Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận dụng quan điểm lấy trẻ làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 6 tuổi tại thành phố bạc liêu​ (Trang 39)

trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi

Theo tác giả Nguyễn Thị Hoài (2017) khi nhận định về những khó khăn trong vận dụng lấy trẻ làm trung tâm, trong đó tác giả nói về những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: “Hiện nay, rất nhiều giáo viên mầm non đã thấm nhuần quan điểm giáo dục LTLTT, đã lập được kế hoạch giáo dục LTLTT. Tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên mơ hồ về quan điểm này, lúng túng khi lập kế hoạch giáo dục theo quan điểm này. Những khó khăn mà đa số giáo viên mầm non của chúng ta gặp phải khi bắt tay vào việc lập kế hoạch giáo dục LTLTT đó là: Cán bộ quản lí nên có quy định thống nhất giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch; sĩ số trẻ trong một lớp quá đông nên giáo viên khơng có đủ thời gian để quan sát, theo dõi nắm bắt được sự phát triển của từng trẻ do đó khơng có cơ sở để lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ; khơng có đủ tài liệu tham khảo; khơng nắm vững cơ sở lí luận của giáo dục LTLTT, khơng nắm vững cách thức lập kế hoạch; một số giáo viên thiếu năng lực sáng tạo”.

Tác giả Nguyễn Thị Oanh (2017) cho rằng: “Trong ngành học giáo dục mầm non, quan điểm giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm đã được vận dụng vào giáo dục nói chung và dạy học nói riêng cho trẻ ở trường mầm non. Tuy nhiên, kết quả vận dụng chưa cao, chưa đồng bộ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, trong đó có nguyên nhân một số cán bộ giáo dục mầm non chưa hiểu thấu đáo bản chất của phương pháp dạy học LTLTT.”

Bên cạnh đó tác giả Phạm Thị Tuyết (2017) có nói về giáo viên mầm non “Ở Việt Nam, nội dung học tập thường do giáo viên quyết định. Căn cứ vào chủ đề giáo dục trong chương trình, giáo viên sẽ soạn bài một cách chi tiết, tỉ mỉ; sau đó sử dụng phối hợp một số phương pháp để trẻ lĩnh hội nội dung kiến thức. Đối với hoạt động vui chơi, giáo viên lựa chọn vai chơi, chủ đề chơi của trẻ. Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên quan sát và có sự can thiệp kịp thời khi thấy có xung đột hoặc hoạt động chơi của trẻ không phù hợp. Làm như vậy đôi khi sẽ là áp đặt đối với trẻ, chưa chú trọng đến nhu cầu, hứng thú và khả năng của từng trẻ.” Ở đây tác giả tuy khơng đưa ra những khó khăn giáo viên gặp phải khi vận dụng quan điểm LTLTT, mà tác giả nói về cách thức mà giáo viên hay làm khi lập kế hoạch giáo dục, khi soạn bài và tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ cịn mang tính áp đặt. Chính những cách thực hiện mang tính áp đặt này làm cho giáo viên khó khăn khi vận dụng quan điểm LTLTT.

Những nhận định của các tác giả cho thấy phần nào nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên lúng túng trong việc vận dụng quan điểm LTLTT, thấy được những yếu kém của giáo viên khi vận dụng quan điểm này. Những khó khăn trên là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng quan điểm LTLTT ở chương 3.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, tác giả luận văn đã khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới cũng như ở Việt Nam để nhấn mạnh rằng vấn đề lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học nói chung và lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học tác phẩm văn chương cho trẻ mầm non nói riêng là rất quan trọng, cần thiết, phù hợp xu hướng giáo dục tiến bộ trên thế giới.

Lý thuyết về giáo dục lấy người học làm trung tâm có tầm phổ quát rất rộng, bao hàm hầu hết các loại hình dạy học hiện hành, đồng thời cũng tạo ra loại hình dạy học mới: dạy học lấy người học làm trung tâm. Cách thức tổ chức dạy học của loại hình này rất đa dạng, có thể áp dụng theo cách thức tổ chức của các loại hình dạy học khác hiện có.

Vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm non với mục tiêu: Để cho trẻ có cơ hội phát triển toàn diện; Tạo điều kiện cho trẻ thể hiện năng lực, sở trường (thế mạnh) hoặc sở thích của bản thân từ đó là nền tảng cho việc phát triển năng lực cá nhân sau này; Giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ngay từ khi cịn nhỏ.

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc kể của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như: đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển tồn diện nhân cách trẻ.

Ngoài ra tác giả luận văn cũng đã trình bày có hệ thống những khái niệm công cụ phục vụ cho việc triển khai nội dung luận văn ở các chương còn lại.

Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 5- 6 TUỔI Ở MỘT SỐ

TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 2.1. Vài nét về tình hình giáo dục tại thành phố Bạc Liêu

“Bạc Liêu là tỉnh miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đơng và Đơng Nam giáp biển Đơng với bờ biển dài 56 km. So với 12 tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, diện tích Bạc Liêu thuộc loại trung bình đứng vào hàng thứ 7, nhưng dân số đứng vào hàng thứ 11, gồm các dân tộc chính là Kinh, Khmer và người Hoa cùng chung sống với nhau” (Tiểu ban tuyên truyền quảng bá, 2014). Do đặc thù miền sơng nước, trình độ dân trí khơng đồng đều, và điều kiện kinh tế của người dân tại thành phố khác nhau dẫn đến việc quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ cũng khác nhau. Tuy nhiên khơng vì thế việc huy động trẻ đến trường đặc biệt là trẻ mẫu giáo tại địa bàn thành phố Bạc Liêu lại xuống thấp: “Mẫu giáo 5.797 trẻ/194 lớp; tỷ lệ huy động đạt 91,06%, tăng 1,06% so với cùng kỳ (5.797/6.336). Riêng trẻ 5 tuổi đến trường là 2.629 trẻ/81 lớp, tỉ lệ huy động đạt 100%.”(UBND Thành phố Bạc Liêu, 2019).

Theo báo cáo sơ kết học kì 1 năm học 2018- 2019 của Phòng Giáo dục- Đào tạo Thành phố Bạc Liêu (UBND Thành phố Bạc Liêu, 2019):

Trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu có tổng số trường mầm non, mẫu giáo: 19 trường (trong đó có 07 trường tư thục). Phòng Giáo dục Đào tạo Thành phố Bạc Liêu luôn quan tâm chỉ đạo trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ như: xây dựng nhiều mơ hình mới trong việc thay đổi hình thức tổ chức buổi ăn cho trẻ (ăn tự chọn, bữa cơm gia đình). Tiếp tục duy trì chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”; tổ chức hội thảo,chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, trong đó chú trọng việc xây dựng môi trường tạo mọi điều kiện cho trẻ hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Trong năm học 2018- 2019 đã có 100% trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non với 6.466 trẻ đạt 100%. Tất cả trẻ 5 tuổi được đánh giá theo Bộ chuẩn.

Để tạo sân chơi cho trẻ trong việc phát huy năng khiếu về lĩnh vực thẩm mỹ, Phòng Giáo dục- Đào tạo tổ chức hội thi “Những họa sĩ tí hon” với 201 trẻ tham dự và có 116 trẻ đạt giải.

Nhằm từng bước nâng cao kỹ năng, kiến thức cho trẻ mầm non, Phòng Giáo dục- Đào tạo đã chỉ đạo các trường có điều kiện tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ (Tiếng Anh). Hiện có 08 trường (Mầm non Hoa Sen, Mầm non Hoa Mai, Mầm non Họa Mi, Mầm non Sơn Ca, Mầm non Bạc Liêu, Mầm non Tuổi Thơ, Mầm non ISchool, Mầm non Tâm Nhi) với 1.522 trẻ/51 lớp được làm quen với tiếng Anh (tăng 2 trường với 23 lớp và 620 trẻ so với năm học trước). Qua đánh giá các cháu rất thích thú với việc được nói một số từ trong giao tiếp bằng tiếng Anh, phụ huynh rất đồng tình với loại hình này.

Qua đây cho thấy sự quan tâm của Phòng Giáo dục- Đào tạo đối với cấp học mầm non đã có những kế hoạch huy động trẻ đến trường, tổ chức tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non, tổ chức các cuộc thi, các phong trào nhằm tạo sân chơi cho trẻ và giáo viên một cách lành mạnh, bổ ích. Ngồi ra mạng lưới trường mầm non công lập, tư thục trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu cũng được chú trọng khuyến khích phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu học của trẻ mầm non và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các bậc phụ huynh mong muốn gửi con em mình vào trường học.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá nhận thức của giáo viên một cách khách quan và đúng đắn, tiến hành dự giờ, phân tích các kết quả thu được về thực trạng vận dụng quan điểm LTLTT trong tổ chức hoạt động LQTPVH cho trẻ 5- 6 tuổi tại Thành phố Bạc Liêu. Từ đó xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu LTLTT trong tổ chức hoạt động LQTPVH cho trẻ 5- 6 tuổi.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về quan điểm LTLTT trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi.

Thực trạng vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi tại Thành phố Bạc Liêu.

Khảo sát và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức hoạt động cho trẻ LQTPVH.

Đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức hoạt động cho trẻ LQTPVH.

2.2.3. Mẫu nghiên cứu

Khảo sát được thực hiện vào tháng 05/2019 tại 03 trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu: Mầm non Hoa Mai, Mầm non Họa Mi, Mầm non Bạc Lêu.

Đề tài tiến hành lấy ý kiến 37 đối tượng cụ thể sau: . CBQL: 09 CBQL trong đó 03 hiệu trưởng, 06 hiệu phó.

. 28 giáo viên dạy lớp 5- 6 tuổi của 03 trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Bạc Liêu. Cụ thể là:

Đối tượng khảo sát Số lượng Hiệu trưởng 3

Hiệu phó 6

Giáo viên các lớp 28 + Phương pháp quan sát:

Thực hiện quan sát 10 giờ dạy làm quen tác phẩm văn học của giáo viên lớp 5- 6 tuổi (ghi chép dự giờ, chụp hình, quay clip), xác định cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên có theo quan điểm LTLTT.

