trường thuộc huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Căn cứ vào sự định hướng của cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1 và thực trạng thực hiện cũng như thực trạng quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh, được thu thập và phân tích ở chương 2. Người nghiên cứu nhận thấy công tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh cần phải được bổ sung điều chỉnh ở một số nội dung, để hoạt động này đạt được hiệu quả cao hơn. Dưới đây là những biện pháp người nghiên cứu cho rẳng rất cần thiết và có tính khả thi khi áp dụng vào thực tế hoạt động này tại các trường.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV, HS về tầm quan trọng của việc ƯDCNTT trong HT của HS
*Mục tiêu của biện pháp
Giúp cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận được các văn bản của nhà nước, của ngành về chỉ đạo nâng cao kết quả giáo dục bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học ở trường phổ thông.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trị của cơng nghệ thơng tin trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập và vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong cũng như ngoài giờ lên lớp một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận các thiết bị, công nghệ phần mềm vào học tập và giải quyết các nhiệm vụ học tập ngoài giờ lên lớp.
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức trun truyền, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh hiểu được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.
*Nội dung biện pháp
Phổ biến các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn của ngành về ứng dụng cntt trong dạy – học
Tổ chức học tập, tập huấn cho giáo viên về tầm quan trọng của ƯDCNTT cho học sinh.
Phổ biến cho học sinh hiểu biết về tầm quan trọng của CNTT trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận các thiết bị, phần mềm CNTT hiện đại nhằm khơi dậy niềm đam mê, học tập và nghiên cứu.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch tổ chức học tập, triển khai các văn bản chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và các hướng dẫn của các ban ngành có liên quan đến hoạt động triển khai công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh. Thơng qua đó, giao nhiệm vụ cho từng giáo viên và các bộ phận có liên quan, chịu trách nhiệm.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên giáo dục học sinh về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập cũng như trong đời sống. BGH đề nghị các tổ phân công giáo viên có năng
rèn luyện kỹ năng khai thác thiết bị và vận dụng các phần mềm vào giải quyết các bài tập. Tổ chức cho học sinh thi đua sáng tác, sáng tạo trên các phầm mềm hỗ trợ học tập. Từ đó khuyến khích và khơi dậy niềm đam mê về công nghệ cho các em.
Các tổ chuyên môn phối hợp với nhau thiết kế các buổi học tập nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh về ứng dụng cơng nghệ thơng tin dưới nhiều hình thức khác nhau như; trong các buổi sinh hoạt chun mơn có thể lồng ghép giải đáp, hay giải quyết các tình huống trong q trình thực hiện. Thơng qua trao đổi học thuật giữa các giáo viên với nhau, có thể tranh thủ học kinh nghiệm xử lý các tình huống trong quá trình triển khai thực hiện.
Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho GV về lập kế hoạch có ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh
*Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho đội ngũ CBQL và GV, nhất là GV thấy được tầm quan trọng của việc lập một kế hoạch cụ thể trong việc ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh là rất quan trọng để góp phần thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh TH.
Giúp công tác QL HĐ ƯDCNTT trong học tập được tiến hành một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả cao trong quản lí.
Khuyến kích GV tự học từ nhiều nguồn khác nhau nhằm nâng cao năng lực thiết kế kế hoạch có ƯDCNTT vào giảng dạy.
Tổ chức thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm thường xuyên cho giáo viên về triển khai kế hoạch hướng dẫn HS ƯDCNTT vào trong việc học tập.
Tổ chức giao lưu học hỏi với GV các trường trong và ngoài huyện về lập kế hoạch ƯDCNTT cho HS hôc tập.
*Nội dung biện pháp
- Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Sở GD, Phòng GD thành những KH cụ thể và triển khai đến toàn bộ CBQL, GV và HS. Làm cho họ hiểu mục
tiêu, nội dung, phương thức tổ chức và các biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong học tập và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Từ đó giúp họ nâng cao tinh thần làm việc, có ý thức tự giác, tích cực trong việc tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy và học tập của GV và HS ở trường TH. Vì chỉ khi GV thực hiện tốt thì mới tác động đến HS học tập tốt.
- Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong học tập của HS sẽ góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện và chuẩn hóa về cơ sở vật chất góp phần giúp nhà trường nhanh chóng thích ứng trước các yêu cầu đặt ra ngày càng cao của xã hội. Nếu GV khơng ƯDCNTT thì khơng thể địi hỏi HS mình làm việc đó.
