Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng chương trình đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học khu vực đông nam á (AUN) tại trường đại học nguyễn tất thành​ (Trang 46)

Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Đối với mơ hình của AUN, cách thức quản lý được phân chia theo từng cấp bậc khác nhau theo mơ hình quản lý của nhà trường.

Cơ cấu tổ chức của trường đại học

Ban lãnh đạo nhà trường: Chủ thể quản lý là Hiệu trưởng (HT). Trong đó đối tượng quản lý là chính sách chất lượng (CSCL) và q trình thực hiện mục tiêu chất lượng (MTCL) (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường). Cụ thể:

- Hiệu trưởng phê duyệt và công bố rộng rãi CSCL của trường. CSCL được xây dựng trên tiêu chuẩn phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của trường, thể hiện rõ cam kết đáp ứng yêu cầu của khách hàng và cải tiến liên lục của hệ thống QLCL.

Đảng ủy

Hội đồng trường Ban giám hiệu

Hội đồng khoa học và đào tạo

Đơn vị đào tạo Phòng chức năng,

thư viện Đơn vị sự nghiệp Tổ chức chính trị - XH

Các khoa, bộ mơn trong nhà trường - Phịng đào tạo - Phịng Khảo thí - Phòng ĐBCL - Phòng ĐTSĐH - Phịng cơng tác HSSV - Phòng quản trị thiết bị - Phòng kế hoạch – tài vụ - Thư viện …………….. - TT Nghiên cứu KH - TT tin học - TT ngoại ngữ - TT dịch vụ KTX - TT tạo nguồn NL & PTCĐ …………… - Cơng đồn - Đồn TNCS HCM - Hội sinh viên - Hội cựu sinh viên ……………

- Hằng năm, HT thiết lập mục tiêu chất lượng ở từng cấp, vị trí liên quan trong nhà trường, MTCL được cụ thể, lượng hóa và nhất quán với CSCL.

- Ban chỉ đạo ĐBCL GD nhà trường có trách nhiệm ra các quyết định về mục tiêu, kế hoạch chiến lược, chính sách về chất lượng và đảm bảo chất lượng trong Nhà trường; quản lý, điều hành hệ thống ĐBCLGD và chịu trách nhiệm về cơng tác ĐBCLGD.

Trung tâm Khảo thí và Phịng Đảm bảo chất lượng có chức năng tham mưu, giúp Ban chỉ đạo trong việc quản lý, tổng hợp đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động về ĐBCLGD của Nhà trường theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo.

Bộ phận đảm bảo chất lượng của các phòng ban chức năng, các đơn vị đào tạo có nhiệm vụ phối hợp triển khai các hoạt động ĐBCLGD, thu thập minh chứng và báo cáo kết quả về ban chỉ đạo thơng qua Phịng Khảo thí & ĐBCL

Các thư ký, tổ ĐBCL làm công tác ĐBCLGD cấp đơn vị thuộc Trường Đại học có chức năng giúp Trưởng đơn vị thực hiện các nhiệm vụ ĐBCLGD của đơn vị.

1.4.3. Nội dung quản lý chất lượng chương trình đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á (AUN)

1) Quản lý xây dựng chuẩn đầu ra

Năm 2010, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học xây dựng chuẩn đầu ra đối với các ngành đào tạo của mỗi cơ sở giáo dục (Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010).

Chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hồn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện; (Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015)

Chuẩn đầu ra bao gồm: (QĐ 1982/QĐ-TTg, ngày 18/10/2016) - Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết;

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử;

- Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Chuẩn đầu ra cần được rà soát, điều chỉnh và bổ sung và hoàn thiện hàng năm đảm bảo cam kết của đơn vị đào tạo với yêu cầu của xã hội, của đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp.

Lợi ích của việc xác định rõ chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trong các trường đại học:

a) Đối với sinh viên

 Biết được bản thân sẽ đạt được gì, làm được gì, mức độ cần đạt, biết cách

kết nối kiến thức, kỹ năng của các học phần;

 Hiểu được mục đích của việc kiểm tra đánh giá. Hướng dẫn sinh viên và

giúp sinh viên chuẩn bị thi kiểm tra;

 Học tập và rèn luyện theo các chuẩn đầu ra;

 Lựa chọn ngành nghề đào tạo (tuyển sinh) và biết được cơ hội việc làm khi

tốt nghiệp.

b) Đối với giảng viên

 Làm cơ sở để thiết kế nội dung dạy học, chuẩn bị các điều kiện, phương

tiện dạy học;

 Thiết kế chiến lược dạy học; phương pháp giảng dạy;

 Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá, lượng giá; chọn lựa phương pháp, cơng

cụ đánh giá thích hợp, hiệu quả;

 Phấn đấu để đáp ứng với yêu cầu chuẩn đầu ra cho người học.

c) Đối với nhà trường

 Marketing ngành học;

 Chuẩn bị các điều kiện để triển khai các hoạt động đào tạo;

 Theo dõi đánh giá giảng viên, việc triển khai thực hiện đào tạo của Khoa và

Trường;

 Nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình

đào tạo… ;

d) Đối với doanh nghiệp

 Chọn nguồn tuyển dụng theo nhu cầu;  Tuyển dụng hiệu quả theo chuẩn đầu ra ;

 Đánh giá khả năng cung ứng nhân lực để có quyết định đầu tư;  Xây dựng đối tác với cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực…

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nội dung chuẩn đầu ra bao gồm:

- Yêu cầu về kiến thức: tri thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, kiến thức

khoa học, kỹ thuật, … - Yêu cầu về kỹ năng:

 Kỹ năng cứng: chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, xử lý tình

huống, giải quyết vấn đề, …

 Kỹ năng mềm: Kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm,

khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học,… - Yêu cầu về thái độ:

 Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;  Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;  Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo.

