Nguyên tắc thiết kế giáo án có tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 44 - 49)

nguyên tử đặc trưng), phân tích ảnh hưởng của các ngun tử, nhóm nguyên tử trong phân tử đến khả năng phản ứng, loại phản ứng, cơ chế phản ứng, các dạng sản phẩm tạo ra…

- Trong khi nghiên cứu loại chất mới, GV nên sử dụng dạng bài tập so sánh hoặc bài tập phân loại, cho HS tìm ra điểm giống, khác nhau giữa chất đang nghiên cứu với những chất hữu cơ đã học, để HS rút ra mối liên hệ giữa các chất hữu cơ giúp các em nắm chắc hơn đặc trưng của từng chất.

2.2. Nguyên tắc thiết kế giáo án có tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học học

Muốn thực hiện hiệu quả việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học thì trước tiên người GV phải đầu tư công sức cho khâu thiết kế giáo án. Để định hướng cho việc soạn các giáo án có tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học, chúng tôi đã đề xuất các nguyên tắc sau:

2.2.1. Đảm bảo tính chính xác - khoa học

Đây là nguyên tắc chung, bắt buộc đối với giáo án tất cả các bộ mơn, trong đó có hóa học. Theo ngun tắc này thì nội dung giáo án phải thể hiện một cách đúng đắn những quan điểm của kiến thức hóa học hiện đại (ngơn ngữ hóa học, các định luật, các thuyết, q trình hóa học...) và phải phù hợp với nội dung sách giáo khoa. Thứ hai, cấu trúc giáo án phải được trình bày một cách logic, rõ ràng, có hệ thống; thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp – hình thức tổ chức.

2.2.2. Đảm bảo tính sư phạm

Nguyên tắc này đặt ra việc chọn lựa nội dung truyền đạt phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của HS. Theo nguyên tắc này, mức độ khó khăn của nội dung kiến thức cần được phân tán và sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản

đến phức tạp; từ cái quen biết, gần gũi đến cái ít quen biết, từ cái cụ thể đến khái quát hơn, tổng quát hơn.

Ví dụ: để dạy học sinh cách viết đồng phân của anken thì cần đưa ra muốn HS nắm được cách gọi tên ankin thì GV nên sắp xếp các ví dụ theo mức độ từ dễ đến khó. Hoặc trước khi rút ra định nghĩa về phản ứng thế, HS phải tìm hiểu ba ví dụ cụ thể là: phản ứng giữa metan với clo, phản ứng giữa ancol etylic với axit axetic, giữa axit HBr với ancol etylic.

Bên cạnh đó, cần chú ý thiết kế các hoạt động dạy học sao cho vừa sức với HS và theo hướng nâng dần lên, nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, đồng thời rèn luyện những kĩ năng học tập hợp tác cho HS.

2.2.3. Đảm bảo đặc trưng của bộ mơn Hóa học

Hóa học là một bộ mơn của thực nghiệm. Vì vậy trong dạy học hóa học phải coi trọng thí nghiệm hóa học và một số kĩ năng cơ bản về thí nghiệm hóa học. Cần có sự kết hợp thống nhất giữa thực hành thí nghiệm với tư duy lí thuyết.

Đây là một bộ mơn khoa học trong nhóm các mơn khoa học tự nhiên,cung cấp những kiến thức cơ bản về các chấtcũng như các định luật, các thuyết liên quan đến sự biến đổi của chất, của các phân tử. Đối tượng nhận thức tương đối trừu tượng và ở mức vi mô. Muốn giúp HS dễ dàng tiếp nhận các kiến thức đó, GV cần chuyển cái trừu tượng thành cụ thế bằng cách sử dụng các mơ hình thay thế hoặc đưa ra nhiều ví dụ vận dụng.

Mặt khác, hoá học là một mơn học có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn và đời sống.Dạy HS dùng kiến thức hóa học để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích các hiệntượng tự nhiên và ứng dụng vào cuộc sống là việc rất cần thiết. Điều đó khiến các em cảm thấy hóa học thật gần gũi và thêm phần yêu mến môn học.

2.2.4. Đảm bảo mục tiêu của bài học

Mục tiêu của bài học là yếu tố xuất phát, định hướng cho mọi hoạt động của GV và HS. Mục tiêu bài học chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp dạy học và là tiêu chí đánh giá thành tích học tập của HS. Một giáo án thể hiện đúng mục tiêu bài học sẽ giúp GV dễ dàng trình bày những phần kiến thức trọng tâm; giúp HS hình thành động cơ học tập và cách tiếp nhận hợp lí hơn. Vì vậy cơng việc đầu tiên khi bắt tay vào thiết kế giáo án là đọc toàn bộ nội dung kiến thức và xác định

mục tiêu mà HS cần đạt ở bài học đó. Mục tiêu bài học bao gồm ba thành tố gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là: kiến thức, kĩ năng, thái độ ở các mức độ: biết, hiểu, vận dụng. Tùy đối tượng HS từng lớp mà GV đề ra mức độ cần đạt ở mỗi mục tiêu.

