Vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 6 tuổi tại thành phố bạc liêu​ (Trang 36 - 39)

1.3.1. Mục tiêu vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm non cho trẻ mầm non

Để cho trẻ có cơ hội phát triển tồn diện, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện năng lực, sở trường (thế mạnh) hoặc sở thích của bản thân từ đó là nền tảng cho việc phát triển năng lực cá nhân sau này và giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ngay từ khi cịn nhỏ.

1.3.2. Phương pháp vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm non

Nhóm tác giả Phạm Thị Mai Chi (2005) cho rằng “Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giáo dục hoặc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non không phải là một phương pháp hoàn toàn mới mà chính là phương pháp kế thừa, phát huy những ưu điểm và tác dụng tích cực của các phương pháp truyền thống; đồng thời phối hợp các phương pháp đó trong q trình tổ chức các hoạt

động của trẻ một cách hợp lí, nhằm phát huy cao tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo”

Cịn nhóm tác giả Hồng Thị Dinh (2017) nói về yêu cầu phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong Chương trình Giáo dục mầm non cần tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá thế giới xung quanh đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Đổi mới tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo. Tổ chức các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm và cả lớp phù hợp với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu, hứng thú của trẻ.

Tác giả Nguyễn Thị Hòa (2014) cho rằng vận dụng phương pháp tích hợp theo chủ đề phải linh hoạt, mềm dẻo theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm trong các hoạt động một cách chủ động, sáng tạo giúp trẻ phát huy được sở trường và khả năng vốn có của chúng. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ tồn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ

1.3.3. Hình thức vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm non cho trẻ mầm non

Có nhiều hình thức khác nhau để vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm non. Cụ thể như trẻ có thể đóng vai người dẫn chương trình, dẫn chuyện trước khi vào tiết học tác phẩm văn chương. Cô giáo cho các trẻ thay phiên nhau làm cơng việc đấy để bạn nào cũng có cơ hội trải nghiệm. Điều này sẽ giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển thêm về ngôn ngữ cũng như sự mạnh dạn tự tin trước đám đông.

Hoặc cô cho trẻ thay phiên nhau đóng các nhân vật trong truyện, cho trẻ sắm vai một nhân vật nào đó rồi kể lại câu truyện theo lời của nhân vật… Quan trọng là giáo viên phải nắm được nhu cầu, hứng thú cũng như sở thích, thế mạnh của từng trẻ, từng nhóm trẻ để có cách giảng dạy, vận dụng cho phù hợp.

1.3.4. Vai trò của giáo viên trong vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm non tâm trong dạy học cho trẻ mầm non

Nhóm tác giả Hồng Thị Dinh (2017) nói về vai trị của giáo viên trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần tôn trọng trẻ; chấp nhận sự khác biệt, đa dạng, độc

đáo của mỗi trẻ và gia đình; tin tưởng vào khả năng thành cơng của mỗi trẻ; tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động; xác định và đáp ứng sự hiểu biết, sở thích, ý tưởng, kỹ năng của từng trẻ; tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú cá nhân; lập kế hoạch cho các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm(tăng cường chơi mà học- học bằng chơi, tương tác giữa trẻ với nhau); điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ.

Vai trò của giáo viên trong vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm non là rất quan trọng như tạo được môi trường thuận lợi để trẻ học tập, vui chơi. Theo đó, giáo viên nên tìm hiểu, nắm bắt được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách dạy phù hợp. Môi trường ở đây không chỉ dừng lại trong lớp học, mà phải tận dụng tất cả khơng gian trong, ngồi lớp để trẻ được trải nghiệm, khám phá. Giáo viên nên khéo léo trang trí, bày biện những góc chơi để lơi cuốn trẻ. Đồng thời, cần tận dụng các thiết bị, đồ dùng sẵn có, đồ chơi tự làm từ các vật liệu thân thiện để kích thích trẻ hoạt động sáng tạo. Qua đó giúp trẻ phát huy năng khiếu cá nhân, mở rộng các mối quan hệ qua lại giữa các nhóm, tăng cường kỹ năng hoạt động nhóm trong trẻ…

Khơng chỉ vậy, giáo viên nên đầu tư việc lập kế hoạch, thiết kế hoạt động sao cho phù hợp với khả năng, nhu cầu thực tiễn, kinh nghiệm sống của từng trẻ. Khi tổ chức các hoạt động cần đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động, để trẻ được tự do trải nghiệm, chia sẻ với bạn bè và học hỏi, suy nghĩ, vận dụng những điều đã học vào giải quyết các tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức các hoạt động, việc đặt câu hỏi là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển trí tuệ, kích thích tư duy, hứng thú trong trẻ.

Bên cạnh đó, nên tăng cường các hoạt động cá nhân trẻ thông qua hoạt động trong ngày. Ví dụ như tận dụng thời gian gần gũi, kể chuyện, phân công công việc để trẻ thực hiện. Điều này không chỉ giúp giáo viên nắm được điểm mạnh, yếu của từng trẻ. Từ đó giúp trẻ điều chỉnh tính cách của mình. Giáo viên nên tạo cơ hội để trẻ phát biểu ở tất cả các giờ học để trẻ được tư duy, thêm tự tin, mạnh dạn khi nêu lên chính kiến của mình…

1.3.5. Vai trò của trẻ trong vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm non trong dạy học cho trẻ mầm non

Trẻ có vai trị quan trọng trong việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học. Bởi vì ở đây trẻ vừa là đối tượng được hướng tới để vận dụng và đồng thời cũng là chủ thể tiếp thu, thực hiện các hoạt động.

Đảm bảo tính tơn trọng sự sáng tạo cũng như tự do cá nhân của trẻ là một yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng quá trình vận dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 6 tuổi tại thành phố bạc liêu​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)