Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 6 tuổi tại thành phố bạc liêu​ (Trang 31 - 33)

1.2. Hệ thống các khái niệm có liên quan

1.2.4. Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm

Tác giả Lê Vinh Quốc (2008) dựa trên 14 nguyên tắc của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kì đã thiết lập và cho rằng:

Học được những gì và học được bao nhiêu phụ thuộc vào động cơ học tập của người học. Mỗi người học có động cơ học tập khác nhau, động cơ học tập lại phụ thuộc vào trạng thái tình cảm, sở thích, mục đích học tập và thói quen suy nghĩ của người học. Khả năng sáng tạo, tư duy có hiệu lực cao và bản chất ham hiểu biết của người học tạo thành động cơ học tập. Động cơ nội tại có thể được kích thích bằng những nhiệm vụ mới lạ, khó khăn nhưng lạc quan, phù hợp với sở thích cá nhân, được cá nhân lựa chọn và kiểm sốt. Mọi người học đều có những phương pháp, cách tiếp cận và khả năng học tập khác nhau, xuất phát từ những kinh nghiệm sẵn có và yếu tố di truyền. Một số nguyên lý khác khẳng định rằng: người học thành cơng là người có thể diễn đạt tốt những tri thức đã học, liên kết tốt những thông tin mới với thơng tin sẵn có, đồng thời có thể tạo ra hoặc sử dụng những cách tư duy và phương pháp lý luận để đạt mục tiêu học tập.

Bên cạnh đó dạy và học tích cực đang được áp dụng mạnh mẽ trong nhà trường vì nó phát huy vai trò trung tâm của người học, trong dạy và học tích cực địi hỏi sự tương tác đa chiều giữa người dạy và người học, trong đó người học là chủ

thể của hoạt động, được tạo điều kiện để khám phá, tìm kiếm kiến thức, thơng qua đó giúp người học khắc sâu kiến thức. Cịn người dạy là người tổ chức, hướng dẫn và đưa ra đánh giá kết luận dựa trên đánh giá, tự đánh giá của người học. Hay dạy học tích hợp cũng được xem là dạy học lấy người học làm trung tâm, tác giả Nguyễn Thị Hịa (2014) có nhìn nhận về giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non:

Trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động theo chủ đề nhằm cung cấp cho trẻ cơ hội được học tập và luyện tập để trở “nhà nghiên cứu”. Ngồi ra trẻ cịn được tích cực, năng động trong việc tìm kiếm, khám phá, kích thích trẻ tư duy, vận dụng các kiến thức, kĩ năng, lựa chọn và ra quyết định giải quyết vấn đề. Thêm vào đó việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non khơng nên xuất phát từ các bộ môn cụ thể mà phải dựa trên yêu cầu hình thành những năng lực chung nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam. Tích hợp các hoạt động khác nhau của trẻ cần theo các chủ đề gần gũi thân thuộc và xuất phát từ hứng thú, nhu cầu của trẻ. Tăng cường cho trẻ được trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan, trên cơ sở đó, trẻ phát triển ngơn ngữ, tư duy và tưởng tượng của mình. Tổ chức cho trẻ hoạt động một cách tự nhiên, hài hịa dưới nhiều hình thức khác nhau, thiết thực và phù hợp với từng cá nhân để hình thành những năng lực chung tạo điều kiện cho trẻ phát triển hài hòa về mọi mặt như thể chất, xã hội, tình cảm và trí tuệ.

Cùng nói về quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm nhóm tác giả Hồng Thị Dinh (2017) có viết “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ- tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành cơng và tiến bộ; tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi; phản ảnh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm; phản ảnh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm”. Cịn nhóm tác giả Phạm Thị Mai Chi (2005) cho rằng dạy học lấy trẻ làm trung tâm, hướng vào trẻ như trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động; trẻ tự học là chính; trẻ “học” qua chơi, qua khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm bằng cách sử dụng các giác quan; trẻ được phép chọn góc chơi, thảo luận với bạn.

Các quan điểm trên cho thấy lý thuyết về giáo dục lấy người học làm trung tâm có tầm quan trọng cao, bao hàm hầu hết các loại hình dạy học hiện đại, đồng thời cũng tạo ra loại hình dạy học mới: dạy học lấy người học làm trung tâm. Cách thức tổ chức dạy học của loại hình này rất đa dạng, có thể áp dụng theo cách thức tổ chức của các loại hình dạy học khác hiện có. Nhưng chương trình dạy học cần được thiết kế theo hướng lấy người học làm trung tâm(Student- Centered Curriculum). Loại chương trình này nhấn mạnh về những sở thích và nhu cầu người học, để kích thích động cơ học tập. Đặc trưng chủ yếu của loại hình dạy học này được thể hiện trong mối quan hệ giữa thầy và trị. Ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học, học sinh có vai trị độc lập, chủ động của người tự học, tự giải quyết các vấn đề nhằm phát hiện và tiếp thu những tri thức cần đạt tới. Giáo viên có vai trị của người hướng dẫn, trợ lực và đánh giá thành quả học tập.

Đáp ứng được những yêu cầu giáo dục của thời đại mới, lại kết hợp được với những kiểu dạy học khác, loại hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã trở thành kiểu mẫu dạy học chủ yếu hiện nay, qua các quan điểm của nhiều tác giả, tác giả thống nhất quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm như coi trẻ là trung tâm của q trình dạy học; trẻ có vai trị độc lập, chủ động giải quyết các vấn đề nhằm phát hiện, tiếp thu tri thức cần đạt tới; trẻ sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau theo khả năng của mình; trẻ liên kết được cái đã biết với cái mới; trẻ hứng thú tham gia hoạt động tổ, nhóm theo nhu cầu mong muốn của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 6 tuổi tại thành phố bạc liêu​ (Trang 31 - 33)