Các biện pháp đều xuất được căn cứ trên các nguyên tắc định hướng của lý luận, cơ sở pháp lý làm nền tảng và sự điều của cơ sở thực tiễn. Dưới đây là nội dung các các cơ sở đề xuất biện pháp.
3.1.1. Cơ sở pháp lí
Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về đổi mới căn bản tồn diện GD&D9T xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; … Phát huy vai trị của cơng nghệ thơng tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo”.
Luật Giáo dục điều 82.2 đã ghi: “...phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
trình độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”.
Công văn số 4095/BGDĐT-CNTT ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018 – 2019.
Công văn số 3330/GDĐT-TTTT ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Sở Giáo dục Đào tạo TP. HCM về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018-2019.
Công văn số 1351/GDĐT-TTTT ngày 1 tháng 10 năm 2018 của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Bình Chánh về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018-2019.
Quy chế dân chủ nhà trường; Quy định về đầu tư, sử dụng và bảo quản tài sản công…
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho học việc học tập, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy Tin học và ứng dụng CNTT của các trường còn nhiều hạn chế: thiếu các phịng học chức năng; số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh cịn ít. Việc vận dụng CNTT vào quá trình chỉ đạo, quản lý nhà trường và giáo viên soạn và dạy giáo án điện tử mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong mơi trường cơng nghệ thơng tin. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc
biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tất cả những điều trên đều rất ảnh hưởng đến công tác QL việc ƯDCNTT trong học tập cho HS ở trường TH, do đó cần tác động đến nhiều đối tượng khác nhau để cùng nhau đề ra các biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác QL việc ƯDCNTT trong học tập cho HS ở trường TH.