(Nguồn: Phịng kế hoạch tài chính BIDV Thừa Thiên Huế)
Tỷ trọng nguồn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nguồn huy động. Năm 2016 tổng nguồn huy động là 3.394 tỷ đồng, tỷ trọng nguồn huy động tiền gửi dân cư chiếm 61% trong tổng nguồn với mức 2.072 tỷ đồng, nguồn huy động từ Doanh nghiệp tỷ trọng 28%. Đây là thời điểm đỉnh điểm của suy thoái kinh tế, hầu như các TCKT khơng cịn tiền ở các ngân hàng, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng chọn một kênh đầu tư an toàn là gửi tiết kiệm. Đến năm 2017, tổng tiền gửi của chi nhánh đạt 4.172 tỷ đồng trong đó vẫn chủ yếu là tiền gửi từ dân cư với mức 2.850 tỷ đồng chiếm 68% với mức tăng 778 tỷ đồng, khách hàng doanh nghiệp vẫn khơng có dấu hiệu phục hồi, với mức tỷ trọng tiền gửi chỉ 22%. Điều này cho thấy, chi nhánh đã có các chính sách nhằm chú trọng gia tăng, mở rộng nguồn huy động tiết kiệm dân cư và từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế thay thế dần cho tỷ trọng nguồn huy động khác vừa khơng có tính bền vững, vừa dễ biến động đột ngột. Tương tự như vậy, đến năm 2018, tổng tiền gửi của chi nhánh đạt 4.823 tỷ đồng trong đó vẫn chủ yếu là tiền gửi từ dân cư với mức 3.443 tỷ đồng chiếm 71% với mức tăng 593 tỷ đồng, khách hàng doanh nghiệp vẫn có xu hướng tăng từ 896 tỷ đồng năm 2017 lên đến 1.005 tỷ đồng năm 2018, định chế tài chính chiếm tỷ trọng 7,8% và có dấu hiệu giảm từ 426 tỷ đồng năm 2017 xuống còn 375 tỷ đồng năm 2018.
SVTH: Hồng Ngơ Bình Ngun – Lớp: K50A QTKD 58
Qua bảng số liệu 2.5 cho chúng ta thấy rõ hơn về những lý do tổng nguồn huy động của chi nhánh tăng qua các năm 2016 - 2018. Xét về cơ cấu tiền gửi, tiền gửi dân cư là nguồn tiền gửi ổn định nhất và mang lại hiệu quả kinh doanh có thể được đánh giá là tốt nhất cho hoạt động ngân hàng. Nắm được điều này, Ban lãnh đạo chi nhánh cũng đã có những bước chiến lược trong việc huy động vốn, điều này được thể hiện tiết kiệm dân cư có sự tăng trưởng đều và khá ổn định qua các năm từ 2016 đến 2018. Phải nói rằng, đây là một kết quả của sự nỗ lực khơng ngừng của tồn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong công tác huy động vốn của những năm vừa qua. Mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong khi các ngân hàng thương mại khác rất đau đầu trong việc huy động vốn và giải ngân tín dụng, thì BIDV Thừa Thiên Huế vẫn luôn là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống trên địa bàn tỉnh. Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đều gặp khó khăn và trong tình trạng thiếu vốn, giải thể, ngừng sản xuất nhưng những doanh nghiệp có thế mạnh, có lợi thế ln chọn BIDV Thừa Thiên Huế làm điểm tựa trong những lúc khó khăn. Điều này khẳng định uy tín và thương hiệu của BIDV Thừa Thiên Huế - là ngân hàng của Doanh nghiệp và người dân trong thời gian qua
2.2.2. Các loại hình sản phẩm huy động vốn dân cư của Chi nhánh
- Tiền gửi thanh tốn thơng thường
Tài khoản thanh toán: là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại Ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán.
- Tiền gửi kinh doanh chứng khoán
Tài khoản tiền gửi kinh doanh chứng khoán là sản phẩm tiền gửi thanh toán (CA) phục vụ cho các nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán mà Cơng ty chứng khốn đó chỉ định khách hàng thực hiện mở tài khoản tiền gửi tại BIDV thông qua việc sử dụng chương trình thanh toán trực tuyến BIDV@Securities.
- Tiền gửi tích lũy kiều hối
Sản phẩm tiền gửi tích lũy kiều hối là sản phẩm phục vụ cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu mở tài khoản tại BIDV để nhận tiền kiều hối qua các sản phẩm
chuyển tiền kiều hối mà BIDV liên kết với Hanabank (dịch vụ Pers), Korea Exchange Bank, Metrobank, Vid Public Bank, BIDC..
