1.2. Hệ thống các khái niệm có liên quan
1.2.8. Tác phẩm văn học
Văn học là món ăn tinh thần khơng thể thiếu của trẻ thơ, nuôi dưỡng tâm hồn chúng. Với nội dung lí thú cùng những hình tượng nghệ thuật sâu sắc của mỗi tác phẩm, ln có sức lơi cuốn kì diệu, đem lại niềm vui sướng, đồng thời cũng mang lại những thế giới cổ tích thần tiên cho trẻ thơ. Vì thế, văn học được xem như là một trong những phương tiện, cơng cụ giáo dục hữu ích cho trẻ để phát triển toàn diện nhận thức, đạo đức và thẩm mĩ. Ngoài ra tác phẩm văn học có thể xem là món ăn tinh thần khơng thể thiếu của mỗi đứa trẻ, có sức hút kì diệu đối với trẻ thơ, có thể bản thân những tác phẩm này có xuất phát từ nhân dân, là tiếng nói của người mẹ, người chị, người bà, của quê hương , dân tộc. Từ lời ru của mẹ, câu hát của bà đến những câu chuyện cổ tích, thần thoại thật kì bí, có sức lơi cuốn mọi đứa trẻ. Bên cạnh đó tác phẩm văn học được xem là phương tiện giáo dục trẻ rất hữu ích, thơng qua tác phẩm trẻ học những tấm gương chịu thương chịu khó, cần cù siêng năng, ham học hỏi. Tránh xa những thói hư tật xấu: ham chơi, ích kỉ, lười lao động.
Văn học giúp trẻ cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên và hành vi cư xử của con người thơng qua các hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ, văn học cịn góp phần mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh mình. Đồng thời văn học phát triển khả năng tưởng tượng, tư duy, trí nhớ ngôn ngữ của trẻ, làm phong phú thêm cho biểu tượng về cuộc sống xung quanh, từ đó giáo dục trẻ tình u thiên nhiên, con vật, cỏ cây, yêu yêu quê hương đất nước và vun bồi giáo dục nhân cách trẻ.