2.2.5. Số hoạt động hợp tác trong một tiết, một bài cần vừa phải

Một bài học có rất nhiều nội dung cần truyền tải cho HS, nhưng chỉ có thể tổ chức hoạt động hợp tác cho một số nội dung nhất định. Vì một hoạt động hợp tác mất ít nhất khoảng 7 - 10 phút, với lượng thời gian một tiết học thì khơng cho phép tổ chức quá nhiều hoạt động hợp tác. Vừa không phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS vừa dễ gây ra tâm lí nhàm chán, và có khi đem lại kết quả ngược với mong muốn. Trong một tiết học GV chỉ nên tổ chức một hoặc hai hoạt động hợp tác nhóm. Do đó, GV cần chọn lựa thật kĩ những nội dung có thể thiết kế dưới hình thức hợp tác. Những nội dung được lựa chọn cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS, thời gian và khơng gian lớp học.

2.2.6. Lựa chọn nội dung phù hợp để thiết kế hoạt động hợp tác

Một số nội dung GV có thể chọn để thiết kế nhiệm vụ hợp tác:

- Những nội dung quan trọng theo các mục tiêu đã đề ra; là những kiến thức, kĩ năng nền tảng, HS sẽ thường xuyên sử dụng.

- Những kiến thức, kĩ năng HS chưa nắm vững, chưa thông thạo, cần luyện tập thêm.

- Những nội dung mới lạ, có vấn đề thường kích thích sự tị mị, hứng thú tìm tịi nơi HS.

- Những nội dung có thể mở rộng bằng vốn sống, kinh nghiệm cá nhân, có thể áp dụng vào thực tiễn.

Tuy nhiên khi lựa chọn GV cần chú ý đến tính phù hợp và khả thi của những nội dung đó. Sau đây là một số tiêu chí giúp cho việc chọn nội dung để thiết kế hoạt động hợp tác trở nên dễ dàng hơn:

Nội dung phù hợp với trình độ HS

Thông thường GV hay chọn các nội dung quan trọng để thiết kế hoạt động hợp tác. Tuy nhiên, có một số nội dung quan trọng nhưng lại quá khó, quá sức đối với HS, dù thời gian rất dài song các em vẫn khơng thể hồn thành nhiệm vụ hoặc

khơng thể tự tiếp nhận kiến thức đó được.

Ví dụ: kiến thức mới về phản ứng thế nguyên tử H của vòng bezen (Bài 35), sản phẩm của phản ứng thế brom hoặc nhóm nitro (axit nitric) vào toluen chủ yếu ở vị trí para và ortho. Ở nội dung này, HS chưa có cơ sở để lí giải tại sao sản phẩm chủ yếu là thế vào vị trí para và ortho, mà khơng phải vào vị trí meta; tại sao ở phản ứng thế brom thì phần trăm sản phẩm ở vị trí para là lớn hơn, cịn ở phản ứng thế nhóm nitro thì phần trăm sản phẩm ở vị trí ortho lại nhiều hơn. Vì vậy khơng nên chọn phần nội dung này để thiết kế hoạt động hợp tác.

Tính phù hợp của những nội dung dùng để thiết kế nhiệm vụ hợp tác thể hiện ở chỗ: những nội dung đó liên quan đến các kiến thức mà HS đã có, hoặc những ví dụ mẫu trong các tư liệu mà HS có thể bắt chước theo.

Ví dụ: khi nghiên cứu phần danh pháp của ankan (Bài 25), GV có thể yêu cầu HS gọi tên thay thế một số chất tương tự ví dụ mẫu trang 111, 112 trong sách giáo khoa.

Sau khi đã chọn được những nội dung có thể tiến hành theo hình thức hợp tác nhóm, GV cần chọn lựa các câu hỏi, bài tập hoặc đề ra các yêu cầu phù hợp với đối tượng HS ở từng lớp. Ví dụ: cùng một nội dung kiến thức nhưng đối với HS trung bình - yếu thì mức độ bài tập là tương đối dễ, đơn giản; với HS khá – giỏi thì độ khó của bài tập cần được nâng lên, địi hỏi các em phải tư duy nhiều hơn.

Nội dung có nhiều khía cạnh để khai thác

Có những nội dung phù hợp với trình độ HS nhưng lại q đơn giản, dễ hiểu thì khơng nên chọn để thiết kế nhiệm vụ hợp tác. Những nội dung hay, có nhiều khía cạnh để tiếp cận sẽ mang lại cho GV nhiều ý tưởng về cách thiết kế nhiệm vụ và hình thức tổ chức. GV có nhiều cơ hội để chọn lựa dạng bài tập, các u cầu, hình thức tổ chức... thích hợp với năng lực của bản thân, với trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất.

Nội dung địi hỏi trí tuệ của tập thể

Trong học tập hợp tác, HS phải cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ được giao. Một nhiệm vụ mang tính hợp tác là nhiệm vụ mà trong khoảng thời gian cho phép người học khơng thể tự mình giải quyết, địi hỏi phải có sự trao đổi, thảo luận giữa

các thành viên trong nhóm. Nhiệm vụ hấp dẫn sẽ giúp duy trì sự tồn tại của nhóm hợp tác và kích thích động cơ học tập của người học.

