2.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá nhận thức của giáo viên một cách khách quan và đúng đắn, tiến hành dự giờ, phân tích các kết quả thu được về thực trạng vận dụng quan điểm LTLTT trong tổ chức hoạt động LQTPVH cho trẻ 5- 6 tuổi tại Thành phố Bạc Liêu. Từ đó xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu LTLTT trong tổ chức hoạt động LQTPVH cho trẻ 5- 6 tuổi.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về quan điểm LTLTT trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi.
Thực trạng vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi tại Thành phố Bạc Liêu.
Khảo sát và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức hoạt động cho trẻ LQTPVH.
Đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức hoạt động cho trẻ LQTPVH.
2.2.3. Mẫu nghiên cứu
Khảo sát được thực hiện vào tháng 05/2019 tại 03 trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu: Mầm non Hoa Mai, Mầm non Họa Mi, Mầm non Bạc Lêu.
Đề tài tiến hành lấy ý kiến 37 đối tượng cụ thể sau: . CBQL: 09 CBQL trong đó 03 hiệu trưởng, 06 hiệu phó.
. 28 giáo viên dạy lớp 5- 6 tuổi của 03 trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Bạc Liêu. Cụ thể là:
Đối tượng khảo sát Số lượng Hiệu trưởng 3
Hiệu phó 6
Giáo viên các lớp 28 + Phương pháp quan sát:
Thực hiện quan sát 10 giờ dạy làm quen tác phẩm văn học của giáo viên lớp 5- 6 tuổi (ghi chép dự giờ, chụp hình, quay clip), xác định cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên có theo quan điểm LTLTT.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến:
Mẫu điều tra bằng phiếu thăm dị ý kiến gồm hai nhóm: Nhóm Ban giám hiệu trường mầm non, nhóm giáo viên các trường mầm non
Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát BGH các trường mầm non
GV các trường mầm non
Trường Mầm non Hoa Mai 3 8 Trường Mầm non Họa Mi 3 8 Trường Mầm non Bạc Liêu 3 12
Tổng cộng 9 28
Nhằm xác định trình độ nhận thức của giáo viên về quan điểm dạy học LTLTT, thực trạng vận dụng quan điểm LTLTT trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Bao gồm hệ thống câu hỏi trong phiếu thăm dò ý kiến gồm 15 câu.
+ Phương pháp phỏng vấn:
Tổng cộng có 11 giáo viên mầm non, 03 hiệu phó và 06 nhóm trẻ của 03 trường mầm non công lập tham gia. Nhằm xác định trình độ nhận thức của giáo viên và ban giám hiệu về quan điểm dạy học LTLTT, làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp LTLTT trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
Việc triển khai phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo mẫu câu hỏi được tiến hành theo các bước như sau:
+ Bước 1: Xác định đối tượng cần phỏng vấn.
+ Bước 2: Thông báo cho đối tượng về những nội dung phỏng vấn. + Bước 3: Tiến hành phỏng vấn theo các nội dung đã soạn thảo trước. + Bước 4: Xử lí thơng tin thu thập được qua trao đổi và ghi âm.
Mã hóa đối tượng phỏng vấn: Có 03 trường mầm non cơng lập được chúng tơi mã hóa MN1, MN2, MN3; CBQL1, CBQL2, CBQL3; GVMN1, GVMN2, GVMN3, GVMN4, GVMN5, GVMN6, GVMN7, GVMN8, GVMN9, GVMN10, GVMN11.
2.2.4. Cách thức xử lí số liệu
+ Xử lí số liệu quan sát: Đối với phương pháp này, quan sát thực tế các tiết dạy của GV nhằm đánh giá việc giáo viên có vận dụng quan điểm LTLTT trong tiết dạy, cơng tác tổ chức tiết học có lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên có đổi mới phương pháp dạy học; qua quan sát đồ dùng dạy học của giáo viên có sử dụng những đồ
dùng đồ chơi tự làm, tái chế… Nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động LQTPVH có theo quan điểm LTLTT.
+ Xử lí số liệu bằng phiếu thăm dị ý kiến:
Từ số liệu điều tra thu thập được, người nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. Các chỉ số đánh giá như sau:
- Số lượng: SL
- Tỷ lệ phần trăm: TL % - Tần số : TS
- Mức độ : MĐ
- Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát như sau: * Về điểm số
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình với thang đo khoảng:
Điểm số được quy đổi theo thang bậc 4 ứng với từng phương án trong từng câu hỏi. Mỗi quan điểm tương ứng với 1 điểm.
Với những câu hỏi giáo viên lựa chọn quan điểm từ cao xuống thấp, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 4, chia làm 4 mức, theo đó, ta có cách cho điểm như sau:
- 4 điểm cho rất hiệu quả/ rất tích cực/ tốt - 3 điểm cho khá hiệu quả/ tích cực/ khá
- 2 điểm cho ít hiệu quả/ ít tích cực/ trung bình - 1 điểm cho khơng hiệu quả/khơng tích cực/ yếu + Xử lí số liệu phỏng vấn:
Từ số liệu điều tra thu thập được, người nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bằng theo trình tự như sau:
+ Tiến hành nhập dữ liệu phỏng vấn bằng phần mềm Microsoft Word 2010 + Sao chép dữ liệu từ thiết bị ghi âm vào thư mục phỏng vấn trên máy tính. + Mã hóa đối tượng phỏng vấn.