Tổ chức hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 6 tuổi tại thành phố bạc liêu​ (Trang 30 - 31)

1.2. Hệ thống các khái niệm có liên quan

1.2.3. Tổ chức hoạt động dạy học

1.2.3.1. Tổ chức

Theo Bittner (2013) có viết thuật ngữ tổ chức áp dụng chính xác cho sự liên kết bền vững của người tham gia vào các hoạt động phối hợp hướng đến việc đạt được mục tiêu cụ thể. Theo định nghĩa này, thuật ngữ tổ chức được coi là một đặc điểm quyết định của các tổ chức đang thực hiện và đã thực hiện các chương trình hành động liên quan đến một kế hoạch hợp lí và tồn diện, các tổ chức này được xác định là tổ chức chính thức hoặc hợp lí để phân biệt chúng với các hình thức khác.

Còn Tác giả Lê Vinh Quốc (2008) cho rằng tổ chức là sự tập hợp và sắp xếp hài hòa giữa các yếu tố, các nhân vật hay các bộ phận để tạo thành một hệ thống của một cơ quan hay một sản phẩm vât chất hoặc tinh thần, nhằm thực hiện một chức năng nhất định. Theo đó, tổ chức giáo dục (hay tổ chức dạy học) là tổ chức được tạo thành một hệ thống, một đơn vị hay một cơng trình có chức năng thực hiện mục tiêu giáo dục.

Dựa trên các khái niệm đưa ra, tác giả thống nhất định nghĩa thuật ngữ tổ chức là sự tập hợp và sắp xếp hài hòa giữa các yếu tố, các các bộ phận để tạo thành một hệ thống. Các thành tố, bộ phận của tổ chức liên kết với nhau, phối hợp hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra (mục đích giáo dục).

1.2.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động dạy học

Có ý kiến cho rằng “Hình thức tổ chức dạy học là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh, được tiến hành theo một trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” (Nguyễn Thị Bích Hạnh và Trần Thị Hương, 2004).

Cịn nhóm tác giả Trần Thị Hương đưa ra khái niệm về hình thức tổ chức dạy học: “là cách thức tổ chức, sắp xếp hoạt động dạy học theo một trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” (Trần Thị Hương, et al., 2005).

Như vậy hình thức tổ chức dạy học được tổ chức theo một trình tự nhất định nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Ở lứa tuổi mầm non hình thức tổ chức dạy học cần linh động, theo hướng tích hợp, phát huy tích tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ. Ngoài ra giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, tổ chức cuốn hút trẻ theo phương châm “học bằng chơi, chơi bằng học”. Qua chơi trẻ học, tiếp thu nhiệm vụ dạy học một cách tự nhiên, trọn vẹn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 6 tuổi tại thành phố bạc liêu​ (Trang 30 - 31)