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo u cầu mà khơng cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
- Tiền gửi tích lũy Bảo an
Tiết kiệm tích luỹ Bảo an (TKTLBA) là hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, theo đó khách hàng sẽ gửi một khoản tiền cố định đều đặn theo một định kỳ gửi vào tài khoản của mình trong một thời hạn nhất định để có một khoản tiền lớn hơn cho các dự định trong tương lai như mua nhà, mua ô tô, du học…
- Tiết kiệm dành cho trẻ em “Lớn lên cùng yêu thương”
Đối tượng sử dụng sản phẩm: trẻ em Việt Nam dưới 15 tuổi. sử dụng sản phẩm thông qua người giám hộ. Phương thức gửi: có thể gửi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản từ các tài khoản khác vào tài khoản tiền gửi Lớn lên cùng yêu thương hoặc chuyển khoản tự động.
- Tiền gửi tiết kiệm online dành cho khách hàng cá nhân
Đối tượng khách hàng: Là những khách hàng đáp ứng đủ điều kiện đăng ký sử dụng dịch vụ eBanking, được quy định tại quy định cung cấp sử dụng dịch vụ. Phương thức gửi: Sau khi khách hàng đăng ký thành công eBanking, khách hàng có thể truy cập vào ứng dụng, bằng việc trích nợ tài khoản tiền gửi thanh toán để chuyển đến tài khoản tiền gửi online, tại đây, khách hàng được lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Phát hành giấy tờ có giá
Bao gồm các sản phẩm: Trái phiếu bằng VND/USD, kỳ phiếu/Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng VND/USD và chứng chỉ tiền gửi dài hạn bằng VND/USD.
Giấy tờ có giá (GTCG): là chứng nhận do BIDV phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa BIDV và người mua.
Thời gian phát hành: GTCG được phát hành theo đợt, mỗi đợt tối đa 60 ngày.
SVTH: Hồng Ngơ Bình Nguyên – Lớp: K50A QTKD 60
2.2.3. Tình hình huy động vốn dân cư theo loại tiền tệ
Bảng 2.6 cho thấy nguồn vốn huy động dân cư của chi nhánh tập trung chủ yếu là huy động bằng VNĐ, nguồn vốn VNĐ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư.
Bảng 2.6. Cơ cấu tiền gửi dân cư phân theo loại tiền tại BIDV Thừa Thiên Huế năm 2016-2018
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 So sánh
Giá trị Giá trị Giá trị 2017/2016 2018/2017
(+/-) % (+/-) %
Tổng NV: 2.072 2.850 3.443 778 37,5 593 20,8
- VNĐ 1.884 2.652 3.157 768 40,8 505 19,0
- Ngoại tệ
quy VNĐ 188 198 286 10 5,3 88 44,4
(Nguồn: Phịng kế hoạch tài chính BIDV Thừa Thiên Huế)
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động dân cư phân theo loại tiền tệ, thì nguồn vốn VNĐ vẫn ln chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng đều qua các năm cụ thể: năm 2016 với mức huy động dân cư theo VNĐ đạt 1.884 tỷ đồng, năm 2017 đạt 2.652 tỷ đồng tăng 768 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018, nguồn vốn huy động dân cư theo VNĐ là 3.157 tỷ đồng, tăng 505 tỷ đồng so với năm 2017 và 1.273 tỷ đồng so với năm 2016. Sở dĩ nguồn vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn là do NHNN đưa lãi suất huy động của các ngoại tệ như USD, EUR về 0%. Hiện nay, các NHTM chỉ giữ hộ ngoại tệ khác VNĐ cho các khách hàng cá nhân chứ không huy động lãi suất các khoản tiền gửi ngoại tệ khác VNĐ. Do đó, tâm lý người dân khơng muốn gửi tiền vào ngân hàng mà khơng được hưởng lãi suất, họ có xu hướng bán các đồng ngoại tệ hoặc quy đổi theo tỷ giá sang VNĐ để gửi vào ngân hàng và được hưởng lãi suất cao.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều khách hàng chấp nhận gửi vào ngân hàng ngoại tệ khác VNĐ mà khơng địi hỏi lãi suất, hoặc mặc dù lãi suất trên sổ bằng 0%, nhưng BIDV Thừa Thiên Huế vẫn có các chính sách huy động ngoại tệ khác VNĐ như tặng kèm quà tặng hay những tuần lễ tri ân khách hàng. Do đó, nguồn huy động Ngoại tệ
quy đổi VNĐ cũng có mức tăng qua các năm nhưng tỷ trọng huy động ngoại tệ trong tổng vốn huy động không lớn, năm 2016 đạt 188 tỷ đồng, năm 2017 đạt 198 tỷ đồng và năm 2018 đạt 186 tỷ đồng, mặc dù tỷ trọng khơng lớn nhưng cũng đóng góp một phần đáng kể vào tổng huy động của chi nhánh trong thời gian qua.
2.2.4. Tình hình huy động vốn dân cư phân theo kỳ hạn
Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn vốn dân cư theo kỳ hạn huy động
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Phịng kế hoạch tài chính BIDV Thừa Thiên Huế) ĐVT: Tỷ đồng