Lãi suất và phí Chất lượng sản phẩm
Đội ngũ nhân viên
Cơ sở vật chất Mạng lưới giao dịch Thương hiệu và uy tín H1 H2 H3 H4 H5 H6
Quyết định gửi tiền
1.3. Một số vấn đề thực tiễn về công tác huy động vốn dân cư tại các NHTM
1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn tại một số NHTM
Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế (Techcombank)
Techcombank chi nhánh Huế là một trong những NHTM cổ phần lớn và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Không chỉ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng mà Techcombank chi nhánh Huế cũng có một loạt các chính sách huy động vốn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là hướng tới nhóm khách hàng cao cấp. Ngày 17/6/2009, Techcombank chi nhánh Huế đã chính thức khai trương khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại 12 Lý Thường Kiệt, TP.Huế. Đây là khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên được triển khai một cách đồng bộ và chuyên nghiệp dành cho đối tượng khách hàng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam. Khách hàng được hưởng rất nhiều ưu đãi khi tham gia vào khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên và cảm thấy thoải mái, hài lòng bởi khu dịch vụ này được thiết kế sang trọng, hiện đai với các trang thiết bị tiên nghi.
Bên cạnh đó, Techcombank cịn tăng cường nguồn vốn huy động bằng cách bán chéo sẩn phẩm tài chính thơng qua liên kết với Manulife cung cấp cho khách hàng sản phẩm “An phúc gia”, sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân trên phạm vi toàn cầu với thời gian 24/24.
Techcombank đã tung ra chương trình“Gắn kết bền lâu”, chương trình chăm sóc
khách hàng một cách tồn diện đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Techcombank đã áp dụng cho các khách hàng thân thiết của mình khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân như: thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm…Khách hàng được tích luỹ điểm thưởng và đổi lấy phần q có giá trị từ máy tính bảng Ipad, xe máy,… cho đến những chuyến du lịch, dịch vụ giải trí, chăm sóc bản thân (spa, mua sắm,…). Danh hiệu“Ngân hàng bán lẻ tốt nhất nhiều năm liên tục” do tạp chí Asian Banking and Finance trao tặng và danh hiệu“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”cũng một phần nhờ vào những chương trình chăm sóc khách hàng sáng tạo và linh hoạt của Techcombank trong thời gian qua. Để góp phần tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định Techcombank đã thực hiện các hoạt động trong huy động vốn như
SVTH: Hồng Ngơ Bình Ngun – Lớp: K50A QTKD 38
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng. Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng lớn.
- Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo từng thời điểm.
- Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp khơi phục và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.
- Có kế hoạch phát triển, đào tạo cán bộ chuyên sâu, tác phong giao dịch chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc khách hàng.
- Triển khai các sản phẩm, dịch vụ linh hoạt, hấp dẫn.
Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Có thể nói rằng huy động vốn là một trong những thế mạnh của Vietcombank. Với mạng lưới Chi nhánh rộng khắp cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Ngoài việc tập trung huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư, để có được sự tăng trưởng nguồn vốn huy động, Vietcombank đã chú trọng hướng vào các khách hàng là những doanh nghiệp lớn với các chính sách:
Marketing: Tại mỗi phịng giao dịch, đều tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, ln tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mối khi đến với ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu đến giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hóa giao dịch của ngân hàng. Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các tiện ích của sản phẩm dịch vụ Vietcombank hiện có đến đơng đảo khách hàng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt, từ đó có thói quen sử dụng các dịch vụ của Vietcombank, đồng thời, mở rộng dịch vụ đến mọi loại hình doanh nghiệp, khơng phân biệt quy mơ, thành phần kinh tế. Các Chi nhánh một mặt giữ vững quan hệ tiền gửi của những khách hàng hiện tại, mặt khác cũng đẩy mạnh tìm kiếm, tiếp thị mọi khách hàng, bao gồm cả những công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu tư nhân kinh doanh có hiệu quả để mở rộng đối tượng khách hàng.
Chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả:
- Vietcombank đã tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo, trụ sở chính phân tích, xác định những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm
huy động vốn hiện hữu, từ đó làm căn cứ cho việc cải thiện, phát triển sản phẩm, dịch vụ huy động vốn trong toàn hệ thống.
