Xác định mục tiêu dạy học của bài giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 49 - 51)

2.3. Qui trình thiết kế giáo án dạy học theo nhóm

2.3.1. Xác định mục tiêu dạy học của bài giảng

Có hai loại mục tiêu cần xác định khi thiết kế bài giảng theo tư tưởng dạy học hợp tác. Mục tiêu thứ nhất là các yêu cầu chung của bài học hóa học, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu thứ hai là các kĩ năng hợp tác cụ thể mà HS phải thể hiện trong q trình học bài đó. Để xác định được các mục tiêu

trên, GV cần:

- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, ngoài ra phải tham khảo thêm sách hướng dẫn GV, chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các tài liệu liên quan…

- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung của chương. Mỗi bài học là một mắt xích nhỏ liên kết cả chương trình, vì vậy việc xem xét vị trí của bài học trong chương giúp GV có cái nhìn tổng thể, từ đó dễ dàng đặt ra hệ thống các mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện.

Ví dụ:Bài 25: “ANKAN” thuộcchương 5: “HIĐROCACBON NO”

Khi xác định mục tiêu của bài này cần chú ý một số điểm sau: Ankan là hợp chất hữu cơ cụ thể đầu tiên mà HS được nghiên cứu sau khi vừa học xong lí thuyết chủ đạo ở chương 4. Do đó, nếu HS nắm được cách viết đồng phân cũng như qui tắc gọi tên ankan ở bài này thì các em sẽ có kĩ năng viết đồng phân và gọi tên các hợp chất hữu cơ ở những bài sau.

- Phân tích khả năng tiếp thu của HS trong lớp. Đánh giá khách quan, nghiêm túc tình trạng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và tư tưởng hành vi của HS để xác định mục tiêu cho phù hợp.

- Mục tiêu là thước đo để đánh giá thành tích học tập của HS. GV xác định mục tiêu càng cụ thể thì việc kiểm tra, đánh giá càng thuận lợi. Ta có thể cụ thể hóa mục tiêu bằng các động từ có thể kiểm tra, lượng giá được. Ví dụ: “gọi đúng tên một số ankan đơn giản”, “viết được công thức cấu tạo các đồng phân của ankan”…

- Đặt ra các câu hỏi sử dụng cho phần củng cố toàn bài. Những câu hỏi này giúp HS nắm được trọng tâm của bài và biết cách định hướng việc tự học.

Các kĩ năng hợp tác cũng cần được phân loại theo nhóm, sắp xếp thứ tự và đưa vào dạy cho các em theo một hệ thống nhất định. Khi soạn giáo án, GV cần quyết định: những kĩ năng nào cần dạy trong bài, và vì sao phải dạy. Các kĩ năng cần được cụ thể hóa bằng những hành vi thường.

Ví dụ: các kĩ năng “hình thành nhóm” có thể bao gồm các hành vi như “nhanh chóng ngồi lại thành nhóm”, “nói nhỏ vừa đủ nghe”, “không làm việc riêng”…

Trong mỗi bài học không nên đặt quá nhiều yêu cầu về kĩ năng hợp tác, chỉ nên nhấn mạnh một đến hai hành vi. Các mục tiêu về kĩ năng hợp tác cần được duy trì trong một thời gian (một số bài học) đủ để HS làm quen và rèn luyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 49 - 51)