Thực trạng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Hóa học ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 37 - 42)

trường THPT

1.5.1. Mục đích điều tra

- Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hố học ở trường THPT.

- Tìm ra và tìm cách khắc phục những thiếu sót trong khâu tổ chức hoạt động nhóm.

1.5.2. Đối tượng điều tra

Tiến hành phát phiếu điều tra cho 101 học sinh ở trường: trường THPT Gia Định và THPT Võ Thị Sáu, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Bảng 1.3: Số lượng phiếu thăm dò thực trạng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Hóa học ở trường THPT

STT Trường Số phiếu

Phát ra Thu vào

1 THPT Gia Định 52 52

2 THPT Võ Thị Sáu 50 49

1.5.3. Kết quả điều tra

Qua tiến hành điều tra kết quả được thống kê như sau:

Bảng 1.4: Mức độ yêu thích của việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Hóa học ở THPT

Số phiếu 12 65 22 2

Tỷ lệ (%) 11,88 64,36 21,78 1,98

Bảng 1.5: Mức độ hoạt động nhóm của HS trong những giờ học Hóa học ở THPT

Thường xuyên Thỉnh thoảng

Hiếm khi Không bao gi

Số lượng 7 67 27 0

Tỷ lệ (%) 6,93 66,34 26,73 0,00

- Qua bảng 1.4 ta thấy đa số các em đều thích hoạt động nhóm trong những giờ học Hóa học. Tuy nhiên theo kết quả ở bảng 1.5 cho thấy các giáo viên chỉ thỉnh thoảng hoặc ít khi tổ chức hoạt động nhóm trong những giờ học Hóa học.

Bảng 1.6: Những ưu điểm của hoạt động nhóm

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Giúp HS phát triển kỹ năng hợp tác, giao tiếp và các kỹ năng xã hội khác.

86 85,15

2 HS phát huy năng lực bản thân. 60 59.40

3 Việc học tập diễn ra một cách thoải mái, khơng gị bó, áp lực.

93 92,08

4 HS cảm thấy hứng thú với môn học. 90 89,11

5 Khơng khí lớp học sơi nổi. 97 96,04

6 Tăng cường sự đoàn kết giữa HS với HS

73 72,28

7 Cải thiện mối quan hệ giữa HS với GV. 62 61,39

8 Nhờ sự cộng tác mà HS có thể hồn thành những nhiệm vụ mà các em không thể tự làm một mình.

9 Hoạt động nhóm giúp tăng hiệu quả học tập.

71 70.39

- Theo kết quả ở bảng 1.6 thì đa số các em đều thấy được hiệu quả của việc hoạt động nhóm: giúp các em phát triển các kỹ năng hợp tác, giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, lãnh đạo…Giúp các em u thích mơn học, gắn kết các em lại với nhau, giúp các em hiểu nhau hơn và hơn hết nó giúp tiết học diễn ra một cách thoải mái, sôi nổi, gắn kết cả giáo viên và học sinh lại gần nhau hơn.

- Ngoài ra theo ý kiến của các em thể hiện trong phiếu điều tra thì các em cịn nhận thấy những ưu điểm khác của hoạt động nhóm: giúp phát hiện ra những khả năng của bản thân mà trước giờ chưa biết (thuyết trình, lãnh đạo), giúp các em làm việc theo nguyên tắc và kế hoạch.

Bảng 1.7: Những yếu tố giúp hoạt động nhóm có hiệu quả

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Các thành viên đều hướng vào mục tiêu chung của nhóm

96 95.05

2 Các thành viên biết chia sẻ trách nhiệm với nhau 70 69,31

3 Có sự phân cơng hợp lý giữa các thành viên 81 80,19

4 Các thành viên đều hăng hái nhận nhiệm vụ 73 72,28

5 Có sự giúp đỡ của giáo viên khi gặp khó khăn 50 49,5

6 Phải có tổng kết, đánh giá cơng việc chung 89 88,12

- Các em đều nhận thấy các yếu tố để giúp hoạt động nhóm có hiệu quả. Tuy nhiên đa số các em còn gặp phải những vấn đề trong hoạt động nhóm: khơng hài lịng với sự phân cơng từ nhóm trưởng, hay ỷ lại vào những bạn giỏi, đùn đẩy trách nhiệm, khơng có sự công bằng trong đánh giá, không dám đưa ra quan điểm cá nhân,…

Kết luận:Từ những gì khảo sát được chúng tơi thấy: hầu hết các em đều thích được hoạt động nhóm, các em hiểu được những giá trị của việc hoạt động nhóm mang lại và cũng hiểu được các yếu tố giúp cho một bài hoạt động nhóm có hiệu quả.

Tuy nhiên việc hoạt động nhóm của các em trong mơn học cịn chưa được áp dụng thường xun nên vẫn cịn nhiều thiếu sót, các em chưa được thực hành thường xuyên dẫn đến hiệu quả khơng cao. Từ đó cho thấy giáo viên cần áp dụng phương pháp hoạt động nhóm vào dạy học Hóa học một cách thường xuyên và có kế hoạch tổ chức chặt chẽ hơn để mang lại hiệu quả cao nhất.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi đã thực hiện được các công việc sau:

1. Nghiên cứu tổng quan về đề tài thơng qua các bài báo, tạp chí, luận văn, khóa luận viết về dạy học hợp tác trong Hóa học.

2. Tìm hiểu về đặc trưng và một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

3. Làm rõ các khái niệm có liên quan như: nhóm, hoạt động nhóm. Các giai đoạn phát triển, những nét đặc thù, những ngun tắc hoạt động nhóm. Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế của phương pháp. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy ở Việt Nam. Bên cạnh đó cịn một số hạn chế cần lưu ý và khắc phục khi vận dụng phương pháp này. Ngồi ra chúng tơi cịn tìm hiểu về tiến trình hoạt động nhóm và rút ra những lưu ý để hoạt động nhóm có hiệu quả.

4. Một số cấu trúc hoạt động nhóm được nghiên cứu trong đề tài.

5. Điều tra thực trạng việc dạy học có tổ chức hoạt động nhóm ở trường THPT, từ đó tìm ra hướng vận dụng thích hợp và hiệu quả phương pháp này trong dạy học hóa học cho HS ở phổ thơng.

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHĨM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG – PHẦN HĨA HỮU CƠ 11

NÂNG CAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 37 - 42)