1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.2. Chương trình đào tạo đại học
Chương trình giáo dục hay cịn gọi là CTĐT được xem là tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở người học thông qua các hoạt động được kế hoạch hóa và tổ chức trong nhà trường, gắn liền với đời sống xã hội. Mức độ đạt được các mục tiêu ấy là thể hiện tính hiệu quả của một CTĐT. Mục đích của việc thiết kế một CTĐT phụ thuộc vào đối tượng người học của CTĐT đó. Và quan niệm về CTĐT đã rộng hơn, đó khơng chỉ là việc trình bày mục tiêu cuối cùng và bảng danh mục các nội dung giảng dạy. Chương trình vừa cần cụ thể hơn, bao quát hơn, vừa là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành:
- Mục tiêu học tập
- Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập - Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập - Đánh giá kết quả học tập
Có thể xem những định nghĩa sau đây đã bao hàm được những ý đó:
- Chương trình đào tạo là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi mức độ nội dung học
tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập,… nhằm đạt được các mục tiêu học tập đã đề ra (Trần Khánh Đức, 2000).
- Theo Wentling (1993) “Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể
cho một hoạt động đào tạo (khóa đào tạo) cho biết tồn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trơng đợi ở người học sau khóa đào tạo, phác thảo ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”
- Theo Cornbleth (1990), Cấu trúc chương trình là một hoạt động xã hội đang tiếp diễn mà nó thích hợp giữa sự ảnh hưởng đa dạng của ngữ cảnh với lớp học ở đó và đạt được sự tương tác giữa GV và SV. Chương trình khơng phải là sản phẩm hữu hình nhưng nó có thực qua việc tương tác giữa GV và SV, kiến thức và môi trường diễn ra hàng ngày. Chương trình xoay quanh những gì mà người hác gọi là chương trình thực tế, hay chương trình được sử dụng trong thực tiễn. Chương trình như là một sản phẩm hay mục tiêu, và cũng được xem như một khía cạnh của ngữ cảnh mà thích hợp với chương trình thực tế,…
- Như vậy, những thành phần cơ bản của một CTĐT có thể:
Nhu cầu đào tạo;
Mục đích, mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo;
Phương thức đào tạo;
Các hình thức tổ chức đào tạo;
Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo.
Tóm lại CTĐT là “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu,
nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”
“Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục bậc đại học; phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi mơn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của GDĐH…
Chương trình khung cho từng ngành đào tạo đơi với trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường đại học xác định chương trình đào tạo của trường mình,…”
Ở Việt Nam, bằng cử nhân được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm, luật, kinh tế (cử nhân khoa học, cử nhân kinh tế, cử nhân luật...). Thời gian đào tạo của chương trình đào tạo cử nhân thường là 4 năm. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành kỹ thuật được cấp bằng kỹ sư; ngành kiến trúc "bằng cử nhân"; ngành dược cấp "bằng dược sĩ" hoặc "bằng cử nhân".
Chương trình đào tạo đại học được thiết kế cho thời gian 4 năm, định hướng cơ bản, đào tạo ngành rộng; trang bị cho người học những kiến thức khoa học - kỹ thuật nền tảng và năng lực nghề nghiệp cơ bản để có khả năng thích ứng với những cơng việc khác nhau trong lĩnh vực ngành rộng được đào tạo.