Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện bình chá (Trang 104 - 107)

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh có ứng dụng cơng nghệ thơng tin là kim chỉ nam, định hướng về nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện cho các đề xuất. Căn cứ vào cơ sở lý luận về dạy học, tổ chức các hoạt động học tập. Căn cứ vào thực trạng thực hiện giảng dạy và quản lý giảng dạy hiện nay tại các trường. Người nghiên cứu căn cứ vào các nguyên tắc dưới đây để đề xuất biện pháp.

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Tính hệ thống của ngun tắc này địi hỏi cần phải có sự kết nối giữa các thành tố tham gia vào quá trình dạy học. Mỗi thành tố đóng vai trị, vị trí riêng nhưng cùng thực hiệm mục đích chung. Cho nên quá trình đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập phải thấy được sự liên quan của hoạt động này đến các đối tượng trong cấu trúc của hoạt động. Nghĩa là, các biện pháp đền xuất phải vừa có hiệu quả đối với nội dung đề xuất nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các quá trình khác của hoạt động dạy học.

Các biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong học tập cho HS về cơ bản phải nằm trong tổng thể của HĐ QL chung trong nhà trường. Do đó các biện pháp sẽ tác động đến tất cả các nội dung trong QL HĐ ƯDCNTT trong học tập cho HS.

pháp là kết quả của cả hoạt động giáo dục, cho nên khi đề xuất các biện pháp phải xác định hiệu quả của biện pháp này có ý nghĩa như thế nào đối với biện pháp kế tiếp hay nội dung hoạt động học tập liền kề.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Tính đồng bộ của các nguyên tắc đề xuất được thể hiện, khi được vận hành trong cùng hệ thống các nguyên tắc cùng hướng tới một mục đích chung. Đối với cơng tác quản lý ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong học tập thì các biệm pháp được đề xuất, dù ở nội dung, chức năng khác nhau nhưng cùng hướng tới thực hiện cải thiện cơng tác quản lý.

Tính động bộ của các biện pháp đề xuất còn được thể hiện qua quá trình thực hiện, Các biện pháp có sự tương thích với nhau và cùng hỗ trợ thực hiện hoạt động. Ví dụ; biện pháp nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động giáo dục sẽ hỗ trợ về nhận thức vài trò, ý nghĩa của hoạt động các biện pháp. Cho nên, trong quá trình đề xuất các biện pháp phải đảm bảo sự tương hỗ, quan hệ biện chứng lẫn nhau giữa các giải pháp với nhau.

Việc quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường là một hệ thống trong hệ thống các hoạt động, nó liên quan đến nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trường như cơ sở vật chất, trình độ, năng lực đội ngũ, cơng tác quản lý ... Vì vậy một biện pháp quản lý không thể cùng lúc tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống đó mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, đem lại kết quả. Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập ở tiểu học phải đảm bảo đó là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng,…

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Sự phát triển của giáo dục được ví như vịng trịn đồng tâm. Càng lên cao cảng được mở rộng. Sự mở rộng chính là sự kế thừa những thành quả trước đó. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa cũng được thực hiện theo mơ hình vịng tròn đồng tâm trong giáo dục. Các biện pháp đề xuất một mặt cải thiện tình hình thực tế của hoạt động, mặt khác phải biết kế thừa những ưu điểm và thành quả trước đó. Trong cơng tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào học tập, tính kế thừa thể hiện ở việc các nhà quản lý phát huy được những hiệu quả của kế hoạch, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động này trước đó.

Ngun tắc này địi hỏi sự kế thừa phải biết chọn lọc cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở vật chất và đối tượng thực hiện. Đối với cơ sở vật chất, nền tảng cơng nghệ thơng tin có vịng đời tương đối ngắn nên khơng thể sử dụng mãi những ưu điểm của những năm trước đó về cơ sở vật chất cho những năm tiếp theo. Mặc khác đối tượng chịu sự quản lý ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có trình độ về CNTT khác nhau nên, các nhà quản lý cần chú ý và không nên coi thế mạnh và ưu điểm của giai đoạn trước cũng là ưu điểm và thế mạnh của giai đoạn hiện nay.

Sự kế thừa công tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh thể hiện ở việc đảm bảo kết quả học tập của học sinh năm sau tốt hơn năm trước. Kỹ năng tổ chức và năng lực dạy học của giáo viên không ngừng được cải thiện khi hướng dẫn cho học sinh sử dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trên lớp cũng như ở nhà.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển ổn định của nhà trường.

Các biện pháp đề xuất nhằm cải tiến công tác quản lý hoạt động học tập có ứng dụng cơng nghệ thơng tin chỉ là bộ phận của họat động quản lý trường học. Cho nên khi đề xuất các biện pháp cần chú ý, không nên để hoạt động

quản lý bị chi phối quá nhiều vào các biện pháp. Mặc khác, hiệu quả của công tác này phải tạo tiền đề hoặc thúc đẩy hoạt động quản lý khác.

Nguyên tắc này đòi hỏi hệ thống các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường. Yêu cầu phải thực hiện được và đem lại hiệu quả cao.

Tính bền vững trong biện pháp đề xuất nâng cao hoạt động quản lý học tập có ứng dụng cơng nghệ thông tin cho học sinh, được thể hiện qua việc học sinh có nền tảng vững chắc về công nghệ thông tin trong giải quyết các nhiệm vụ học tập. Theo thời gian kỹ năng, năng lực của giáo viên về hoạt động này được củng cố và không ngừng được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện bình chá (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)