2) Quản lý xây dựng chương trình

Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo; qui định chuẩn kiến thức kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học.

Quản lý “khung” chương trình đào tạo ở nước ta được thực hiện từ 1993 khi có chủ trương đào tạo 2 giai đoạn. Khái niệm “chương trình khung” được nêu trong Luật Giáo dục 1998. “Chương trình khung bậc đại học bao gồm khung chương trình và phần nội dung cứng. Nội dung cứng được hiểu là những nội dung cốt lõi, ít thay đổi theo thời gian và được các trường có đào tạo cùng thừa nhận là khơng thể thiếu được” (Nguyễn Viết Khuyến, 2001), do cấp bộ quản lý và trực tiếp xây dựng. Dựa vào đó, cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo cụ thể bao gồm phần cứng theo qui định và nội dung “mềm” phù hợp tình hình thực tế địa phương, tình hình nhân lực và cơ sở vật chất của trường đại học. Thực tế, sự phân định này cũng chưa

rõ ràng, mặc dù các khung chương trình có sự định hướng và hội nhập ngày càng rõ hơn. Đối với bậc sau đại học, chương trình khung thạc sĩ được quy định từ năm 2000. Chương trình đào tạo tiến sĩ được giao cho các hội đồng đào tạo tại nơi đào tạo được Bộ cho phép.

Một CTĐT hiệu quả được xây dựng bằng một quy trình rõ ràng từng bước, có hệ thống. Các CTĐT khơng có hệ thống thường khơng đáp ứng các mục tiêu ban đầu và kỳ vọng của người học.

CTĐT cần viết ở 2 mức: chương trình khung và chương trình chi tiết, như sau: - CTĐT cần nêu rõ cơ cấu các khối kiến thức, danh mục các môn học, dự kiến phân bố thời gian (lý thuyết, thực hành,…) để đảm bảo mục tiêu đào tạo (MTĐT) và chuẩn đầu ra.

- Từ chương trình khung, khoa chun mơn tổ chức xây dựng bản mô tả học phần và chương trình chi tiết mơn học.

- Tuỳ theo thực tế:

 Xây dựng CTĐT mới

 Điều chỉnh/ đổi mới CTĐT hiện hành

- Trong đó, các bước xây dựng CTĐT gồm:

 Bước 1: Thành lập ban soạn thảo CTĐT

 Bước 2: Phân tích, xác định MTĐT, chuẩn đầu ra.  Bước 3: Soạn thảo CTĐT

 Bước 4: Thẩm định  Bước 5: Ban hành CTĐT

Ban soạn thảo CTĐT gồm có: Cán bộ quản lý khoa, giảng viên có kinh nghiệm (có 1 người phụ trách), mời thêm các bộ nghiên cứu, người sử dụng lao động. Trong đó, ban soan thảo được Hội đồng khoa học Khoa đề nghị danh sách trình Hiệu trưởng quyết định.

3) Quản lý việc thực hiện chương trình

Hệ thống quản lý đào tạo của nhà trường được thực hiện chủ yếu thông qua GV, SV, đội ngũ cán bộ phục vụ và hệ thống thông tin của trường. Chất lượng đào tạo và việc thực hiện mục tiêu của CTĐT được hình thành từ hoạt động dạy của GV

và hoạt động học của SV. Thơng tin về chương trình, tài liệu giảng dạy có sẵn trên trang web của nhà trường. GV, SV có tài khoản thông tin trên hệ thống của trường.

- Trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ. Một năm học có 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc học phần. Ngoài ra, trong một năm học, Hiệu trưởng có thể tổ chức thêm một học kỳ phụ, một học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc học phần;

- Thời gian tổ chức giảng dạy của trường do HT quy định cụ thể, bảo đảm yêu cầu sau:

 Thời gian tổ chức giảng dạy của trường trong thời gian từ 6 giờ đến 19 giờ

hàng ngày đối với hình thức đào tạo chính quy và khơng quá 22 giờ đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học, trừ các nội dung bắt buộc phải giảng dạy ngoài thời gian quy định này mới đủ điều kiện thực hiện;

 Tổng thời lượng học tập theo thời khóa biểu đối với một học sinh trong một

ngày không quá 8 giờ, trừ các nội dung bắt buộc phải có nhiều thời gian hơn 8 giờ mới đủ điều kiện thực hiện. Trong đó, một tuần khơng bố trí q 30 tiết lý thuyết đối với các học phần, khơng bố trí q 18 tiết lý thuyết thuộc cùng một học phần; trong một ngày, khơng bố trí q 5 tiết lý thuyết thuộc cùng một học phần đối với hình thức đào tạo chính quy và khơng q 8 tiết lý thuyết đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Địa điểm đào tạo:

 Địa điểm đào tạo theo hình thức chính quy phải được thực hiện tại trường

hoặc tại phân hiệu của trường chủ trì thực hiện CTĐT. Trong đó, trường có thể tổ chức giảng dạy ngoài phạm vi của trường các nội dung về kiến thức văn hóa, an ninh - quốc phòng, giáo dục thể chất và các nội dung thực hành, thực tập trên cơ sở bảo đảm chất lượng đào tạo;

 Việc thi kết thúc học phần lý thuyết, thi tốt nghiệp môn lý thuyết phải được

thực hiện tại trường; việc thi kết thúc học phần có cả lý thuyết và thực hành, thực tập chuyên môn, thực tập tốt nghiệp, thi tốt nghiệp môn thực hành

nghề nghiệp chỉ được thực hiện ngoài trường trong trường hợp trường không bảo đảm điều kiện về CSVCđể thực hiện tại trường.

 Địa điểm đào tạo được thực hiện tại trường hoặc ngoài trường. Trong đó,

việc đào tạo ngồi trường phải được thực hiện theo quy định về liên kết đào tạo do Bộ GDĐT ban hành.

- Yêu cầu đối với GV giảng dạy:

 Bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường Đại

học hiện hành, trong đó giáo viên dạy các học phần chun mơn phải có kinh nghiệm thực tế về nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của môn học hoặc học phần mà giáo viên sẽ giảng dạy trong chương trình đào tạo;

 Có lý lịch và văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến

việc giảng dạy của bản thân rõ ràng. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị pháp luật cấm đảm nhiệm công việc về đào tạo;

 Thuộc biên chế của trường hoặc có hợp đồng bằng văn bản thực hiện nhiệm

vụ với trường theo quy định của pháp luật;

 Bảo đảm yêu cầu về hồ sơ theo tiến độ giảng dạy: Đề cương chi tiết học

phần, giáo án hoặc kế hoạch bài giảng, đề thi hoặc kiểm tra kèm đáp án và thang điểm đánh giá kết quả học tập, bảng điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo từng học phần, sổ lên lớp và các yêu cầu khác về hồ sơ giảng dạy theo quy định của trường;

 Các yêu cầu khác do Hiệu trưởng quyết định.

- Công khai về đào tạo:

 Các nội dung phải thông báo công khai trước khi bắt đầu khóa học:Cam kết

chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo; điều kiện bảo đảm chất lượng; thời gian tối đa để hồn thành chương trình đối với từng ngành cụ thể; quy chế đào tạo; kế hoạch đào tạo đối với khóa học, năm học; thời gian thi tốt nghiệp; quyền và nghĩa vụ của giáo viên, học sinh và tổ chức, cá nhân có liên quan;

 Các nội dung phải thông báo công khai trước khi học kỳ thứ nhất bắt đầu và

 Kế hoạch đào tạo đối với học kỳ; danh sách các học phần bắt buộc và tự

chọn dự kiến sẽ thực hiện; đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết, số bài kiểm tra, hình thức thi, nội quy thi, thời gian thi kết thúc học phần; giáo trình hoặc tài liệu được sử dụng cho từng học phần cụ thể

 Thông tin về từng giáo viên giảng dạy trong học kỳ đó, bảo đảm ít nhất các

nội dung sau: Họ và tên, năm sinh, thâm niên giảng dạy, chức vụ hoặc chức danh; cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc chính, trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy đã biên soạn hoặc tham gia biên soạn đã được công bố.

- Ngồi cơng khai về đào tạo được quy định tại điểm a và điểm b của khoản này, trường phải thực hiện công khai các vấn đề liên quan đến đào tạo của trường đúng quy định hiện hành về thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GDĐT ban hành.

4) Quản lý chất lượng giáo viên

Chất lượng của trường đại học phụ thuộc vào năng lực của giảng viên và khả năng học tập của SV. Khâu tuyển dụng giảng viên theo các quy trình tuyển chọn thích hợp là một yếu tố quan trọng nhất.

Trong đó, nhà trường tập trung quy hoạch phát triển về số lượng (SL) và CL đội ngũ. QL năng lực đội ngũ trong việc thực hiện các hoạt động cốt lõi của nhà trường. Thể hiện qua các chức năng QL nhân sự: tuyển dụng, bổ nhiệm, phân công; giám sát, đánh giá; sàng lọc, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ,…

Bên cạnh đó, bảo đảm tự chủ của các cơ sở GDĐH trong công tác tuyển chọn, xét duyệt, lập danh sách giảng viên đủ điều kiện cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ với các phương thức: đào tạo toàn thời gian tại các trường đại học có uy tín trên thế giới; đào tạo tại các trường đại học trong nước và phối hợp giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học có uy tín trên thế giới; tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho các giảng viên được tuyển chọn đi đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng chương trình đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học khu vực đông nam á (AUN) tại trường đại học nguyễn tất thành​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)