Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm bài kiểm tr a1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 93)

Điểm Tần số Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 4 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 5 1 0 01.89 0.00 01.89 0.00 6 5 9 09.43 17.31 11.32 17.31 7 8 17 15.09 32.69 26.41 50.00 8 11 10 20.75 19.23 47.16 69.23 9 15 11 28.31 21.15 75.47 90.38 10 13 5 24.53 09.62 100.00 100.00 ∑ 53 52 100.00 100.00

Hình 3.1. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 1 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập

Phân loại Yếu – Kém (x< 5.0) Trung bình (5.0≤x<6.5) Khá (6.5 ≤ x < 8) Giỏi (8≤x≤10) Tổng Lớp ĐC 11A3 0.00 17.31 32.69 50.00 100 TN 11A2 0.00 11.32 15.10 73.58 100.00

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả học tập bài kiểm tra 1.

0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chart Title TN ĐC 0 10 20 30 40 50 60 70 80

YẾU - KÉM TRUNG BÌNH KHÁ GIỎI

TN ĐC

Bảng 3.5. Các tham số đặc trưng kết quả bài kiểm tra 1.

Lớp Số HS x m± S V%

TN 53 8.38 ± 0.19 1.36 16.23

ĐC 52 7.73 ± 0.22 1.57 20.31

 Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Bảng phân bố Fisher với α = 0.05, fTN = 53 – 1 = 52, fĐC = 52 – 1 = 51, ta được F (0.05, fTN, fĐC) = 1.59

Ta có : F = 1.33 < Fα. Vậy sự khác nhau giữa hai phương sai là khơng có ý nghĩa.

 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student.

Theo bảng Student với α = 0.05; k = 53 + 52 – 2, ta được tα,k = 1.98.

Ta có: t = 2,26 > t =1.98α,k , như vậy sự khác nhau giữa xTNxĐC là có ý nghĩa ở mức α.

Bài ôn tập hiđrocacbon no và không no

Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra 2

Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 53 0 0 0 0 0 0 2 3 9 24 15 8.89 ĐC 52 0 0 0 0 0 2 5 15 19 8 3 7.67

Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm bài kiểm tra 2

Điểm Tần số Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%)

TN ĐC TN ĐC TN ĐC

0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00

2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 4 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 5 0 2 0.00 3.85 0.00 3.85 6 2 5 03.77 09.62 03.77 13.47 7 3 15 05.66 28.85 9.43 42.32 8 9 19 16.98 36.54 26.41 78.86 9 24 8 45.28 15.38 71.69 94.24 10 15 3 28.31 05.76 100.00 100.00 ∑ 53 52 100.00 100.00

Hình 3.3. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra số 2 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập

Phân loại Yếu – Kém (x< 5.0) Trung bình (5.0≤x<6.5) Khá (6.5 ≤ x < 8) Giỏi (8≤x≤10) Tổng Lớp ĐC 11A3 0.00 13.47 28.85 57.68 100 TN 11A2 0.00 03.77 05.66 90.57 100 .00 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Comment [U21]: thị

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh kết quả học tập bài kiểm tra 2. Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng kết quả bài kiểm tra 2.

Lớp Số HS x m± S V%

TN 53 8.89 ± 0.14 1.01 11.36

ĐC 52 7.67 ± 0.23 1.68 21.91

 Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Bảng phân bố Fisher với α = 0.05, fTN = 53 – 1 = 52, fĐC = 52 – 1 = 51, ta được F (0.05, fTN, fĐC) = 1.59

Ta có : F = 2.77 > Fα. Vậy sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa.

 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student.

Kiểm định t: t = 4.49. Với α = 0.05 và bậc tự do f = 83, dùng hàm TINV(α, f)

trong EXCEL tìm được tα,f = 1.98.

Ta có: t = 4.49>t =1.98α,f , như vậy sự khác nhau giữa xTNxĐC là có ý nghĩa ở mức α.

 Nhận xét:

Qua phân tích kết quả thực nghiệm ở các bài kiểm tra chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

- Tỉ lệ % HS đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn so với các

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

YẾU - KÉM TRUNG BÌNH KHÁ GIỎI

lớp đối chứng và ngược lại tỉ lệ % HS đạt điểm khá - giỏi của lớp thực nghiệm luôn cao hơn so với lớp đối chứng.

