.Xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa để hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 56)

Đôi khi do sự chủ quan trong lúc thiết kế bài giảng, GV có thể mắc một số sai lầm hoặc chưa dự tính được đầy đủ các tình huống xảy ra cùng biện pháp giải quyết. Việc gặp gỡ đồng nghiệp hoặc những GV có nhiều năm kinh nghiệm hơn để trao đổi, chỉnh sửa giáo án là điều cần thiết. Sự đóng góp của họ sẽ giúp hồn thiện giáo án hơn, mở rộng phạm vi sử dụng của giáo án với nhiều đối tượng HS hơn.

2.4. Đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động nhóm thích hợp với dạy học hố học dạy học hoá học

Dựa vào các cấu trúc hoạt động nhóm chúng tơi đề ra bốn hình thức hoạt động nhóm sau được sử dụng trong khóa luận:

2.4.1. Hình thức 1: Tổ chức hoạt động nhóm chuyên gia

2.4.1.1. Cách thức tổ chức

Mỗi thành viên được giao tìm hiểu và nắm vững một phần của bài học. Trong một khoảng thời gian nhất định, các thành viên cùng chủ đề thảo luận với nhau và trở thành các chuyên gia. Kết thúc phần học nhóm chuyên gia, các thành viên sẽ trở về nhóm hợp tác. Khi đó, các thành viên trong nhóm chuyên gia sẽ giảng lại cho cả nhóm nghe phần bài học của mình, đảm bảo cho mọi người đều nắm được nội dung của toàn bài học.

2.4.1.2. Phương án đánh giá kết quả hoạt động nhóm

Cá nhân làm bài kiểm tra. Nội dung kiểm tra gồm tất cả các phần trong bài học. - Điểm cá nhân là kết quả của bài kiểm tra.

- Điểm nhóm = Trung bình cộng điểm cá nhân.

2.4.1.3. Ưu điểm

- Tổ chức hoạt động nhóm chuyên gia khơng những có ý nghĩa lớn trong việc lĩnh hội kiến thức mà còn tạo cơ hội cho HS hình thành và rèn luyện các kĩ năng như: Kĩ năng trình bày và kĩ năng lắng nghe.

- HS có nhiều cơ hội hoạt động, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn. HS tham gia vào 2 hoạt động với 3 vai trò. Là thành viên của nhóm chun gia, HS

được bình đẳng, tự do trao đổi với nhau về cùng 1 vấn đề nhằm hiểu thấu đáo, tường tận một đơn vị kiến thức được giao. Là thành viên của nhóm hợp tác, HS ở vị trí thay thế cho người thầy truyền đạt lại nội dung do mình phụ trách, đồng thời lắng nghe, tiếp thu và được quyền thắc mắc về nội dung của thành viên khác. - Phương án đánh giá có một số ưu điểm:

+ Đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm. Thấy được sự phụ thuộc tích cực giữa các cá nhân: cá nhân hiểu khá chắc về đơn vị kiến thức của mình, có sự cố gắng trong việc truyền đạt lại cho các thành viên khác; kết quả là ban đầu mỗi cá nhân chỉ tìm hiểu kĩ một phần kiến thức, qua trao đổi cá nhân đó sẽ nắm được tất cả các phần kiến thức của bài học. Do vậy, có thể nói: cá nhân phải nỗ lực hồn thành phần việc của mình; thành cơng của cá nhân tạo nên thành cơng của nhóm.

+ Loại bỏ gần như triệt để sự ăn theo, sự chi phối và sự tách nhóm. Đây là những vấn đề dễ phát sinh trong q trình hoạt động nhóm.

2.4.1.4. Một số lưu ý

• Chia nhóm:

- Số lượng thành viên trong nhóm bằng với số phần của bài học. Việc chia bài học thành bao nhiêu phần tuỳ thuộc vào từng bài cụ thể. Thông thường chia thành 4-5 phần, mỗi phần không quá nhiều nhưng cũng khơng q ít nội dung. Mỗi thành viên sẽ phụ trách tìm hiểu một phần (có thể lựa chọn ngẫu nhiên). Tuy nhiên, một số phần khó nên dành cho HS khá, giỏi.

- GV cần dự kiến sơ đồ chỗ ngồi cho nhóm chuyên gia và nhóm hợp tác sao cho đảm bảo đủ vị trí, trao đổi trực diện đồng thời việc di chuyển phải thuận tiện, không làm mất thời gian hoạt động của nhóm hay mất trật tự lớp học.

