Mối liên hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện bình chá (Trang 148 - 180)

Trên cơ sở khung lí luận được xây dựng và kết quả khảo sát thực trạng về HĐ ƯDCNTT trong hoạt động học tập của HS và QL HĐ ƯDCNTT trong hoạt động học tập của HS TH, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong hoạt động học tập của HS TH. Các biện pháp trên có mối

đồng bộ trên cơ sở vận dụng. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trị riêng, nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia, hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Trong quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của HS ở TH, Hiệu trưởng cần phối hợp nhịp nhàng, hợp lý cả 6 biện pháp trên.

Việc nhận thức đầy đủ các vai trò của ƯDCNTT trong hoạt động học tập của HS và tầm quan trọng của công tác QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS TH là điều kiện cần, là tiền đề để có thể thực hiện chất lượng và hiệu quả các biện pháp sau. Bởi lẽ, một khi nhận thức tốt vấn đề, ý thức của họ sẽ được nâng cao, khi đó trách nhiệm của họ đối với cơng việc cũng được nâng cao và giúp họ thực hiện tốt cơng việc, góp phần hồn thành tốt mục tiêu đề ra.

Định hướng cụ thể những nội dung và biện pháp nâng cao năng lực lập kế hoạch cho cán bộ quản lí, giáo viên cơng tác QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS TH. Trên cơ sở đó, cơng tác tổ chức sẽ thực thi các vấn đề trong kế hoạch đã định.

Cơ sở để phát triển ứng dụng CNTT trong nhà trường trước hết phải có con người có trình độ và khả năng ứng dụng CNTT, nếu khơng có nguồn lực CNTT có trình độ cơ bản thì chắc chắn quá trình quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS của CBQL và GV sẽ khơng thành cơng. Khi GV đã có trình độ có trình độ tin học cơ bản, họ sẽ nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động có ứng dụng CNTT trong nhà trường và nhờ vào việc này mà HS mới có cơ hội thể hiện khả năng học tập ứng dụng CNTT của mình. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa sẽ đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động ổn định, cung ứng được các dịch vụ cho người sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Và để khai thác tốt các ứng dụng CNTT trong dạy và học tập không thể thiếu việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng kịp thời. Kết quả của biện pháp

này có thể là thơng tin để điều chỉnh các nội dung, trình tự thực hiện của các biện pháp trước.

Tuy nhiên trong thực tế cơng tác quản lí, việc triển khai các biện pháp một cách đồng bộ sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy vậy, tùy theo tình hình thực tiễn mà chủ thể quản lí lựa chọn biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Tóm lại có thể nói tất cả các biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS đã được đề xuất nói trên đều có vị trí hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường TH. Trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo sự phát triển ổn định của nhà trường, đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp cụ thể là: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của việc ƯDCNTT trong HT của HS. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho GV về lập kế hoạch có ứng dụng cơng nghệ thông tin vào học tập cho học sinh. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo GV tổ chức rèn luyện cho HS nâng cao kỹ năng ƯDCNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng phục vụ dạy và học có ƯDCNTT. Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới thiết kế các nội dung bài học phù hợp với việc ƯDCNTT trong học tập nhằm tiếp cận năng lực của HS. Biện pháp 6: Bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá có ứng dụng CNTT vào HT

của HS.

Mỗi biện pháp trên tuy được đánh giá ở các vị trí và thứ hạng khác nhau nhưng đều có tính cấp thiết và khả thi. Mỗi biện pháp có vai trị và vị trí khác nhau. Song các biện pháp mà tác giả đưa ra đều có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của trường học. Trong quá trình tổ chức thực hiện, vừa vận dụng những hiểu biết về nhiệm vụ quản lý, vừa vận dụng những văn bản chỉ đạo của ngành, nghiên cứu nắm bắt tình hình thực tế để có những biện pháp thích hợp trong q trình QL ƯDCNTT trong học tập của HS.