- Đưa CNTT vào nhà trường nói chung và trường TH nói riêng là một công việc cần thiết, cấp bách, quan trọng và đúng đắn. Cần tới tầm nhìn xa của cán bộ quản lí nhà trường, cần tới một định hướng triển khai đúng đắn và cần sự ủng hộ của tập thể cán bộ, giáo viên trong tồn trường thơng qua việc lập kế hoạch cụ thể.
- Hiện nay, đại đa số các trường đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy, quản lý. Tuy vậy, việc ứng dụng vào hoạt động học tập của HS thì ít, cịn mang tính tự phát, chắp vá, chưa theo kế hoạch tổng thể, lâu dài và chưa có một sự chỉ đạo thống nhất, vì vậy hiệu quả chưa cao. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng này, Hiệu trưởng cần lập một kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS TH một cách tổng thể, lâu dài như là một phần của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
- Ngoài ra, trong từng giai đoạn, Hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạch triển khai cụ thể cho từng năm học nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống ứng dụng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Để làm tốt công tác nâng cao năng lực lập kế hoạch cho cán bộ quản lí, giáo viên trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh thì cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- CBQL và GV phải nhìn nhận được vấn đề, nắm bắt được tình hình, xác định được mục tiêu QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS, quyết định lựa chọn những biện pháp tối ưu, có tính cần thiết và khả thi. Đồng thời trong nhà trường CBQL là người gương mẫu, tiên phong đi đầu trong việc thực hiện các kế hoạch đề ra. Ngoài ra lãnh đạo cũng cần quan tâm đến các nguồn lực như: kinh phí HĐ, điều kiện CSVC để công tác QL diễn ra thuận lợi hơn, tạo điều kiện tốt để HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS đạt được hiệu quả cao. Và cần phải duy trì thường xun cơng tác kiểm tra và cải tiến việc thực hiện KH.
Ngồi ra tổ trưởng các tổ chun mơn là lực lượng trực tiếp triển khai các kế hoạch QL HĐ ƯDCNTT trong học tập của HS đến từng GV. Vì vậy hiệu trưởng cũng cần tập huấn nâng cao năng lực QL cho các đối tượng này.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với các thành phần đối tượng.
- Xây dựng kế hoạch về khai thác và sử dụng kinh phí đầu tư: Khơng chỉ dừng ở việc đầu tư trang thiết bị, mà cần chú trọng hơn trong kế hoạch kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng; mua phần mềm; lắp đặt và khai thác đường truyền Internet, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ cho việc học tập của HS.
- Xây dựng kế hoạch về con người: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ hiện nay, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy tính để thiết kế giáo án, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, kỹ năng tổ chức dạy học bằng trình chiếu,....
- Thành lập ban chỉ đạo gồm HT, PHT, đại diện các ban ngành toàn thể trong nhà trường, Trưởng ban đại diện cha mẹ HS.
- Kế hoạch cần nêu rõ:
+ Nội dung triển khai: Phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng + Về kinh phí: Dự kiến các nguồn kinh phí
+ Thời gian: Thời gian bắt đầu, kết thúc
+ Nhân sự để triển khai: Ai tham gia, phân công trách nhiệm
+ Quản lý ứng dụng và đánh giá hiệu quả: Ai là người quản lý, sử dụng, đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch:
+ Căn cứ để xây dựng kế hoạch là văn bản chỉ đạo của các cấp, kế hoạch về việc thực hiện nhiệm vụ ƯDCNTT của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, đề nghị, yêu cầu về thiết bị công nghệ của các tổ chuyên môn, nguồn kinh phí mà nhà trường có thể đáp ứng cho việc mua sắm, hỗ trợ,... Để bảng kế hoạch mang tính khả thi thì u cầu các tổ chun mơn bàn bạc, đăng ký các thiết bị cơng nghệ cần thiết để có thể ƯDCNTT vào trong học tập của HS. Dựa vào các căn cứ trên, chúng ta có thể chia kế hoạch chung thành các kế hoạch từng phần như sau:
1. Kế hoạch giảng dạy các tiết có ƯDCNTT của từng GV. 2. Kế hoạch dạy học của GV bộ môn Tin học.
3. Kế hoạch tham gia các cuộc thi tổ chức trên mạng như: Tài năng Tin học, thi IOE, OSE (của bộ môn Tiếng Anh), … ƯDCNTT dành cho HS TH.
4. Kế hoạch sửa chữa, cải tiến thiết bị công nghệ.
+ Các kế hoạch trên được xây dựng và tiến hành ngay từ đầu năm học. + Phân tích những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức của nhà trường.
+ Cụ thể hóa thành KH tháng, KH tuần với các nội dung cụ thể thực hiện và phân công cụ thể đề thực hiện.
+ Ngồi ra, trong q trình tổ chức, kiểm tra việc thực hiện, có thể điều chỉnh kế hoạch phù hợp với khả năng kinh phí, điều kiện lao động, kỹ thuật.