- Đồ thị đường lũy tích của các lớp thực nghiệm đều nằm về phía bên phải và phía dưới so với các lớp đối chứng.

- Giá trị điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm ln cao hơn các lớp đối chứng, đồng thời các giá trị khác như độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến thiên và sai số đều nhỏ hơn.

- Kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Các kết quả kiểm định giả thuyết thống kê đều cho thấy t > tα,k, nghĩa là có sự khác biệt giữa hai kết quả học tập theo hai phương pháp dạy học khác nhau. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của các giáo án được thiết kế theo hướng áp dụng PPDH hợp tác theo nhóm nhómkhơng phải do ngẫu nhiên. Từ đó ta thấy được độ tin cậy về tính hiệu quả và tính khả thi của các giáo án này.

3.6. Bài học rút ra từ thực nghiệm

Sau q trình thực nghiệm, chúng tơi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm để việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học thành cơng:

3.6.1. Kinh nghiệm về chia nhóm

Dưới đây là một số biện pháp giúp cho chia nhóm có hiệu quả hơn:

- Trước tiên nên chọn lựa các thành viên cho mỗi nhóm. Nên dựa vào vị trí ngồi trong lớp đã có sẵn, sau đó điều chỉnh một số thành viên sao cho các nhóm càng đa dạng về năng lực nhận thức, đa dạng về môi trường sống,… càng tốt. Trong một nhóm khơng nên tập trung tồn HS giỏi hoặc HS yếu, mà cần có sự xen kẽ giữa trình độ nhận thức cao, trung bình và yếu, để các em trong nhóm có thể chỉ dạy cho nhau, đồng thời khơng tạo ra sự chênh lệch quá nhiều giữa các nhóm hợp tác.

- Lên sẵn danh sách các thành viên trong các nhóm, hình dung sơ đồ chỗ ngồi cho mỗi nhóm.

- Nên cố định chỗ ngồi của từng thành viên các nhóm trong một thời gian. Tập cho các em quen với vị trí ngồi như vậy trong mỗi tiết học dù có tổ chức hoạt động hợp tác hay không. Điều này giúp tiết kiệm thời gian chia nhóm và di chuyển

khơng cần thiết.

3.6.2. Chuẩn bị tâm lí HS cho việc thành lập nhóm hợp tác

Trong quá trình học tập từ cấp tiểu học đến trung học phổ thơng, HS có thể đã từng được tham gia các hoạt động hợp tác một số bộ môn. Tuy nhiên hoạt động hợp tác trong học tập mơn hóa học vẫn cịn là điều mới mẻ, khiến nhiều HS cảm thấy chưa quen. GV cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt tổ chức và tâm lí cho HS. Đầu tiên GV cần giúp HS hình thành động cơ hoạt động nhóm. Nghĩa là giúp cho các em nhận thức được lợi ích của việc hợp tác trong học tập và trong cuộc sống. Nên giải thích cho HS vì sao chúng ta phải hợp tác với nhau. Có thể bằng những liên hệ trong thực tế như việc xây một ngơi nhà hoặc tinh thần đồng đội trong bóng đá sẽ mang đến thành cơng hơn sự ganh đua cá nhân…. Từ đó khuyến khích HS: “Nhiều bạn cùng suy nghĩ về một bài tập thì tốt hơn là một bạn”, hoặc “Các em nên trao đổi với nhau để xem cách làm của mình đúng chưa, cịn thiếu sót gì khơng.”…

Tiếp theo phải hướng dẫn thật chi tiết cách tiến hành hoạt động hợp tác. HS cần được biết trước mình sẽ phải làm gì và hợp tác như thế nào cho có hiệu quả. Ví dụ, GV muốn tổ chức cho HS hợp tác theo nhóm 4 người thì nên nói rõ: “Chúng ta sẽ tạo nhóm 4 người. Hai bạn ở bàn trên quay xuống, ghép nhóm với hai bạn ở bàn dưới.” GV nêu cụ thể tên hoặc làm động tác minh họa thì HS dễ hiểu hơn.