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến:

Mẫu điều tra bằng phiếu thăm dị ý kiến gồm hai nhóm: Nhóm Ban giám hiệu trường mầm non, nhóm giáo viên các trường mầm non

Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát BGH các trường mầm non

GV các trường mầm non

Trường Mầm non Hoa Mai 3 8 Trường Mầm non Họa Mi 3 8 Trường Mầm non Bạc Liêu 3 12

Tổng cộng 9 28

Nhằm xác định trình độ nhận thức của giáo viên về quan điểm dạy học LTLTT, thực trạng vận dụng quan điểm LTLTT trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Bao gồm hệ thống câu hỏi trong phiếu thăm dò ý kiến gồm 15 câu.

+ Phương pháp phỏng vấn:

Tổng cộng có 11 giáo viên mầm non, 03 hiệu phó và 06 nhóm trẻ của 03 trường mầm non công lập tham gia. Nhằm xác định trình độ nhận thức của giáo viên và ban giám hiệu về quan điểm dạy học LTLTT, làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp LTLTT trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học.

Việc triển khai phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo mẫu câu hỏi được tiến hành theo các bước như sau:

+ Bước 1: Xác định đối tượng cần phỏng vấn.

+ Bước 2: Thông báo cho đối tượng về những nội dung phỏng vấn. + Bước 3: Tiến hành phỏng vấn theo các nội dung đã soạn thảo trước. + Bước 4: Xử lí thơng tin thu thập được qua trao đổi và ghi âm.

Mã hóa đối tượng phỏng vấn: Có 03 trường mầm non cơng lập được chúng tơi mã hóa MN1, MN2, MN3; CBQL1, CBQL2, CBQL3; GVMN1, GVMN2, GVMN3, GVMN4, GVMN5, GVMN6, GVMN7, GVMN8, GVMN9, GVMN10, GVMN11.

2.2.4. Cách thức xử lí số liệu

+ Xử lí số liệu quan sát: Đối với phương pháp này, quan sát thực tế các tiết dạy của GV nhằm đánh giá việc giáo viên có vận dụng quan điểm LTLTT trong tiết dạy, cơng tác tổ chức tiết học có lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên có đổi mới phương pháp dạy học; qua quan sát đồ dùng dạy học của giáo viên có sử dụng những đồ

dùng đồ chơi tự làm, tái chế… Nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động LQTPVH có theo quan điểm LTLTT.

+ Xử lí số liệu bằng phiếu thăm dị ý kiến:

Từ số liệu điều tra thu thập được, người nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. Các chỉ số đánh giá như sau:

- Số lượng: SL

- Tỷ lệ phần trăm: TL % - Tần số : TS

- Mức độ : MĐ

- Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát như sau: * Về điểm số

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình với thang đo khoảng:

Điểm số được quy đổi theo thang bậc 4 ứng với từng phương án trong từng câu hỏi. Mỗi quan điểm tương ứng với 1 điểm.

Với những câu hỏi giáo viên lựa chọn quan điểm từ cao xuống thấp, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 4, chia làm 4 mức, theo đó, ta có cách cho điểm như sau:

- 4 điểm cho rất hiệu quả/ rất tích cực/ tốt - 3 điểm cho khá hiệu quả/ tích cực/ khá

- 2 điểm cho ít hiệu quả/ ít tích cực/ trung bình - 1 điểm cho khơng hiệu quả/khơng tích cực/ yếu + Xử lí số liệu phỏng vấn:

Từ số liệu điều tra thu thập được, người nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bằng theo trình tự như sau:

+ Tiến hành nhập dữ liệu phỏng vấn bằng phần mềm Microsoft Word 2010 + Sao chép dữ liệu từ thiết bị ghi âm vào thư mục phỏng vấn trên máy tính. + Mã hóa đối tượng phỏng vấn.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng vận dụng quan điểm LTLTT trong hoạt động LQTPVH cho trẻ 5- 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Bạc Liêu LQTPVH cho trẻ 5- 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Bạc Liêu

Trong 19 trường mầm non tại Thành phố Bạc liêu, tác giả chọn ngẫu nhiên 03 trường cơng lập trong đó gồm có: Mầm non Bạc Liêu, Mầm non Họa Mi và Mầm non Hoa Mai.

Bảng 2.2. Đối tượng khảo sát

STT Trường mầm non Số lớp 5- 6 tuổi Số giáo viên Số trẻ/ lớp

01 Hoa Mai 04 08 140

02 Họa Mi 04 08 138

03 Mầm Non Bạc Liêu 06 12 200

- Đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát là giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các lớp 5- 6 tuổi của 03 trường Mầm non: Mầm non Bạc liêu, Họa Mi, Hoa Mai.

Bảng 2.3. Kinh nghiệm đứng lớp 5- 6 tuổi của GVMN

STT Trường mầm non

Số GV dạy lớp 5- 6

tuổi.

Số năm dạy lớp 5- 6 tuổi. 0- 5 năm 5- 10 năm 10- 15 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 6 tuổi tại thành phố bạc liêu​ (Trang 39)