1.2. Các khái niệm
1.2.1. Ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học
Theo tác giả Phạm Thị Thanh Hải: "Học tập là một hoạt động mà chủ thể chính là người học; tri thức kỹ năng là đối tượng học tập. Việc tiếp nhận tri thức, kĩ năng được diễn ra theo cơ chế nhập tâm. Q trình đó diễn ra trên cơ sở hoạt động của hệ thần kinh, bao gồm các giác quan, các nơ ron thần kinh và não" (Phạm Thị Thanh Hải, 2016).
Ngày nay công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập và mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Tuy nhiên cách học, mục đích học có thể khác nhau nhưng đó là con đường là cơ hội tốt nhất để mỗi cá nhân phát triển, như theo tác giả Phạm Viết Vượng: "Học tập là cơ hội quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân phát triển và thành đạt" (Phạm Viết Vượng, 2007).
Nếu định nghĩa theo các nhà tâm lý thì học tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi, là kết quả của các trải nghiệm.
Học tập là hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết. Giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.
Vậy có thể hiểu học tập là hoạt động hướng người học tới tri thức, kỹ năng từ đó hình thành, phát triển và hồn thiện nhân cách của mình.
Học tập của học sinh tiểu học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như về đặc điểm tâm sinh lí, mơi trường, …,
Theo các nhà tâm lý học thì HS TH mang một số đặc điểm tâm lí cơ bản như về nhận thức thì rất giàu cảm xúc. Về tri giác HS TH mang tính chung chung, đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, bản chất sự vật và mang tính khơng chủ định. Tri giác của trẻ tiểu học luôn gắn liền với cảm xúc, các em thích quan sát những gì có màu sắc sặc sỡ bắt mắt. Ngoài ra sự chú ý của HSTH còn thiếu bền vững, đặc biệt là HS đầu cấp. Trí nhớ của HS TH vẫn là trí nhớ trực quan hình tượng và lưu lại trong trí nhớ các em hơn là hiện tượng
Usinxki đã nói: “trẻ em tư duy bằng hình thù, màu sắc, âm thanh và bằng cảm xúc nói chung”.
Ngồi ra ở lứa tuổi HS TH có các hoạt động cơ bản như: nhận thức, giao tiếp, học tập, sinh hoạt nhưng trong đó hoạt động học tập đã có sự phát triển hơn so với giai đoạn trước đó (mẫu giáo) và bắt đầu hình thành hoạt động học tập rõ ràng hơn.
Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của HS TH. Bước vào cấp tiểu học, trẻ bắt đầu thực hiện “bước quá độ vĩ đại nhất” trong toàn bộ cuộc đời; chuyển từ hoạt động vui chơi (hoạt động chủ đạo trong giai đoạn trước) sang hoạt động chủ đạo mới – hoạt động học (Lò Thị Vân, 2015)
Vậy học tập của HS TH có thể hiểu là HS tự tổ chức học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Và nhờ thông qua hoạt động học tập mà HS có sự thay đổi về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Nhờ đó mà có thể thích ứng với mơi trường học tập mới.
Công nghệ thông tin
Theo Bách Khoa toàn thư Wikiperdia: “CNTT là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thơng tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin”.
Khái niệm CNTT ở Việt Nam được định nghĩa trong nghị quyết 49/CP kí ngày 04/08/1993 của Chính phủ "CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” (Chính phủ, 1993).
Theo luật CNTT Việt Nam số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” (Quốc hội, 2006).
Theo Từ điển Tiếng Việt, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các Ngành Khoa học và Công nghệ liên quan đến thơng tin và các q trình xử lí thơng tin. Theo quan niệm này thì CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thơng và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thơng tin trong mọi lĩnh vực HĐ kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người.
Tóm lại có thể hiểu ngắn gọn CNTT là tổ hợp bao gồm khoa học kỹ thuật, công nghệ và mạng truyền thông dùng để sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống của con người”
-Ứng dụng CNTT trong học tập
Hiện nay CNTT đang ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của con người. Nó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội và làm thay đổi căn bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người.
Theo Luật CNTT số 67/2006/QH11, ngày 29/6/2006: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” (Quốc hội, 2006).
Việc ƯDCNTT trong học tập chính là q trình ứng dụng CNTT vào hoạt động học một cách hợp lý. Việc ứng dụng CNTT trong học tập nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhân sinh quan và mang lại hiệu quả cao trong việc đổi mới phương pháp học tập. Giúp người học lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và đạt hiệu quả tối đa thơng qua một q trình học tập đa giác quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mơ phỏng nhiều q trình, hiện tượng tự nhiên, xã hội nhờ vào kỹ thuật đồ hoạ. Cung cấp những kho tri thức khổng lồ, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao lưu chia sẻ mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
-Hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học
Theo Luật Giáo dục điều 82.2 đã ghi: “...phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy theo Luật giáo dục việc lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập.
Vì vậy hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh tiểu học là hoạt động được tổ chức nhằm mục tiêu là người học ƯDCNTT vào quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, tự học, chia sẻ với bạn bè. Và thông qua hoạt động này bồi dưỡng thêm cho HS TH các kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào hoạt động học tập của mình và cịn giúp học sinh làm chủ phương pháp học tập mới, chủ động hơn, có nhiều sự tương tác hơn, biết tìm kiếm và xử lý thông tin.