Bằng việc khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, các ý kiến đều cho rằng các biện pháp đều có mức độ cần thiết và khả thi cao.

Bằng thực nghiệm cũng đã khẳng định việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để nâng cao hiệu quả công tác QL ƯDCNTT trong học tập của HS là biện pháp quan trọng không thể thiếu của hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập vì nó sẽ nâng cao chất lượng hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường TH trên địa bàn huyện Bình Chánh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng như trong hoạt động giáo dục HS đã thổi một luồng sinh khí mới mẽ, hiện đại cho việc dạy học của giáo viên bậc Tiểu học, làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn, phát huy được óc tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng, phong phú của trẻ nhỏ. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất về các mơ hình ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý và tuyên truyền. Và ngày nay trong xu thế phát triển của thời đại, việc ứng dụng CNTT trong học tập của HS và trong giảng dạy của GV là một tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giáo viên sáng tạo nhiều hơn trong công tác giảng dạy và mang đến cho học sinh những bài học sống động, gần gũi và HS được tiếp cận CNTT một cách tích cực và chủ động. Như vậy, CNTT trong dạy và học tập là một phương tiện hiệu quả làm cầu nối giữa người dạy và người học. Khai thác những lợi ích mà CNTT mang lại là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu, luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu về các khái niệm, làm sáng tỏ hệ thống lý luận về ứng dụng CNTT vào học tập của HS và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào trong học tập của HS ở trường TH. Xây dựng nội dung quản lý công tác Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS. Các nội dung trên đây là cơ sở, định hướng để tổ chức nghiên cứu thực trạng, khảo sát thực trạng Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS ở trường TH trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Trên cơ sở thực trạng, tác giả đã thiêt kế các phiếu hỏi CBQL; tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của CBQL, GV. Kết quả giúp ta thấy còn tồn tại một số

hạn chế cần khắc phục như đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ Tin học cho đội ngũ GV và HS, việc lập kế hoạch còn một số hạn chế.

Dựa trên cơ sở lý luận và những hạn chế về mặt thực trạng tác giả đã đề xuất ra 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS ở trường TH trên địa bàn huyện Bình Chánh. Đối với mỗi biện pháp đề xuất tác giả đã phân tích rõ mục tiêu, nội dung, cách thực hiện, điều kiện thực hiện. Do đó có thể triển khai tại 5 trường TH đã nêu trong việc QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Chánh

- Hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho trường trang bị CSVC, thiết bị CNTT, phần mềm dạy học có bản quyền kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển và triển khai việc ứng dụng CNTT trong học tập của HS.

- Quan tâm động viên, khen thưởng xứng đáng cho các giáo viên, các trường đạt kết quả cao trong các đợt hội giảng, hội thi về ứng dụng CNTT trong dạy và học.

- Lựa chọn thống nhất các phần mềm ứng dụng trong quản lý và dạy học, có tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể đối với các hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS, trên cơ sở đó các trường đưa vào kế hoạch năm học.

- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy tính cho các trường tiểu học để phục vụ tốt cho quản lý và dạy học.

2.2. Đối với CBQL các trường tiểu học

- Tham mưu, tranh thủ, huy động các nguồn lực tập trung cho ứng dụng và phát triển CNTT trong nhà trường.

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ về CNTT cho CBQL, GV và HS.

viên, khen thưởng các cá nhân, tổ, nhóm thực hiện tốt, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bách khoa toàn thư Wikipedia.

Bộ chính trị. (2000). Chỉ thị số 58 ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Chỉ thị số 55 ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2008 - 2012.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan Hợp tác kĩ thuật Bỉ. (2009). Tài liệu tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tích cực.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Thông tư số 41 ngày 30 tháng 12 năm

2010 về Ban hành điều lệ trường Tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2018 – 2019.

