Thiết kế các hoạt động ứng với từng nội dung bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 53 - 54)

2.3. Qui trình thiết kế giáo án dạy học theo nhóm

2.3.7.Thiết kế các hoạt động ứng với từng nội dung bài học

Ta có thể chia nội dung bài học thành một số hoạt động nối tiếp nhau của GV và HS. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể của bài học. Các hoạt động này được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic, có thể gồm:

+ Hoạt động khởi động: lời giới thiệu hoặc lời mở đầu có nêu mục tiêu bài học, lời dẫn dắt vào bài mới từ việc kiểm tra kiến thức cũ, hoặc một câu chuyện, một trò chơi dẫn đến nội dung bài học…

+ Các hoạt động nhằm đạt mục tiêu của bài học: hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức mới, củng cố kiến thức, hoặc rèn luyện kĩ năng. Có thể gồm các nhiệm vụ: tìm hiểu tính chất của các chất, tìm ra thuyết cấu tạo… bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi, làm bài tập, hoặc nghiên cứu sách giáo khoa, tiến hành hoạt động hợp tác nhóm, tiến hành thí nghiệm …

+ Hoạt động củng cố kiến thức theo từng phần hoặc toàn bài.

+ Hoạt động kết thúc buổi học: đánh giá khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS; giao nhiệm vụ về nhà.

Thiết kế nhiệm vụ hợp tác

Đây là khâu quan trọng quyết định sự thành bại của hoạt động hợp tác. Do đó GV khơng nên cho rằng: “chỉ cần nói chung chung thơi là các em cũng đủ hiểu và thực hiện đúng ý mình muốn”. Ví dụ như u cầu: “Các em hãy thảo luận với nhau về khái niệm đồng đẳng, đồng phân”. Cách nói này làm cho các em bị lúng túng, khơng hình dung được các cơng việc cụ thể phải hoàn thành, mục tiêu cần đạt là gì và tại sao lại phải hợp tác… Kết quả là HS trở nên thụ động và hoạt động hợp tác bị thất bại.

Có thể xem khâu này giống như việc xây dựng một kịch bản. Người GV cần đầu tư công sức để phác thảo các ý tưởng về những công việc HS sẽ làm, sắp xếp chúng một cách logic, sau đó chọn hình thức hoạt động, cách thức thực hiện và dự kiến các tình huống có thể xảy ra.

Dựa vào những nội dung trọng tâm đã chọn, GV đề ra hoạt động cụ thể như: trả lời câu hỏi, giải bài tập hóa học, vận dụng kiến thức đã biết để giải thích một số hiện tượng xảy ra trong thực tế, dự đoán hiện tượng phản ứng; thực hiện một số thao tác như tiến hành thí nghiệm hoặc lắp ghép mơ hình phân tử, tổ chức trị chơi, hoặc chuẩn bị một chủ đề thuyết trình…

Yêu cầu đối với nhiệm vụ hợp tác là phải rõ ràng, phù hợp với trình độ của HS, phù hợp với số lượng thành viên, cách thức tổ chức nhóm đã chọn lựa; phải mang tính thách thức nhấtđịnh và có thể được hồn thành trong thời gian đã dự tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông phần hóa hữu cơ 11 nâng cao​ (Trang 53 - 54)