Lựa chọn số lượng thành viên trong nhóm tương ứng với nhiệm vụ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 52 - 53)

2.3. Qui trình thiết kế giáo án dạy học theo nhóm

2.3.5.Lựa chọn số lượng thành viên trong nhóm tương ứng với nhiệm vụ học

chất, tìm cách giải một dạng bài tập hóa học…).

- Tìm nhiều cách giải cho một bài tốn.

- Hệ thống bằng sơ đồ các tính chất hóa học đặc trưng của hiđrocacbon và các dẫn xuất.

2.3.4. Dự tính thời gian cho từng hoạt động

Dựa theo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và khối lượng kiến thức ở từng phần nội dung, GV dự tính thời gian cho phép để truyền tải từng phần nội dung đó. Tùy theo đặc điểm của những nội dung đã chọn để thiết kế nhiệm vụ hợp tác, GV có thể điều chỉnh lại sự phân bố thời gian cho phù hợp.

Ví dụ: Phân bố thời gian cho tiết 1 bài “ANKAN” như sau:

Nội dung Thời lượng

Mở đầu bài học 3 phút

I.1. Dãy đồng đẳng của ankan 7 phút

I.2. Đồng phân 10 phút

I.3. Danh pháp 23 phút

Củng cố phần nội dung trọng tâm và dặn dò 2 phút

Theo sự dự tính ở trên, thời gian dành cho phần nội dung I.3. Danh pháp

diễn ra tốiđa trong khoảng 23 phút, trong đó thời gian hoạt động hợp tác của HS khoảng 5 phút.

2.3.5. Lựa chọn số lượng thành viên trong nhóm tương ứng với nhiệm vụ học tập tập

GV quyếtđịnh số lượng thành viên trong mỗi nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác. Khi lựa chọn qui mơ nhóm GV nên lưu ý các yếu tố sau:

- Không nên để toàn HS yếu (hoặc toàn HS giỏi) ngồi chung một nhóm với nhau. Điều này sẽ gây ra sự khơng đồng đều giữa các nhóm (q giỏi hoặc quá dở). Tốt nhất nên tạo ra những nhóm đa dạng về khả năng, đặc điểm tâm lí, giới

tính, sở thích,….

- Số lượng phương tiện học tập (tư liệu, đồ dùng, các mơ hình, dụng cụ thí nghiệm,… ) sẽ ảnh hưởng quyết định đến qui mơ nhóm.

- Nhiệm vụ đơn giản thì qui mơ nhóm nhỏ, nhiệm vụ phức tạp hơn thì qui mơ nhóm phải lớn hơn.

2.3.6. Chọn lựa hình thức tổ chức hoạt động hợp tác

GV có thể chọn lựa các hình thức tổ chức hoạt động hợp tác như nhóm chuyên gia, nhóm chia sẻ kinh nghiệm, nhóm thực hành thí nghiệm hoặc nhóm báo cáo,… Tuy nhiên nên chọn hình thức tổ chức nào thì phải tùy thuộc vào từng bài học và nội dung hoạt động hợp tác.

- Hình thức tổ chức hoạt động hợp tác theo kiểu nhóm chuyên gia phù hợp với những tiết ôn tập, luyện tập hay những tiết giải bài tập.

Ví dụ: GV có thể phân bài tập theo từng dạng và cho các nhóm chuyên gia hoạt động sau đó các thành viên của nhóm chuyên gia sẽ về chia sẻ lại với nhóm hợp tác của mình.

- Với những nhiệm vụ mà HS cần nhiều thời gian để chuẩn bị, tìm tịi tài liệu, thiết kế sản phẩm theo u cầu của GV thì hình thức nhóm lớn là phù hợp.

Ví dụ: GV giao cho mỗi tổ (gồm 8 – 12 thành viên) chuẩn bị nội dung thuyết trình về một phần nào đó trong bài học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 52 - 53)