Sau cùng GV đưa ra một qui trình cho hoạt động hợp tác theo nhóm gồm những thao tác, hành vi biểu hiện các kĩ năng hợp tác mà GV mong muốn HS đạt được dựa theo mục tiêu đã đặt ra.

3.6.3. Tạo sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên

Khi thiết kế và tổ chức dạy học hợp tác, GV mong mỏi HS trong các nhóm sẽ hoạt động cùng nhau một cách tích cực. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của dạy học hợp tác. Song các em chỉ thật sự chủ động hợp tác với nhau khi có chung một mục tiêu và bị phụ thuộc về quyền lợi lẫn trách nhiệm với nhau. Các em cảm thấy có nhu cầu cần hợp tác và hi vọng sự hợp tác đó sẽ giúp các em giải quyết tốt vấn đề. Để tập cho HS có thói quen cùng quay vào hồn thành cơng việc

chung thì GV cần đặt ra một số yêu cầu chung. Mọi thành viên trong nhóm đều bình đẳng như nhau và đều phải thực hiện các yêu cầu đó.

- GV cần giải thích mục tiêu cả nhóm là: phải đảm bảo tất cả các thành viên đều hiểu và làm được bài tập. GV sẽ đánh giá kết quả dựa theo kết quả nhóm chứ khơng phải kết quả cá nhân. Muốn vậy, các em phải tự học và làm bài rồi trao đổi, chỉ dẫn cho những bạn khác trong nhóm.

- Chỉ phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập. Sự phụ thuộc về tư liệu học tập khiến các thành viên phải chú ý lắng nghe nhau, cùng nhau hồn thành một nhiệm vụ chung.

- u cầu nhóm đưa ra một sản phẩm chung, thống nhất (các câu trả lời phải ghi vào cùng một phiếu học tập) và chấm điểm cho sản phẩm đó.

- Để vừa nâng cao tính phụ thuộc giữa các thành viên và đồng thời cũng tăng cường ý thức trách nhiệm cá nhân, GV nên chọn ngẫu nhiên một thành viên để báo cáo kết quả. GV cũng có thể ra đề kiểm tra và thơng báo cách đánh giá bằng điểm số: điểm của nhóm chính là trung bình cộng điểm các thành viên hoặc là điểm của một thành viên được chọn ngẫu nhiên.

- Tổ chức thi đua giữa các nhóm trong cả lớp với tiêu chí đặt ra trước, ví dụ: nhóm nào hồn thành nhanh nhất và đúng bài tập được giao sẽ đạt mười điểm hoặc được 1 điểm thưởng, nhóm nào nộp bài cuối cùng bị trừ 1 điểm.

- Cuối cùng, khi hoạt động hợp tác của HS đã kết thúc, GV nên có nhận xét chung và đánh giá cơng việc của các nhóm. Lần đầu tiên tổ chức cho HS hoạt động hợp tác GV có thể mất nhiều thời gian để nêu lên các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn HS thực hiện. Tuy nhiên điều này là cần thiết và tạo thói quen cho HS ở những lần sau.

3.6.4. Chọn nội dung để hoạt động nhóm

Để việc thiết kế hoạt động hợp tác thuận lợi, đáp ứng mục tiêu dạy học đã đề ra thì những nội dung được lựa chọn phải:

- Phù hợp trình độ HS.

- Địi hỏi trí tuệ tập thể.

- Có nhiều khía cạnh để khai thác.

- Có thể mở rộng, liên hệ với thực tế cuộc sống.

Khi chọn nội dung để thiết kế, GV cũng nên dự tính đến sự phù hợp giữa số lượng bài tập với số thành viên, hình thức tổ chức và thời gian cho phép.

3.6.5. Theo dõi các hoạt động nhóm để điều chỉnh kịp thời

Trong q trình hoạt động nhóm sẽ xảy ra rất nhiều tình huống khơng như dự kiến. Do đó, GV cần bao quát cả lớp để có thể giúp đỡ HS chỉnh sửa ngay các thao tác không đúng, nhắc nhở và uốn nắn các kĩ năng hợp tác.

