Tiến trình dạy học theo nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 28 - 30)

1.3. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học

1.3.6. Tiến trình dạy học theo nhóm

Có thể chia làm 5 giai đoạn.

a. Chia nhóm [1, tr.105]

Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà GV có thể áp dụng cách này hay cách khác sao cho phù hợp.

Chia theo vị trí ngồi có sẵn

- Hai HS ngồi cạnh nhau. - Các HS ngồi cùng một bàn. - HS hai bàn quay mặt lại với nhau.

Chia theo danh sách lớp có sẵn

- Nhóm HS theo số thứ tự từ nhỏđến lớn của danh sách. - Nhóm HS theo số thứ tự chẵn lẻ của danh sách. - Nhóm HS theo số thứ tự cách quãng của danh sách.

Chia theo sở thích

- HS tự chọn nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS dễ làm việc với nhau có quan hệ tình cảm tốt.

Hạn chế của cách chia nhóm này vì khơng rèn được cho HS khả năng làm quen, hợp tác.

Chia theo địa bàn cư trú

- Chia nhóm theo nơi ở của HS.

Chia theo năng lực

Nhóm có HS giỏi, khá, trung bình, yếu ... Ưu điểm của cách chia nhóm theo năng lực là:

- Giảm thiểu sự chênh lệch về năng lực giữa các nhóm. - Tạo điều kiện để HS giúp đỡ lẫn nhau.

Chia ngẫu nhiên

- Đếm số thứ tự 1, 2, 3, ... n rồi lặp lại cho đến HS cuối cùng (n là số nhóm cần chia). Phân chia sẵn vị trí ngồi cho các nhóm.

- Các HS mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1). Tiếp theo cho đến nhóm n. - Ưu điểm của cách chia này là rèn cho HS khả năng làm quen, hợp tác ...

Sau khi chia nhóm, GV yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng có trách nhiệm điều hành nhóm trong suốt q trình làm việc và một thư kí để ghi chép lại những ý kiến thống nhất của nhóm.

Nhóm trưởng có vị trí đặc biệt trong hoạt động nhóm. Sựđiều hành và phân cơng hợp lí, dung hồ các mối quan hệ giữa các thành viên có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả hoạt động và tình đồn kết trong nhóm. Qua đó, HS học được cách thức tổ chức, là cơ hội rèn luyện khả năng cần thiết của nhà lãnh đạo tương lai.

Vai trị nhóm trưởng và thư kí nên được phân cơng ln phiên để mọi thành viên đều có điều kiện tập dợt.

b. Nhập đề giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu chủ đề, giao nhiệm vụ chung và cụ thể đến mỗi nhóm.

- GV đưa ra những hướng dẫn cho HS từng bước thực hiện, cung cấp cho HS những tài liệu tham khảo và địa chỉ một số trang web thật cần thiết nhằm định hướng hoạt động cho HS, giúp HS khơng mị mẫm trong việc tìm kiếm tài liệu. GV nên kèm theo văn bản hướng dẫn hay phiếu học tập để HS dễ

theo dõi.

- GV phổ biến cách thức và thang điểm đánh giá kết quả nhóm.

c. Làm việc nhóm

- Lập kế hoạch chi tiết và có sự phân cơng cụ thểđến từng thành viên. Kế hoạch cần phải được thoả thuận và nhất trí trong nhóm. Đảm bảo khơng có thành viên nào khơng đồng ý hay tự hoạt động theo ý kiến riêng của mình.

- Thỏa thuận qui tắc làm việc và đề nghị mỗi thành viên đều phải tuân thủ.

- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, nhóm trưởng cần nắm thật rõ sự phân cơng nhằm đơn đốc các thành viên hồn thành đúng tiến độ. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm với cơng việc được giao và đồng thời hỗ trợ nhau để thực hiện mục tiêu chung của cả nhóm.

- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp.

d. Trình bày và đánh giá kết quả

Việc làm này xem như là nhiệm vụ bắt buộc sau mỗi lần hoạt động nhóm,nó được coi trọngnhư việc tiếp thu kiến thức mới. Một hiện tượng phổ biến, các em yếu kém thường thích tham gia hoạt động nhóm khơng phải để học hỏi mà để tránh sự “chú ý” của GV. Nếu trong nhóm có thành viên “lười biếng”, “ỷ lại” như vậy thì nhóm chỉ có nghĩa là nhóm chứ khơng có nghĩa là hợp tác. Để xây dựng tinh thần trách nhiệm cá nhân và có sự hỗ trợ lẫn nhau, GV có thể ra tiêu chí: câu trả lời của một thành viên phải được sự đồng ý của mọi người trong nhóm, ý kiến của thành viên yếu nhất sẽđược đánh giá bằng điểm cho cả nhóm. GV tổ chức thi đua giữa các nhóm với tiêu chí: sẽ cho điểm nhóm nào hồn thành tốt nhất và nhanh nhất, khen thưởng cho các nhóm là như nhau chỉ khi mọi thành viên đều hoàn thành tốt.

e. Tổng kết, rút kinh nghiệm

Do sự hạn hẹp về thời gian của một tiết học (45 phút) hoạt động nhóm có thể tiến hành đơn giản hơn: sau khi chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm, các HS trong nhóm cùng thảo luận, đưa ra kết luận và trình bày kết quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 28 - 30)