• Nhập đề, giao nhiệm vụ:

- Để HS tham gia chủ động và tích cực, việc chia nhóm và giao nhiệm vụ nên thực hiện ở tiết học trước.

- Nhấn mạnh phương án đánh giá kết quả cá nhân và kết quả hoạt động của nhóm để HS ý thức được: Thành công của cá nhân tạo nên thành cơng của cả nhóm.

Chọn nội dung và điều khiển hoạt động nhóm:

- Hình thức hoạt động nhóm chuyên gia áp dụng hiệu quả ở một số dạng bài lên lớp có nội dung đơn giản, HS đã có kiến thức nền tảng.

- GV nên chọn bài lên lớp có thời lượng 2 tiết. Đặc biệt 2 tiết học kế tiếp nhau sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động nhóm.

- Khơng nên chọn bài có nội dung kiến thức trừu tượng hay thuộc dạng bài truyền thụ kiến thức mới là các học thuyết, lí thuyết hố học.

- Dù HS đóng vai trị chủ thể xun suốt hoạt động, nhưng do các em đang tìm hiểu kiến thức mới, nên lúc trao đổi với nhau, khó tránh khỏi những vướng mắc, khơng hiểu, vì vậy rất cần đến sự giúp đỡ của GV. Đặc biệt, khi các nhóm chuyên gia hoạt động, GV phải đi đến từng nhóm để theo dõi, phát hiện kịp thời những bế tắc, những lỗ hổng kiến thức, những điều HS cịn băn khoăn.

2.4.2. Hình thức 2: Tổ chức hoạt động nhómchia sẻ kết quả học tập

2.4.2.1. Cách thức tổ chức

- Mỗi nhóm học sinh giúp đỡ nhau hiểu thực sự kĩ lưỡng về bài học được giao. - Tiến hành bài kiểm tra cá nhân lần 1.

- Tiếp tục trao đổi nhóm về phần chưa làm được trong bài kiểm tra lần 1. - Tiến hành bài kiểm tra cá nhân lần 2.

2.4.2.2. Phương án đánh giá kết quả hoạt động nhóm

Bảng 2.1. Cơ chế đánh giá hoạt động nhóm

Thành viên Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Chỉ số cố gắng

Thành viên số 1 Thành viên số 2 Thành viên số 3 7 4 9 7 7 8 0 3 0

Thành viên số 4 6 8 2

Điểm nhóm = Tổng chỉ số cố gắng của các thành viên 2.4.2.3. Ưu điểm

Hình thức hoạt động nhóm chia sẻ kết quả học tập có một số ưu điểm sau: - Loại bỏ được phần lớn các hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm. - Đề cao sự đóng góp của các học sinh yếu kém và nâng cao sự đóng góp này thành nhân tố quyết định.

- Lấy sự cố gắng và nỗ lực làm tiêu chí đánh giá thay vì đánh giá khả năng, học lực của cá nhân.

- Một HS kém có thể mang điểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của bản thân nên giúp các em tự tin hơn và tăng cường tình đồn kết, giúp đỡ trong nhóm. - Cách thức tổ chức hoạt động nhóm dễ áp dụng cho nhiều dạng bài lên lớp như truyền thụ kiến thức mới, luyện tập và ôn tập.

- Khơng cần cách bố trí chỗ ngồi đặc biệt. HS cùng nhóm qui tụ về 1 vị trí.

2.2.2.4. Một số lưu ý

• Chọn nội dung: Khơng nên chọn bài có nội dung kiến thức trừu tượng hay

các học thuyết, lí thuyết hố học. Cấu trúc này thích hợp với dạng bài truyền thụ kiến thức mới có nội dung đơn giản, ngắn gọn hay tiết ơn tập, luyện tập.

• Xây dựng phương án đánh giá:

- Vì HS làm bài kiểm tra ngay sau khi tìm hiểu bài mới, nên tránh những câu hỏi thuộc lòng, nhưng cũng khơng q dễ hay q khó. Khi soạn đề, GV cần bám sát mục tiêu bài học, câu hỏi thuộc dạng hiểu và vận dụng kiến thức (1-2 bước suy luận), độ khó vừa phải sao cho HS khá giỏi đạt được điểm 8-9 ở lần kiểm tra thứ nhất để các em tự tin với việc giúp bạn yếu kém hiểu bài trước khi kiểm tra lần 2.

- Để đánh giá được sự tiến bộ của HS yếu và sự giúp đỡ của HS khá giỏi đối với HS yếu được hiệu quả thì đề kiểm tra lần 2 có độ khó tương đương, câu hỏi có hướng vận dụng như lần 1 nhưng giải quyết cho chất khác, nguyên tố khác hay một vấn đề tương tự. Để làm tốt điều này, GV cần dành nhiều thời gian, công sức trong việc soạn đề và trao đổi với các đồng nghiệp để điều chỉnh hợp lí.

