, ơng cịn là một học giả rất nổi tiếng, là nhà ngôn ngữ học quảng bác, uyên thâm. Ơng có thể nói và viết 15 ngôn ngữ Tây phương và 11 ngôn ngữ Ðơng phương. Ơng sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học. Viết sách dạy người Pháp học tiếng Việt và ngược lại, dịch bộ Tứ Thư (Ðại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử), cũng như một số sách chữ Hán ra chữ quốc ngữ, cốt để phổ biến ngơn ngữ và tư tưởng Ðơng phương. Chính ở phương diện nầy chúng ta cơng nhận ơng là một nhà văn hóa lỗi lạc. Trên phương diện chính trị ơng mong tạo sự thông cảm giữa người Việt và người Pháp, giữa những xung đột lớn lao về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước. Tuy theo đạo Thiên chúa nhưng ơng vẫn giữ được phong hóa Ðơng phương, thấm nhuần tư tưởng Nho giáo Khổng Mạnh

Trương Vĩnh Ký mất vào ngày 1 tháng 10 năm 1898, thọ 61 tuổi, để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Thời Pháp, tưởng nhớ công nghiệp của ông, người ta đúc tượng ông, một người nho nhã mặc quốc phục, đầu bịt khăn đống, tay cầm quyển sách. Từ thời Pháp thuộc năm 1927, một trường Trung Học lớn mang tên ông - Trường Trung học Pétrus Ký (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh). Kể ra những sách và bài của ơng đã viết để thấy văn nghiệp của ông đồ sộ, phong phú và đa dạng. Trương Vĩnh Ký là nhà thông thái, quảng bác ngữ học với lối ơng hành văn rất giản dị, bình dân, viết cũng y như câu nói mang lại nền tảng vững chắc cho văn học quốc ngữ. Có thể nói, về văn học chữ quốc ngữ, Pétrus Trương Vĩnh Ký thật xứng danh là một nhà văn tiền phong.

Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), Huỳnh Tịnh Paulus Của hay Huình Tịnh Của, hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ông tinh thông cả Hán văn và Pháp Văn. Năm 1881, được bổ ngạch Ðốc phủ sứ, phụ trách công việc phiên dịch các văn án cho nhà cầm

quyền Pháp tại Việt Nam. Ông cũng là nhà văn quốc ngữ tiền phong, là một nhà văn hóa học và ngơn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu ở Nam kì. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn. Mặc dù tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn, nhưng tuyệt đại đa số các tác phẩm của ông được viết bằng chữ quốc ngữ, vào thời bấy giờ vẫn chưa được coi trọng và bị đánh giá thấp hơn so với chữ Hán hay chữ Pháp. Huỳnh Tịnh Của từng đề nghị dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán và gửi một bản điều trần cho vua Tự Đức, yêu cầu cho xuất bản báo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng, nhưng không được chấp nhận.

Cùng tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa phương Tây, Huỳnh Tịnh Của đồng quan điểm với Trương Vĩnh Ký, nhìn thấy xã hội Việt Nam lúc bấy giờ có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật phương Tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hóa phương Đơng cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập. Trong những buổi đầu của nền văn chương quốc ngữ ở Nam Kì, đóng góp của Huỳnh Tịnh Của là rất lớn. Tác phẩm nổi bật nhất của ông là cuốn Đại Nam quốc âm tự vị, là quyển tự vị tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam, do người Việt Nam biên soạn, được coi là pho sách kinh điển, trở thành "sách gối đầu giường" với nhiều thế hệ các nhà ngôn ngữ Việt Nam. Ngữ vựng trong sách rất phong phú. Nó cịn bao gồm chẳng những các từ ngữ văn chương và ngơn ngữ bình dân mà cả những tiếng có màu sắc địa phương được dùng trên nước ta lúc bấy giờ.

Một tác giả cũng rất đáng nhắc đến trong những tác giả tiêu biểu, đặt nền móng cho văn học quốc ngữ bấy giờ là Trương Minh Ký. Trương Minh Ký (1855-1900), nguyên tên là Trương Minh Ngôn hiệu Thế Tải, Mai Nham, q tại làng Hanh Thơng, thuộc Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc quận Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh). Là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn hóa Việt Nam. Song thân ơng là ông Trương Minh Cẩn và bà Phạm Thị Nguyệt. Ông là một học trị xuất sắc của Trương Vĩnh Ký, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát triển nền văn học Quốc ngữ Việt Nam.

Bên cạnh việc dạy học, ông cộng tác với thầy Trương Vĩnh Ký trên tờ Gia Định báo, Thơng Loại Khóa Trình và viết sách dạy Pháp văn. Giống như Huỳnh Tịnh Của, cách hành văn của ơng rất bình dân, mộc mạc. Ơng chuyên dịch chữ Hán ra quốc ngữ và sử dụng văn vần nhiều hơn văn xuôi. Năm 1889, ông được cử làm thơng ngơn cho phái đồn triều đình Huế đi sứ sang Pháp tham dự Hội Đấu xảo tại Paris. Tuy Trương Minh Ký không được chú ý nhiều nhưng vừa là môn đệ, vừa là người cộng tác thân cận với Trương Vĩnh Ký, xét qua văn nghiệp, cũng xứng đáng dành cho ông một chỗ đứng trong số các nhà văn tiền phong chữ quốc ngữ.

Các nhà văn kể trên cùng với sáng tác văn chương của mình đã có cơng rất lớn trong việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Họ là những nhà văn lớn, tạo nên phong trào tiên phong bắt đầu từ miền đất Nam Kì sau lan dần trên cả nước. Nhờ sự tâm huyết cũng như những tác phẩm của họ mà chữ quốc ngữ mới bắt đầu phổ biến trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, đặt nền móng cho việc sử dụng rộng rãi sau này khiến nền văn học Việt Nam sau này phát triển nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ca hiện thực trào phúng nam kì lục tỉnh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (khảo sát qua thơ phan văn trị, huỳnh mẫn đạt, học lạc và nhiêu tâm)​ (Trang 40 - 46)