1.3. Hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học ở
1.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập có ứng dụng CNTT trong học tập
Kiểm tra có thể được hiểu như sau: "Kiểm tra là công việc nhằm đo hay xác định mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực mà người học đạt được sau một quá trình học tập so với mục tiêu của môn học. Kiểm tra kết quả của người học là cơ sở để đánh giá sự phát triển của người học” (Phạm Thị Thanh Hải, 2016)
Căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch có ứng dụng CNTT trong học tập của trường, ... phó hiệu trưởng, giáo viên, chủ động đề xuất với hiệu trưởng nội dung, biện pháp, hình thức tiến hành kiểm tra các nội dung của hoạt động có ứng dụng CNTT trong học tập.
Chúng ta điều biết có nhiều hình thức để làm tốt công tác kiểm tra. Hình thức kiểm tra chuyên đề như: việc đầu tư và khai thác các thiết bị CNTT vào dạy học, kiểm tra việc xây dựng học liệu điện tử dùng chung của GV, kiểm tra toàn diện kết hợp kiểm tra hoạt động có ứng dụng CNTT trong học tập của một tổ, nhóm chun mơn.
Bên cạnh đó HT cần tăng cường cơng tác kiểm tra các hoạt động đánh giá ứng dụng CNTT trong học tập của HS một cách khoa học và hiệu quả bằng cách phát huy vai trò của tổ chun mơn. Vì tổ chun mơn là nơi giúp CBQL điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng học tập của HS, trong đó kết quả kiểm tra, đánh giá học tập của HS là một phần rất quan trọng trong quá trình dạy học.
Ở trường tiểu học, tổ chun mơn có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra việc GV đã thực hiện kiểm tra – đánh giá nhận xét học sinh theo đúng tinh thần khách quan.
Trong luận văn thạc sĩ QL HĐ UDCNTT vào dạy học ở các trường TH
huyện Đông Anh thành phố Hà Nội tác giả đã chỉ ra “Trong đánh giá thành
tích học tập của HS khơng chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp”. (Lê Hồng Vân, 2015).
Hơn nữa trong việc kiểm tra đánh giá HS chúng ta chỉ nhằm mục đích củng cố và tăng thêm kiến thức cho người học. Đồng thời nó có thể giúp người học biết được những kiến thức cịn thiếu. Như vậy, đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy của thầy sao cho phù hợp hơn.
Việc kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp các hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập sẽ đạt kết quả khả quan, tạo cơ hội cho người học được học tập trong mơi trường thuận lợi và hiện đại, góp phần tạo ra sự tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo của HS trong học tập.
Tóm lại, việc kiểm tra đánh giá là phần việc không thể thiếu trong việc lập ra kế hoạch hoạt động. Nó cịn là cơ sở để vạch ra các mục tiêu, nội dung của bảng kế hoạch. Nó giúp cho cơng tác ứng dụng CNTT vào học tập được thực hiện một cách hiệu quả hơn.