Nhiệm vụ hợp tác phải tạo ra một sự thách thức nhất định cho người học. Vì nếu nhiệm vụ quá dễ sẽ khiến cho HS nhàm chán, ngược lại nếu q khó HS mau nản lịng. GV nên nhớ rằng một nhiệm vụ hợp tác hay không phải là một nhiệm vụ quá khó nhưng là nhiệm vụ vừa sức với trình độ HS, nghĩa là HS có khả năng thực hiện các yêu cầu của nhiệm vụ. Tính vừa sức của nhiệm vụ sẽ thúc đẩy sự phát triển cả về trí tuệ lẫn nhân cách của HS, giúp các em có hứng thú học tập hơn, có được niềm tin vào năng lực của bản thân. Ngược lại khi nhiệm vụ vượt quá giới hạn cho phép của trình độ nhận thức sẽ khiến học sinh chán nản, bi quan khi nhìn nhận khả năng của mình, dẫn đến kìm hãm sự phát triển trí tuệ.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ mang tính hợp tác cịn có đặc điểm rèn luyện các kĩ năng làm việc hợp tác cho HS: hình thành và tổ chức nhóm, lắng nghe chủ động, đặt câu hỏi, giao tiếp, giải quyết các xung đột ...

2.2.7. Nhiệm vụ hợp tác có thể thực hiện trong thời gian cho phép

GV cần dự tính thời gian dành cho từng hoạt động hợp tác rồi quyết định số lượng bài tập, công việc vứng với từng nhiệm vụ. Trong khi thiết kế nhiệm vụ, GV cân nhắc liệu HS có thể hồn thành các nhiệm vụ đó trong khoảng thời gian đã dự kiến hay không. Nếu không, GV cần giảm lượng bài tập, công việc của các nhiệm vụ xuống. Không nên tham lam, giao quá nhiều bài tập hoặc cơng việc trong cùng một nhiệm vụ, vì có thể khiến các em hồn thành khơng kịp, dẫn đến việc “cháy thời gian”, làm ảnh hưởng đến các hoạt động dạy học còn lại.

2.2.8. Qui mơ nhóm phải phù hợp với nhiệm vụ hợp tác và thời gian hoạt động động

Qui mơ nhóm được thể hiện thơng qua số lượng các thành viên trong nhóm: nhóm đơi (hai người), nhóm 3 – 4 người, nhóm trung 5 – 6 người hoặc nhóm lớn khoảng 10 người trở lên. Số lượng thành viên trong nhóm và nội dung nhiệm vụ hợp tác phải tương xứng với nhau. Nếu nhiệm vụ hợp tác đơn giản, khơng nhiều thì qui mơ nhóm nhỏ. Nếu số lượng HS trong nhóm tăng lên thì nhiệm vụ cơng việc cũng phải khó hơn và nhiều hơn để mọi thành viên đều có cơ hội tham gia.

Mặt khác, qui mơ nhóm cịn phải phù hợp với thời gian hoạt động hợp tác. Thời gian càng ít thì qui mơ nhóm phải càng nhỏ. Vì nhóm nhỏ sẽ hoạt động có hiệu quả hơn do thời gian tổ chức nhóm được rút ngắn, mọi thành viên trong nhóm cảm thấy gần gũi hơn và có trách nhiệm hơn. Ví dụ: với yêu cầu “phân loại hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon” chỉ cần tổ chức nhóm nhỏ với số lượng là 2 thành viên.

Với yêu cầu tìm hiểu về các nguồn hiđrocacbon thiên nhiên thì số lượng thành viên trong nhóm cần nhiều hơn (khoảng 8 – 12 người), thời gian hoạt động lâu hơn (2 – 4 tuần).

2.2.9. Phải tạo điều kiện cho tất cả các HS hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo

Dạy học hợp tác, nếu không tạo được sự tham gia tích cực, chủ động cho tất cả các thành viên trong nhóm thì khơng đạt hiệu quả. Các yếu tố chủ yếu quyết định việc tham gia tích cực của các thành viên là sự phân chia công việc và qui trách nhiệm cho từng cá nhân. Điều này đòi hỏi GV ngay khi thiết kế các nhiệm vụ và chọn lựa hình thức tổ chức phải tính đến đặc điểm của nhóm, tạo ra sự linh hoạt trong vai trò của mỗi cá nhân, sao cho mọi thành viên trong nhóm đều có thể tham gia ở một thời điểm cụ thể. Ví dụ: trong một nhóm học hóa, các thành viên tự phân chia vai trị một cách bình đẳng, người làm nhóm trưởng, người viết báo cáo, người trình bày giải pháp của nhóm, người nhắc nhở thời gian ... Sự phân cơng này cũng có thể thay đổi theo kiểu xoay vịng để mỗi thành viên có cơ hội được thể nghiệm và phát huy khả năng ở những vai trò khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)