- GV nên lấy điểm kiểm tra lần 1 làm cột điểm chính thức để đảm bảo khơng HS nào khơng làm bài đúng với trình độ của mình.

- Do số TV mỗi nhóm có thể khác nhau (4 hoặc 5 TV) vì vậy cần tính thêm giá trị trung bình chỉ số cố gắng của nhóm.

2.4.3. Hình thức 3: Tổ chức hoạt động nhóm có sử dụng thí nghiệm

2.4.3.1. Cách thức tổ chức

a. Chuẩn bị của GV

- Chia nhóm phù hợp với vị trí chỗ ngồi ở phịng thí nghiệm. Phổ biến danh sách nhóm và vị trí chỗ ngồi ở tiết học trước.

- Xác định nội dung kiến thức hoạt động nhóm có sử dụng thí nghiệm. - Thiết kế hoạt động và câu hỏi thảo luận thành các phiếu học tập.

- Dự kiến các tình huống xảy ra trong lúc tiến hành thí nghiệm, các câu hỏi HS sẽ thắc mắc.

- Chuẩn bị các bộ dụng cụ, hố chất cho từng nhóm. - Đăng kí phịng thí nghiệm hoặc phịng bộ mơn.

b. Cách thức tổ chức hoạt động nhóm

- Hoạt động nhóm có tiến hành thí nghiệm được tổ chức xen kẻ các hoạt động dạy học khác.

- GV phổ biến cách thức hoạt động và đề nghị HS thực hiện theo trình tự đó để đảm bảo an tồn và thành cơng của thí nghiệm.

- Trong lúc tiến hành thí nghiệm, u cầu TV trong nhóm nhắc nhở lẫn nhau các thao tác sai.

2.4.3.2. Phương án đánh giá kết quả hoạt động nhóm

- Vì thời gian thực hành thường là trong một tiết nên có thể đánh giá dựa vào bảng sau:

Bảng 2.2. Phiếu điểm đánh giá kết quả hoạt động nhóm có sử dụng thí nghiệm

STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM TỐI ĐA ĐIỂM NHÓM GHI CHÚ 1 Kĩ năng thực hành 3 Do GV chấm 2 Trật tự 2 3 Vệ sinh 2 4 Bài tường trình 3 TỔNG ĐIỂM 10 2.4.3.3. Ưu điểm

- Tổ chức hoạt động nhóm có sử dụng thí nghiệm áp dụng hiệu quả với nhiều dạng bài lên lớp. Các dạng đó là truyền thụ kiến thức mới về các chất cụ thể, lí thuyết phản ứng và các bài thực hành.

- Thơng qua hoạt động nhóm, HS có cơ hội thảo luận, căn cứ vào hiện tượng thí nghiệm và lí thuyết phản ứng đã học, tự rút ra kết luận là những đơn vị kiến thức mới. Điều đó càng làm cho HS có lịng tin vào khoa học.

- Tiến hành thí nghiệm trong một nhóm nhỏ HS dễ dàng cải thiện những thao tác sai. Qua đó, HS được rèn luyện kĩ năng thực hành.

- Thí nghiệm với hiện tượng rõ ràng và hấp dẫn làm tăng hứng thú học tập của HS và làm cho lớp học sơi nổi hơn. Vì thế HS tích cực hơn trong học tập.

- Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động nhóm diễn ra tại lớp tuy chưa thật sự là toàn diện nhưng phần nào cũng đã đánh giá được khả năng trình bày của HS và q trình làm việc của các TV trong nhóm.

- HS tham gia đánh giá cùng với GV là một cách thức đảm bảo tính cơng bằng và khách quan trong đánh giá. Qua đó GV rèn luyện cho HS biết cách lắng nghe, góp ý và nhận xét ý kiến của người khác.

2.2.4.4. Một số lưu ý

- Vì HS vừa tiến hành thí nghiệm vừa trao đổi các câu hỏi thảo luận, nên lớp học sẽ tương đối ồn ào và mất trật tự. Để đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm, vào đầu giờ GV nhắc nhở HS những qui định quan trọng trong phịng thí nghiệm và một số thao thác thực hành thí nghiệm.