- Tổ chức thực hiện KH:
+ Trong buổi họp hội đồng đầu năm học, triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và yêu cầu thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đề ra. Trong q trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải báo cáo kịp thời để có hướng khắc phục.
+ Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường nhất là việc ƯDCNTT trong học tập, thường gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, trình độ cơng nghệ thơng tin của cán bộ,giáo viên, HS, nhân viên, cịn có các khó khăn khác như nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, của chính quyền địa phương và của cha mẹ học sinh.
+ GV bộ môn Tin học căn cứ văn bản chỉ đạo của cấp trên, soạn thảo nội dung, trình Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng duyệt để triển khai thực hiện.
+ Lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn mọi người thực hiện KH đề ra thông qua các HĐ chuyên môn, các phong trào. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho GV nghiên cứu, học tập, thảo luận theo đơn vị tổ.
- Chỉ đạo thực hiện KH:
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung của trường để xây dựng kế hoạch tuần, tháng trong việc QL HĐ ƯDCNTT trong học tập. Đồng thời thu thập các thông tin phản hồi từ tổ chuyên môn đến từng cá nhân để có biện pháp điều chỉnh kế hoạch của nhà trường.
+ Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch. Kịp thời điểu chỉnh kế hoạch một cách hợp lý khi cần thiết.
+ Trưởng ban đại diện cha mẹ HS phổ biến KH đến tất cả cha mẹ HS để phối hợp thực hiện, đồng thời vận động cha mẹ HS tạo điều kiện tốt nhất để HS tham gia KH của nhà trường.
+ Đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập nghiên cứu như: Tổ chức cho CBQL, GV trao đổi, thảo luận biện pháp ứng dụng CNTT trong việc học tập của HS qua các buổi họp chuyên môn hàng tháng.
+ Chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp nhất là những báo cáo có ứng dụng CNTT trong việc học tập của HS, đồng thời phát động phong trào dạy học có ứng dụng CNTT trong các đợt hội giảng hàng năm giao cho các tổ nhóm chun mơn, cá nhân sưu tầm, tuyển chọn các tiết dạy hay có ứng dụng CNTT để giáo viên tham khảo, học tập.
+ Chỉ đạo phát động tham gia và tổ chức các cuộc thi qua mạng như: Tài năng Tin học, thi Olympic Tiếng Anh, Olympic Tiếng Việt, Toán, các hội thi trực tuyến của Đội,… như kế hoạch đã đề ra.
+ Chỉ đạo GV có thể kết hợp với bồi dưỡng thường xuyên của GV với định hướng QL ứng dụng các hoạt động CNTT trong việc học tập của HS.
- Kiểm tra, đánh giá KH
+ Để việc kiểm tra đảm bảo mục tiêu cần tổ chức bộ máy và thiết kế các hoạt động của bộ máy kiểm tra cho phù hợp.
+ Căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch ứng dụng CNTT vào việc học tập của HS, kế hoạch các công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra chuyên đề,... phó hiệu trưởng, giáo viên chủ động đề xuất với Hiệu trưởng nội dung, biện pháp, hình thức tiến hành kiểm tra các nội dung của hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS theo kế hoạch đã đề ra.
+ Có thể kiểm tra bằng nhiều cách như dự giờ thăm lớp, kiểm tra các HĐ của tổ chuyên môn, của GV, …
Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo GV tổ chức rèn luyện cho HS nâng cao kỹ năng ƯDCNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập
* Mục đích của biện pháp
Tạo điều kiện cho học sinh thường xuyên có giáo viên phụ trách hướng dẫn các em về phương pháp học tập ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời hướng dẫn các em cách thức sử dụng các thiết bị, phần mềm vào các nhiệm vụ học tập khác nhau.
Đảm bảo nội dung giáo án của giáo viên phù hợp với chủ trương ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào học tập. Ngồi ra chỉ đạo giáo viên có phương pháp cá biệt hóa trong dạy học giúp các đối tượng học sinh khác nhau tiếp cận phù hợp với CNTT.
Tạo điều kiện cho học sinh giải quyết các bài tập có ứng dụng cơng nghệ thơng tin nhằm rèn luyện kỹ năng khai thác cũng như vận dụng hiệu quả các thiết bị hỗ trợ học tập.
Khuyến khích học sinh cơ hội học hỏi, thi đua lẫn nhau thông qua các cuộc thi về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập do nhà trường tổ chức.
Tạo động lực cho học sinh bằng các hình thức khen thưởng, nêu gương những cá nhân đạt thành tích cao khi ứng dụng công nghệ thông tin vào học