Bùi Minh Hiển (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo. (2016). Quản

lí giáo dục. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

Cao Thanh Tuấn. (2013). Thực trạng QL HĐ HT của HS ở các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục. Chuyên ngành Giáo dục học. Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Chính phủ. (1993). Nghị định 49 ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT ở

nước ta trong những năm 90.

Chính phủ. (2005). Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền

thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Webside

Bộ giáo dục và Đào tạo (www.moet.gov.vn).

Chính phủ. (2015). Nghị quyết số 26 ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-

phát triển công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Đào Thái Lai. (2003). Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.

Đào Thái Lai. (2006). Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng dụng CNTT trong hoạt động nghề nghiệp. Nghiên cứu khoa học số

5.

Đảng Cộng Sản Việt Nam. (2013). Nghị quyết số 29 ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đảng Cộng Sản Viêt Nam. (1996). Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000.

Đoàn Út Bẩy. (2017). Quản lý hoạt động học tập của HS bán trú ở các

trường Trung học phổ thơng trên địa bàn huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành

Quản lý giáo dục. Trường Đại học Giáo dục. Hà Nội.

Đỗ Minh Cương. (1996). Các học thuyết quản lý. Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

Hồng Kiếm. (2000). Cơng nghệ thông tin và việc đổi mới phương pháp

giáo dục đào tạo.

Website http://www.lib.hcmuns.edu.vn/cib/bt200/cntt- gddt.htm. Lê Hồng Vân. (2015). QL HĐ ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường

tiểu học huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ

khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lý Giáo dục. Trường Đại học Giáo dục. Hà Nội

Lò Thị Vân. (2015). Đặc điểm hoạt động học tập và sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh tiểu học. Tạp chí Giáo dục số 353

kì 1-3/2015.

Meier, B. & Nguyễn Văn Cường. (2016). Lí luận dạy học hiện đại. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

Nguyễn Quang Tường. (2015). Quản lí hoạt động ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục. Chuyên

ngành Quản lý Giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (2004). Cơ sở khoa học quản

lý. Tài liệu bài giảng, Hà Nội.

Nguyễn Thanh Giang. (2014). Quản lí ứng dụng cơng nghệ thơng tin ở trường trung học phổ thông vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Luận

án Tiến sĩ khoa học giáo dục. Trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Thị Thanh Hải. (2016). Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học.

Nxb Đại học Sư phạm.

Phạm Viết Vượng. (2007). Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia - Hà

Nội.

Phó Đức Hịa, Ngơ Quang Sơn. (2007). Ứng dụng CNTT & TT trong dạy học tích cực. Nxb Giáo dục.

Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. (2009). Luật Giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. (2006). Luật Công nghệ thông tin. Nxb Tư pháp.

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh. (2014). Về hướng dẫn dạyvà học môn tin học cấp tiểu học năm 2014 – 2015.

Thủ tướng Chính phủ. (2001). Đề án tin học hố quản lý hành chính nhà

nước (2001- 2005) kèm theo Quyết định số: 112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001

Trần Kiểm. (2004). Khoa học quản lí giáo dục – một số vấn đề lí luận và

thực tiễn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Trần Kiểm. (2010). Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục. NXB

Đại học Sư phạm.

Trần Khánh. (2007). Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong giáo dục”. Tạp chí Giáo dục số 161.

Trần Thị Hương. (2005). Dạy học tích cực. Nxb Đại học Sư phạm TP.

PHỤ LỤC 1 – BẢNG HỎI

Về thực trạng quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh tiểu học ở huyện Bình Chánh

(Dành cho Cán bộ quản lí và Giáo viên)

Kính thưa Q Thầy/Cơ!

Chúng tơi đang nghiên cứu về quản lí hoạt động ứng dụng cơng nghệ thơng tin (CNTT) trong học tập ở các trường tiểu học thành phố Hồ Chí Minh, với mong muốn tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công việc này. Xin Quý Thầy /Cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện bình chá (Trang 148 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)