Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện bình chá (Trang 43 - 45)

1.5. Các yếu tố ảnh huởng đến quản lí ứng dụng CNTT trong học tập của

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

*Nhận thức, nhân lực và trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường TH

Thái độ, nhận thức của đội ngũ CBQL và GV cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động ứng dụng CNTT vào học tập trong nhà trường. Q trình ƯDCNTT ở trường TH có đạt hiệu quả cao hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai thực tiễn của người CBQL và giáo viên. Trước hết CBQL và giáo viên phải là người am hiểu sâu sắc về ƯDCNTT vào việc học tập, ít nhất trong lĩnh vực chun mơn của mình, trong dạy học ở thực tiễn đơn vị của mình.

Ngoài ra giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học nên cũng ảnh hưởng và chi phối hoạt động học tập của học sinh. Trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy của giáo viên, cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, tiếp nhận tri thức của HS. Nếu giáo viên có ý thức và tự học tập về các cách thức, kỹ năng vận dụng ứng dụng CNTT vào dạy học thì hiệu quả học tập của HS sẽ được nâng cao. Ngược lại, nếu GV chưa có nhận thức đầy đủ vai trị của việc ƯDCNTT trong học tập thì hiệu quả học tập của HS khi ứng dụng CNTT cũng sẽ hạn chế.

GV là người trực tiếp tổ chức, thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT vào học tập cho HS, do vậy họ đóng vai trị vơ cùng quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý ứng dụng CNTT vào học tập của HS.

Thêm vào đó trình độ tin học của đội ngũ GV ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ứng dụng CNTT vào học tập của HS. Khi GV có trình độ tin học cộng với kinh nghiệm bề dày về hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học thì mọi cơng việc từ khâu chuẩn bị bài giảng, tổ chức giảng dạy đến khâu đánh giá kết quả HS chắc chắn được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

* Nhận thức, trình độ và năng lực của học sinh

HS phải có được những phẩm chất và năng lực như: có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tự giác, tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về

CNTT ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách. Và đồng thời phải nhận thức đầy đủ về vai trị của ƯDCNTT trong học tập, có sự say mê học tập để bổ sung kiến thức, rèn luyện kĩ năng CNTT để ƯDCNTT trong học tập, phải xem việc ƯDCNTT trong học tập là xu thế tất yếu của thời đại học tập ngày nay.

Các kĩ năng CNTT HS cần rèn luyện bao gồm kĩ năng sử dụng phần mềm word, kĩ năng tìm kiếm và chia sẻ thơng tin trên mạng Internet; kĩ năng tự học với CNTT.

* Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.

Việc quản lý ứng dụng CNTT vào học tập ở TH sẽ có hiệu quả cao nếu trường trang bị hệ thống CNTT đồng bộ, đầy đủ. Điều đó cũng có nghĩa thuận lợi cho việc giúp giáo viên sử dụng phương tiện, trang thiết bị dạy học vào bài giảng. Nếu khơng có cơ sở vật chất, thiết bị CNTT và các thiết bị dạy học thì hoạt động ƯDCNTT cũng khơng thể diễn ra được. Vì vậy, hiệu trưởng cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị CNTT và các phương tiện kĩ thuật hiện đại, có biện pháp huy động nguồn vốn để trang bị trong nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện bình chá (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)