- Tạo được lòng tin đối với doanh nghiệp: Vietcombank đã xây dựng được hình ảnh tin cậy về số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ cán bộ/nhân viên, trang bị kỹ thuật cơng nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi.
- Tạo được sự khác biệt của ngân hàng: Trong giai đoạn hiện nay khi mà có rất nhiều NHTM khác nhau cùng hoạt động, thì Vietcombank đã tạo ra được những đặc điểm, hình ảnh riêng biệt với các NHTM khác trên từng địa bàn hoạt động nhưng vẫn bảo đảm sự thống nhất về các chính sách, hình ảnh chung của Vietcombank: Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank cung ứng trên thị trường, kênh phân phối, hoạt động quảng cao khuếch trương, giao tiếp.
- Đổi mới phong cách giao tiếp, đề cao văn hóa kinh doanh, các nhân việc giao dịch của ngân hàng được yêu cầu phải luôn giữ được phong cách thân thiết, tận tình, chu đáo, cởi mở, tạo lịng tin cho khách hàng gửi tiền. Thực hiện đoàn kết nội bộ, xử lý nghiêm minh những trường hợp gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Vietcombank. Xây dựng chính sách động viên, khuyến khích cán bộ/nhân viên có thành tích trong việc thu hút khách hàng và tăng số dư tiền gửi.
Chính sách khách hàng: Chính sách khách hàng của Vietcombank bao gồm cả chính sách phát triển các dịch vụ hỗ trợ (phí dịch vụ chuyển tiền, phí mua bán ngoại tệ, lãi suất tiền vay) nhằm lôi kéo khách hàng hiện hữu, tiềm năng sử dụng các sản phẩm huy động vốn của Vietcombank. Vietcombank đã phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu như sau:
- Khách hàng tiềm năng là những khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi
- Khách hàng hiện hữu: được chia thành 3 loại: 1/ Khách hàng có số dư tiền gửi lớn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng: được hưởng chính sách khách hàng VIP (Khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng được phục vụ nhanh nhất với giá cả thấp nhất và hưởng các ưu đãi dịch vụ khác nhiều nhất); 2/KH có có số dư tiền gửi trung bình và có khả năng tiếp tục tăng số dư tiền gửi cho Vietcombank: sẽ được phục vụ theo chính sách Khách hàng ưu đãi về LS tiền gửi và có thể kèm theo cả lãi suất tiền vay (nếu cần thiết), giảm phí dịch vụ chuyển tiền; 3/Khách hàng đang có dấu hiệu tài chính yếu kém, SXKD khơng phát triển: ngân hàng bỏ qua khơng chăm sóc.
SVTH: Hồng Ngơ Bình Ngun – Lớp: K50A QTKD 40
Ngoài ra, Vietcombank tiếp tục đầu tư và hồn thiện hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng một cách đồng bộ đểchất lượng dịch vụ huy động vốn có thể dần đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược để cung cấp hoặc mua bản quyền công nghệ cho phép ứng dụng các cơng nghệ hiện đại có nhiều tiện ích trong lĩnh vực thanh toán, nhận và chuyển tiền.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Thừa Thiên Huế
Từ những kinh nghiệm triển khai chính sách huy động vốn của các ngân hàng trên, BIDV Thừa Thiên Huế có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, Cần đa dạng các hình thức huy động vốn dân cư, cùng với đẩy mạnh
phát triển thị trường tài chính nhằm khai thơng nguồn vốn trong nước. Cần thiết kế từng loại sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng kèm theo các dịch vụ về an sinh như bảo hiểm, y tế, dịch vụ về chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là phải có chính sách lãi suất linh hoạt làm cho khách hàng cảm thấy nhận được nhiều tiện ích và được chăm sóc chu đáo hơn.
Thứ hai, Thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu hoạt động ngân hàng, khuyến khích gửi tiền tiết kiệm từ nhiều kênh huy động trong nước hiệu quả.
Thứ ba, Đề nghị với chính phủ phải có chiến lược, kế hoạch cải cách kinh tế-xã hội một cách tồn diện, phải có chính sách đúng đắn trong tổ chức hoạt động ngân hàng để có thể tập trung huy động mở rộng nguồn vốn cho nền kinh tế.
Thứ tư, Để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài và tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo nên sức bật cho nền kinh tế, BIDV Thừa Thiên Huế chú trọng đến việc mở rộng các điểm giao dịch ở vùng nông thôn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, đồng thời mở rộng cho vay phát triển sản xuất.