- Hoạt động nhóm được xây dựng chủ yếu trao đổi các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm. Hoạt động nhóm khơng thể chỉ đơn giản quan sát thí nghiệm, ghi nhận hiện tượng và rút ra kết luận.Vì vậy những câu hỏi thảo luận và thí nghiệm cần chứa những vấn đề mới nhằm kích thích tư duy của HS.

- Chọn những thí nghiệm dễ tiến hành, hiện tượng rõ ràng.

2.4.4. Hình thức 4: Tổ chức hoạt động nhóm báo cáo sản phẩm tại lớp

2.4.4.1. Cách thức tổ chức

Chia nhóm:

- Đảm bảo chia nhóm khoa học và tính cơng bằng sao cho mỗi nhóm có đầy đủ HS khá giỏi, thành thạo vi tính, nhà có máy tính và máy tính có kết nối mạng internet.

- Nhóm trưởng lên bốc thăm nhiệm vụ, nhận từ GV tờ kế hoạch chung và phiếu đánh giá hoạt động nhóm để các nhóm có sự phấn đấu và điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện sản phẩm.

- GV phổ biến nội dung hoạt động và kế hoạch thực hiện cho cả lớp. - HS căn cứ vào kế hoạch chung xây dựng kế hoạch chi tiết cho nhóm. Trong bảng kế hoạch ghi rõ công việc, phân công, thời gian thực hiện, kết quả đạt được. Trong q trình thực hiện, nhóm trưởng cần nắm thật rõ sự phân cơng nhằm đôn đốc các thành viên hoàn thành đúng tiến độ.

- GV ln quan tâm, thăm hỏi các nhóm đã xúc tiến cơng việc như thế nào để có những giúp đỡ cần thiết. Các nhóm cần phải thường xuyên trao đổi ý kiến với GV để thực hiện nhiệm vụ đúng hướng.

- Nếu sản phẩm là các báo cáo, GV sẽ đăng kí phịng máy có projector, máy vi tính có hệ thống âm thanh và in trước các tờ phiếu đánh giá.

- Sau mỗi báo cáo, GV dành một chút thời gian cùng HS các nhóm khác nhận xét ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức và cách trình bày.

2.4.4.2. Phương án đánh giá kết quả hoạt động nhóm

Vì khơng theo sát từng hoạt động của các nhóm ở ngồi lớp học nên GV không thể nhận xét đánh giá công bằng, khách quan đến từng HS nếu chỉ căn cứ vào bài báo cáo. Để giải quyết điều này, GV đưa ra một số tiêu chí đánh giá để việc tính điểm cơng bằng hơn. GV qn triệt tinh thần cho cả lớp biết “khơng có sự cào bằng” mà điểm số phải là điểm thực lực của chính mỗi HS.

Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá hoạt động nhóm báo cáo tại lớp

THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Phần 1.Điểm bài báo cáo (5 điểm) do GV chấm và nhóm khác chấm chéo Phần

điểm này HS trong nhóm được hưởng như nhau.

STT Nội dung TV 1 TV 2 TV 3 … TV 10

1 Slide trình bày đẹp, rõ ràng, dễ nhìn.

2 Nội dung chính xác, đầy đủ, dễ hiểu.

3 Giọng nói to, rõ. Phong cách thuyết trình tự tin, lơi cuốn. 4 Giải đáp câu hỏi do nhóm khác

đặt ra.

5 Hướng dẫn tốt phiếu ghi bài.

Phần 2. Điểm do cá nhân cố gắng đạt được (10 điểm) do nhóm tự chấm STT Nội dung TV 1 TV 2 TV 3 … TV 10

1 Có mặt đúng giờ, tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm.

2 Hồn thành tốt nhiệm vụ

được giao, đúng thời hạn. 3 Biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau

trong công việc.

4 Tạo được khơng khí vui tươi, thoải mái, gắn kết các thành viên trong buổi họp.

5 Tích cực đưa ra những ý kiến đóng góp có giá trị cho nhóm.

Tổng điểm

Điểm phần 1=(Điểm trung bình cộng của các nhóm chấm + Điểm của GV chấm)/2

Điểm cá nhân = (điểm phần 1 + điểm phần 2)/2

2.4.4.3. Ưu điểm

- Nhiệm vụ hoạt động nhóm ở ngồi lớp học thường đa dạng. Sản phẩm của nhóm có thể là bài báo cáo (dùng phần mềm powerpoint, violet hay các phần mềm đa phương tiện khác), tờ rơi tuyên truyền, tờ quảng cáo, dụng cụ học tập, sản phẩm sáng tạo ứng dụng những kiến thức đã học, ...

- Rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng hoạt động như kĩ năng hợp tác, kĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 56)