1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Một trong những đặc điểm của thời đại hiện nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão dẫn đến sự bùng nổ thơng tin, thời đại 4.0. Bên cạnh đó sự thay đổi về phương pháp dạy học, phương pháp học tập theo hướng tích cực hoạt động nhận thức của người học để đáp ứng yêu cầu và sự phát triển của xã hội. Bản chất của hướng này là khơi dậy, phát huy năng lực tìm tịi độc lập, sáng tạo của người học thông qua việc tạo điều kiện cho người học phát hiện, giải quyết vấn đề và học được cách học. Có nhiều tác giả ở Việt Nam đã nhìn nhận về vấn đề này như sau:
Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) cho rằng dạy học hiện đại khác với dạy học truyền thống là ở chỗ, dạy học hiện đại không cung cấp cho người học khái niệm tự biện mà là khái niệm khoa học. Vì vậy đối tượng trong dạy học truyền thống là người thầy còn trong dạy học hiện đại là sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên, xã hội mà người học cần phải chiếm lĩnh và làm ra nó. Phương pháp dạy học truyền thống là truyền giảng, còn trong dạy học hiện đại là giúp đỡ và tổ chức cho người học trực tiếp làm việc với đối tượng.
Đối với nhóm tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2005) thì cho rằng bản chất của tư tưởng dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm, xét từ khía cạnh nhân văn bao gồm dạy học phục vụ cho nhu cầu của người học, tôn trọng, đồng cảm với
người học. Tạo được sự thu hút, thuyết phục, hình thức, động cơ bên trong của người học. Dạy học cần khai thác tối đa tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo và tạo ra cho người học một mơi trường để họ có thể tự khám phá. Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của người học thì người giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn người học tự tìm hiểu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề và cuối cùng người học phải đạt tới cái đích là hình thành tính tích cực tìm tịi, sáng tạo.
Cịn tác giả Trần Bá Hồnh (2006) có viết trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trước hết là chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, cần tôn trọng mục đích, nhu cầu, hứng thú của người học. Ngồi ra nội dung dạy học là các kĩ năng, năng lực giả quyết vấn đề. Phương pháp dạy học giúp người học tự học, hoạt động nhóm, vận dụng vốn hiểu vào thực tế. Hình thức bố trí lớp học được thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều tiết; học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Cùng nói về phương pháp dạy học tích cực Tác giả Thái Duy Tuyên (2008) cho rằng phương pháp dạy học tích cực là phương pháp phát huy nỗ lực của người học, là thuộc tính bản chất của phương pháp dạy học hiện đại. Nó có những dấu hiệu: Đề cao tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập; coi trọng tự học, kết hợp tự học với thảo luận, tổ nhóm và sự hướng dẫn của thầy giáo; làm sơ đồ, mơ hình, để nắm được cấu trúc của hệ thống tri thức; Kết hợp lý thuyết với thực hành, tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức. Cịn nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình (2010) đề cập đến việc phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh. dưới sự định hướng của giáo viên, người học đặt vấn đề, phát hiện vấn đề, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận. Nhờ đó người học phát triển năng lực sáng tạo, tự lĩnh hội tri thức. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực có nghĩa là phải có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò, người học là chủ thể và giáo viên đóng vai trị người tổ chức hướng dẫn.
Giáo dục mầm non ở trong nước từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX tiến hành đổi mới theo xu hướng tích hợp theo chủ đề. Tác giả Nguyễn Thị Hịa (2013)
có viết “Trong tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề, trẻ và giáo viên cùng nhau tham gia khám phá, cùng học, cùng chơi, cùng giải quyết các vấn đề và cùng nhau đi tới những kết luận cụ thể. Người giáo viên giữ vai trò tổ chức hướng dẫn, trợ giúp trẻ trong các hoạt động của chúng nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ được hoạt động theo nhu cầu, hứng thú của chúng”.
Cùng nói về đổi mới trong giáo dục mầm non tác giả Trương Xuân Huệ (2014) cho rằng:
“Giờ học” trong trường mầm non hiện đại đã được đổi tên thành “Hoạt động chung”, đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi bản chất của giờ học trong vài thập niên qua. Hoạt động giáo dục trong trường mầm non rất đa dạng, nhưng giờ học vẫn luôn được xem xét cẩn trọng nhất trong lí luận và trong thực tiễn giáo dục mầm non trên thế giới. Nhưng việc xuất hiện những thuật ngữ mới đó cho thấy một xu hướng dạy học mới trong trường mầm non hiện đại. Dạy học thông qua tổ chức các dạng hoạt động của trẻ thì q trình giáo dục mang tính thay đổi, điều chỉnh kế hoạch và chương trình theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, giáo án của giờ học không phải là “mẫu chuẩn bị trước” của q trình giáo dục.
Tóm lại, dù có nhiều cách diễn đạt hoặc khái niệm khác nhau nhưng chung quy lại các nhà giáo dục, người làm công tác quản lý giáo dục ở Việt Nam đã và đang rất quan tâm, đánh giá cao vấn đề lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động dạy học. Những tư tưởng này phần nào đã có sự hài hịa, thống nhất biện chứng với những tư tưởng tiến bộ trên thế giới đồng thời cũng mang màu sắc, đặc thù rất riêng phù hợp với tình hình, mơi trường giáo dục ở trong nước.