Mục tiêu nhiệm vụ học tập có ứng dụng công nghệ thông tin trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện bình chá (Trang 31)

1.3. Hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học ở

1.3.1. Mục tiêu nhiệm vụ học tập có ứng dụng công nghệ thông tin trong

trường TH

1.3.1. Mục tiêu nhiệm vụ học tập có ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập học tập

Ai cũng biết cách dạy và cách học ngày nay đã thay đổi theo chiều hướng người học phải biết chủ động và trong suốt quá trình học tập người dạy, người học phải được tương tác thường xuyên. Vì vậy, yêu cầu này sẽ khó thực hiện được nếu khơng có sự thay đổi về cơng cụ dạy và học hiện đại. Tức là người học phải biết ứng dụng CNTT vào trong quá trình học tập của mình. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc học tập sẽ tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện. Ở đó, họ có thể tự học, học dưới sự hướng dẫn của thầy cơ và cịn có thể cùng nhau tham gia thảo luận vấn đề với thầy cô và bạn bè.

Mặt khác, trong thời đại xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, việc dạy học không chỉ hạn chế trong các giờ học tại nhà trường mà GV cịn có thể hướng dẫn HS tìm hiểu bài trước ở nhà qua hệ thống mạng internet. Hay phần mềm dạy học có thể giúp học sinh tự ơn tập, luyện tập theo nội dung của môn học. Và để đạt được các mục tiêu trên tất cả chúng ta đều nhờ vào việc hỗ trợ của CNTT vào trong hoạt động học tập.

Riêng đối với mơn tin học ở trường tiểu học thì Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh có xác định mục tiêu là nhằm giúp học sinh:

Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống và học tập; Có khả năng vận dụng những kiến thức Tin học vào việc học những môn khoa học khác, trong

hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã

tạo ra sản phẩm thông qua sử dụng các công cụ tin học”. (Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, 2014)

Tóm lại việc ứng dụng CNTT trong môi trường học tập là học sinh sử dụng máy tính như một cơng cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập và xem nó như một cơng cụ lao động trí tuệ, trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT.

1.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập cho HS TH

Ứng dụng CNTT vào trường tiểu học có hai nội dung chính: ứng dụng để phục vụ cơng tác quản lý, giảng dạy và tổ chức các hoạt động có ứng dụng CNTT vào trong việc học tập của HS.

Trong các hoạt động ƯDCNTT vào học tập thì có HĐ GV lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc học tập cho HS. Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ có hiệu quả các hoạt động học tập ở các môn học khác nhau. Trong đó, GV sẽ yêu cầu HS ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp học hay ngoài giờ học nhằm đảm bảo đạt mục tiêu của GV đề ra.

Tổ chức ứng dụng CNTT trong học tập còn thể hiện qua việc nhà trường lập trang web trợ giúp học tập, GV đưa ra các nội dung học tập cần ứng dụng CNTT, đồng thời cung cấp nguồn tài liệu tham khảo để học sinh truy cập thông tin.

Học sinh sử dụng CNTT để cải thiện cách học thông qua việc chuẩn bị bài học, luyện tập, ôn luyện kiến thức ở nhà hay việc học tập ở trên lớp. Ngoài ra GV có thể hướng dẫn HS sử dụng mạng xã hội để trao đổi việc học tập và thơng tin với bạn bè hay chính giáo viên.

Đẩy mạnh phương pháp học tập có ứng dụng CNTT trong các giờ học tập trên lớp, các hoạt động ngoại khóa như tổ chức cho học sinh tự đi thu thập

tài liệu, quay phim, chụp ảnh các di tích lịch sử, các danh nhân thuộc địa phương để làm tư liệu học tập.

GV sử dụng CNTT vào trong giảng dạy trên lớp sẽ thu hút sự tập trung, chú ý của học sinh vào việc học tập và nó cũng là điều kiện để HS biết ứng dụng CNTT vào trong việc học tập của mình.

Ngồi ra mơn tin học là môn học tự chọn ở tiểu học nên Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh có xây dựng các nội dung chủ yếu:

Làm quen với việc sử dụng máy tính; Sử dụng những thiết bị

thông dụng; Sử dụng phần mềm đồ họa; Sử dụng phần mềm

soạn thảo văn bản; thiết kế và xử lý đa phương tiện, bảng tính cơ bản; Sử dụng các công cụ trực tuyến; Sử dụng phần mềm trò chơi hỗ trợ học tập; Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc học tập để tạo ra sản phẩm phục vụ cho việc học tập các môn học

khác; Làm quen với khái niệm lập trình thơng qua phần mềm

mô phỏng LOGO với mức độ tương tác trực tiếp tốt”. (Sở

Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

Đó chính là các nội dung của bộ môn tin học ở nhà trường TH hiện nay đang được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.3. Hình thức phương pháp học tập có ứng dụng cơng nghệ thông tin của HS TH

Hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập ở trên lớp

Hiện nay, mạng internet phổ biến khắp mọi nơi và hầu hết những thơng tin con người cần đến đều có thể tìm được trên mạng internet nên hình thức

học tập của HS đã có sự thay đổi tích cực. Việc ƯDCNTT giúp HS ngày càng chủ động hơn trong hoạt động học tập, tìm tịi kiến thức mới.

Hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập ở trên lớp sẽ làm cho HS hứng thú hơn trong giờ học. Việc giáo viên tổ chức các hoạt động ƯDCNTT vào việc học trên lớp làm cho giờ dạy học của GV sống động hơn và HS được trực quan cụ thể qua hình ảnh, làm cho quá trình học tập của học sinh trở nên thuận lợi hơn.

Hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp

- Ứng dụng CNTT trong việc chuẩn bị bài học

Với sự phổ biến của internet, HS ngày nay khơng cịn sợ thiếu tài liệu học tập, bởi tất cả các tài liệu đều có thể tìm thấy dễ dàng qua việc sử dụng một ƯDCNTT để chuẩn bị trước thông tin vào việc chuẩn bị bài mới.

Nhiều người học hiện nay thường bỏ qua khâu chuẩn bị bài trước khi đến lớp, họ cho rằng nó khơng quan trọng, chỉ việc nghe thầy cô giảng là đủ. Nhưng thật sự lại không phải như vậy, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp người học định hình được kiến thức, nhờ đó họ dễ dàng tiếp thu và hiểu rõ bài học. Do đó trước khi đến lớp người học có thể thơng qua CNTT có thể tìm hiểu những nội dung bài học sắp tới, chuẩn bị những câu hỏi để bổ sung cho các giờ học trên lớp.

- Ứng dụng CNTT trong việc luyện tập – ôn tập

Thơng qua các cơng cụ tìm kiếm (Google) hay các chương trình, trang web hỗ trợ học tập (các trang web học tiếng anh, trang web trắc nghiệm), người học có thể đặt ra kế hoạch tự học của bản thân, xác định biện pháp học và phương tiện hỗ trợ, qua đó giúp người học sẽ tìm hiểu sâu hơn những vấn đề cịn thắc mắc trong giờ học.

HS có thể ƯDCNTT vào việc luyện tập – ôn tập thông qua các phần mềm online, E – learning, các trình duyệt khác, … để nâng cao kĩ năng, kiến thức, thể hiện được năng lực tự học của bản thân.

- Ứng dụng CNTT trong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kết quả học tập.

Việc tự kiểm tra đánh giá của HS cũng rất quan trọng trong quá trình học tập của mình. Tuy nhiên q trình này địi hỏi HS phải có tính tự động, tự chủ, tự giác trong học tập. Do đó nhờ ƯDCNTT người học có thể tự làm các đề kiểm tra, các cuộc thi thử của giáo viên, của trường để tự kiểm tra năng lực của bản thân, đánh giá được mức độ học tập của bản thân, qua đó điều chỉnh lại việc học tập như là lập kế hoạch học tập, phương pháp học, nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT vào học tập để đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó HS có thể sử dụng phần mềm trắc nghiệm online, tham gia các cuộc thi qua mạng như giải Toán, Olympic tiếng Anh trên internet, Olympic Smart English, Tin học quốc tế IC3 Spark Challenge, để khẳng định kĩ năng tự học và rèn luyện ở nhà thông qua các phần mềm học tập.

- Ứng dụng CNTT trong hợp tác và chia sẻ trong học tập

Trong quá trình học tập, HS không thể thiếu việc hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề học tập. Hợp tác không chỉ tăng cường những kĩ năng hiện có của học sinh mà ở đó học sinh chia sẻ kiến thức, học thêm, thực hành thêm và có thể làm việc với nhau nhiều hơn thay vì làm việc đơn độc. Người học sử dụng CNTT trong trao đổi thông tin học tập với nhau và với thầy cô thông các phần mềm. Người học có thể chia sẻ những tài liệu mà họ tìm được với nhau trong học tập, qua đó giúp người học đỡ mất thời gian trong khâu tìm kiếm tài liệu. Người học có thể chia sẻ những kỹ năng, phần mềm trong việc sử dụng CNTT thơng qua việc học nhóm, thảo luận trao đổi.

Tóm lại ƯDCNTT trong hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp là thơng qua các hình thức học tập, giúp người học tìm hiểu sâu hơn những kiến thức

đã học được trên lớp, giải quyết được nhiệm vụ học tập của nhóm, chất lượng học tập được nâng cao.