Đối với những lỗi về nhận thức, ví dụ như HS khơng chịu hợp tác với nhau mà chỉ làm việc riêng thì GV nên có thái độ thật nghiêm khắc, phê bình ngay. Đối với những lỗi về kĩ năng thì GV nên có thái độ nhẹ nhàng, khuyến khích, hướng dẫn thật cụ thể để HS thực hiện lại các thao tác đó. Khi tổng kết hoạt động nhóm, GV nên có lời nhắc nhở chung trước lớp về những lỗi HS đã mắc phải để tất cả các nhóm đều được rút kinh nghiệm.

3.6.6. Đảm bảo thời gian dự kiến

Một trong những điều khiến nhiều GV e ngại khi tổ chức hoạt động hợp tác theo nhóm là cảm giác sợ tốn thời gian, sợ “cháy giáo án”. Để khắc phục nhược điểm này, ngoài việc chuẩn bị thật kĩ giáo án, các hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá thì GV phải thật kiên quyết trong việc thực hiện đúng thời gian đã dự kiến.

GV nên có đồng hồ để canh giờ. Khi sắp hết thời gian hoạt động nhóm, GV nhắc nhở chung với cả lớp như: “Chúng ta còn khoảng 1 phút nữa là hết giờ cho hoạt động nhóm. Các em nhanh chóng hồn thành nhiệm vụ nhé! ”.

Nếu có một vài nhóm vẫn chưa hồn thành xong nhiệm vụ của mình trong khi thời gian cho phép đã hết, GV cũng nên cho dừng hoạt động nhóm lại.

Việc kiểm tra sản phẩm hoạt động nhóm là cần thiết nhưng khơng nên kiểm tra sản phẩm của tất cả các nhóm ngay trên lớp. Vì điều đó tốn nhiều thời gian. Ở lớp GV chỉ kiểm tra bài làm của một vài nhóm bất kì, những bài cịn lại có thể mang về nhà để đánh giá và nêu nhận xét ở tiết sau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, chúng tôi đã làm các công việc sau:

1. Tiến hành thực nghiệm hai giáo án giảng dạy trong trong 3 tiết ở 2 lớp 11 ban Nâng cao ở trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

2. Xử lí và phân tích kết quả định lượng cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng. Kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng các giáo án được thiết kế có tổ chức hoạt động nhóm chứ khơng phải do ngẫu nhiên.

3. Rút ra một số bài học kinh nghiệm khi áp dụng hoạt động hợp tác theo nhóm vào dạy học hóa học ở trường trung học phổ thơng.

- Chia nhóm.

- Đảm bảo thời gian dự kiến.

- Sự tích cực của học sinh.

- Sự can thiệp kịp thời của giáo viên.

- Chuẩn bị tâm lý cho học sinh.

- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài: “ Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học

Hóa học ở trường THPT – Phần Hóa 11 nâng cao ” tuy gặp nhiều khó khăn về thời gian và tài liệu tham khảo nhưng đề tài cũng đã đạt được một số kết quả sau:

1.1. Cơ sở lý luận

- Trình bày khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu.

- Tìm hiểu về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

- Tìm hiểu những khái niệm như: nhóm và hoạt động của nhóm. Tìm hiểu sự hình thành, nét đặc thù, những ưu điểm và hạn chế của họat động nhóm.

- Một số cấu trúc hoạt động nhóm.

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động nhóm ở trường THPT. 1.2. Nghiên cứu tổng quan phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT.

1.3. Xây dựng 9 nguyên tắc và qui trình gồm 11 bước để định hướng cho việc thiết kế giáo án dạy học hợp tác.

1.4. Đề xuất và thực nghiệm một số hình thức hoạt động hợp tác theo nhóm có tính khả thi cao, dễ sử dụng và phù hợp với môi trường giáo dục ở các trường THPT hiện nay:

- Nhóm chuyên gia.

- Nhóm chia sẻ kinh nghiệm.

- Nhóm thực hành – thí nghiệm.

- Nhóm báo cáo.

1.5. Thiết kế 5 giáo án theo các nguyên tắc và qui trình đã xây dựng. Trong mỗi giáo án có phần hướng dẫn cách thực hiện hoạt động nhóm, các qui tắc và tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm.

1.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Gia Định, quận Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 93)