Thứ năm, Kết hợp chặt chẽ giữa mở rộng huy động với nâng cao hiệu quả huy động vốn, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần cho nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.
Thứ sáu, Hoàn thiện và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo sự
thoải mái cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Từ đó tạo niềm tin và xây dựng lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho ngân hàng.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánhThừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Thừa Thiên Huế
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Quá trình phát triển được trải qua các giai đoạn: Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012: Lấy tên Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam.Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam .Tên gọi tắt: BIDV. Địa chỉ: BIDV Tower, 35 Hàng Vơi, quận Hồn Kiếm, Hà Nội .Điện thoại: 04.220.5544.Fax: 04.2220.0399 Email:Info@bidv.com.vn
Hiện nay, với 60 năm hình thành và phát triển, BIDV đã kế thừa thành quả xây dựng và trở thành một trong năm NHTM lớn nhất Việt Nam.
Đến năm 2018, tổng tài sản của BIDV đã đạt trên 1.268.000 tỷ đồng. BIDV có một mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước với 190 chi nhánh cấp 1 và 815 Phòng giao dịch, điểm giao dịch cùng với hơn 24.000 cán bộ nhân viên. BIDV còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thuê tổ chức định hạng tín nhiệm uy tín quốc tế Moody’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm với kết quả đạt trần tín nhiệm quốc gia. BIDV cũng là NHTM đầu tiên của Việt Nam triển khai phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một bước tiến đột phá quan trọng, tạo thêm nền tảng vững chắc cho hoạt động quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.
Mục tiêu phấn đấu của BIDV là nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng ổn định đảm bảo chủ động giữ vững thị phần trước biến động của thị trường, hướng tới một mơ hình ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập quốc tế theo các chuẩn mực tài chính quốc tế.
SVTH: Hồng Ngơ Bình Ngun – Lớp: K50A QTKD 42
BIDV là một ngân hàng thương mại chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, BIDV đã có nhiều đóng góp đáng kể và gắn liền với từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước.
BIDV Thừa Thiên Huế được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của Ngân hàng Nhà Nước và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh về việc cho phép BIDV Thừa Thiên Huế.
Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của BIDV Thừa Thiên Huế đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh - tế xã hội sau này của tỉnh Thừa Thiên Huế, BIDV Thừa Thiên Huế có một 1 sở chính, 2 phịng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm:
Về trụ sở chính, trụ sở ngân hàng BIDV tại Huế: 41 Hùng Vương, Thành phố Huế. Phòng giao dịch bao gồm: Phòng giao dịch Phú Bài, phòng giao dịch An Cựu phòng giao dịch Bến Ngự, Phòng giao dịch Nguyễn Trãi, Phịng giao dịch Sơng Bồ,...
Quỹ tiết kiệm được phân chia ở 3 địa điểm bao gồm: Quỹ tiết kiệm BIDV Thành Nội: 154 Mai Thúc Loan, thành phố Huế, quỹ tiết kiệm Bến Ngự: 22 Phan Bội Châu - thành phố Huế, quỹ tiết kiệm BIDV Nguyễn Trãi: 141 Nguyễn Trãi - thành phố Huế.
Trải qua 26 năm hình thành và phát triển (1993-2019), BIDV đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng và đã đạt những thành quả đáng khích lệ. Số lượng đội ngũ cán bộ, trình độ lao động và các nguồn vốn, lợi nhuận thu được mỗi năm góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.
BIDV Thừa Thiên Huế dẫn đầu các ngân hàng trong khu vực thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng và là ngân hàng duy nhất áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001:2000, phát triển chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ như: uy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, VISA... BIDV Thừa Thiên Huế luôn là chi nhánh làm việc có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng cao qua nhiều năm, ln ln sáng tạo trong q trình làm việc, ứng dụng cơng nghệ ln ln thực hiện đầy đủ các chức năng của ngân hàng thương mại.
Thành lập vào giai đoạn toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa cho vay theo kế
hoạch, chỉ định của Nhà nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm tự trang trải. Trong những năm đầu thành lập, trong điều kiện khó khăn mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, BIDV Thừa Thiên Huế đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đầu tư phát triển, cùng các doanh nghiệp góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của tỉnh Thừa Thiên Huế.