1.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập có ứng dụng CNTT trong học tập

Kiểm tra có thể được hiểu như sau: "Kiểm tra là công việc nhằm đo hay xác định mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực mà người học đạt được sau một quá trình học tập so với mục tiêu của môn học. Kiểm tra kết quả của người học là cơ sở để đánh giá sự phát triển của người học” (Phạm Thị Thanh Hải, 2016)

Căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch có ứng dụng CNTT trong học tập của trường, ... phó hiệu trưởng, giáo viên, chủ động đề xuất với hiệu trưởng nội dung, biện pháp, hình thức tiến hành kiểm tra các nội dung của hoạt động có ứng dụng CNTT trong học tập.

Chúng ta điều biết có nhiều hình thức để làm tốt công tác kiểm tra. Hình thức kiểm tra chuyên đề như: việc đầu tư và khai thác các thiết bị CNTT vào dạy học, kiểm tra việc xây dựng học liệu điện tử dùng chung của GV, kiểm tra toàn diện kết hợp kiểm tra hoạt động có ứng dụng CNTT trong học tập của một tổ, nhóm chun mơn.

Bên cạnh đó HT cần tăng cường cơng tác kiểm tra các hoạt động đánh giá ứng dụng CNTT trong học tập của HS một cách khoa học và hiệu quả bằng cách phát huy vai trò của tổ chun mơn. Vì tổ chun mơn là nơi giúp CBQL điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng học tập của HS, trong đó kết quả kiểm tra, đánh giá học tập của HS là một phần rất quan trọng trong quá trình dạy học.

Ở trường tiểu học, tổ chun mơn có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra việc GV đã thực hiện kiểm tra – đánh giá nhận xét học sinh theo đúng tinh thần khách quan.

Trong luận văn thạc sĩ QL HĐ UDCNTT vào dạy học ở các trường TH

huyện Đông Anh thành phố Hà Nội tác giả đã chỉ ra “Trong đánh giá thành

tích học tập của HS khơng chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp”. (Lê Hồng Vân, 2015).

Hơn nữa trong việc kiểm tra đánh giá HS chúng ta chỉ nhằm mục đích củng cố và tăng thêm kiến thức cho người học. Đồng thời nó có thể giúp người học biết được những kiến thức cịn thiếu. Như vậy, đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy của thầy sao cho phù hợp hơn.

Việc kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp các hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập sẽ đạt kết quả khả quan, tạo cơ hội cho người học được học tập trong mơi trường thuận lợi và hiện đại, góp phần tạo ra sự tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo của HS trong học tập.

Tóm lại, việc kiểm tra đánh giá là phần việc không thể thiếu trong việc lập ra kế hoạch hoạt động. Nó cịn là cơ sở để vạch ra các mục tiêu, nội dung của bảng kế hoạch. Nó giúp cho cơng tác ứng dụng CNTT vào học tập được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

1.4. Quản lí ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học ở trường tiểu học trường tiểu học

1.4.1. Phân cấp quản lí ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học ở trường tiểu học

Trong trường TH chủ thể quản lí là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trách nhiệm trong các hoạt động bao gồm như tuyển chọn, sử dụng giáo viên và công nhân viên làm việc. Trong quá trình quản lý nhà trường TH thì hiệu

trường sẽ có trách nhiệm quản lý các hoạt động ứng dụng CNTT vào học tập của HS. Người hiệu trưởng trong nhà trường TH còn giữ vai trò của một người lãnh đạo, giống như một thủ lĩnh trong nhà trường.

Trong luận văn thực trạng QL HĐ HT của HS ở các trường trung cấp

chuyên nghiệp tỉnh Đồng Nai của mình tác giả đã xác định vai trò của hiệu

trưởng như sau:

Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường chịu trách nhiệm

quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận, Hiệu trưởng có những

nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: chỉ đạo việc xây dựng và tổ

chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; tổ chức bộ máy nhà trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiệm vụ năm học; quản lý giáo viên, nhân viên học

sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra đánh

giá, việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên; quản lý

tổ chức giáo dục học sinh; quản lý hành chính, tài chính, tài

sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được học

các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện

hành. (Cao Thanh Tuấn, 2013)

Hiệu trưởng phân cơng Phó hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên thơng qua tổ chun mơn.

“Tổ chun mơn có vai trị là đơn vị hành chính trung gian giữa hiệu trưởng và giáo viên. Nó cịn giúp hiệu trưởng tổ chức, triển khai thực hiện cụ thể các mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình, kế hoạch của nhà trường”. (Nguyễn Quang Tường, 2015)

Ngoài ra giáo viên là người quản lý trực tiếp hoạt động học tập của học sinh nên có nhiệm vụ truyền tải kiến thức cho học sinh đồng thời phối hợp với các lực lượng khác trong nhà trường đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học tập, làm cho hoạt động này trở thành hoạt động chính. Để từ đó học sinh hình thành thói quen, động cơ và hứng thú học tập.

Vậy chủ thể quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học ở trường TH là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Giáo viên TH có nhiệm vụ dạy cho HS làm quen với các phương pháp học tập chủ động, HS tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện bình chá (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)