CÁC DÂN TỘC TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
Việt Nam ở vào một trong những khu vực lồi người có mặt rất sớm, qua các tư liệu khảo
cổ học, khẳng định từ rất xa xưa trên lãnh thổ Việt Nam là nơi tụ cư của nhiều tộc người, thuộc các bộ lạc khác nhau với nền văn minh sông Hồng. Họ cùng nhau xây dựng một cuộc sống văn minh nơng nghiệp, thốt dần khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm, tiến tới cuộc sống ổn định, sung túc ở các đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả trên cơ sở trồng trọt là chủ yếu kết hợp với chăn nuôi và đánh cá. Những cư dân đầu tiên trong quá trình cộng cư xây dựng cuộc sống, đấu tranh chống thiên nhiên và chống kẻ thù bên ngồi, tuy có khác nhau về nguồn gốc, tiếng nói và văn hóa nhưng đã có ý thức quần tụ nhau lại. Ý thức tốt đẹp đó phản ánh vào tiềm thức cộng
đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay, tự khẳng định mối quan hệ anh em, quan hệ của những đứa con cùng chung một nguồn gốc qua các huyền thoại được diễn đạt khác nhau về một nạn đại hồng thủy, hủy diệt một giai đoạn lạc hậu, dã man, để một cặp đôi ban đầu hoặc là anh chị em ruột, hoặc là một người đàn bà sống sót cùng con chó, tiến hành một hành động bất luân, để tái sinh ra một lớp người mới văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Đó là “các tộc người trong vùng, sau được đúc kết vào các huyền thoại ra đời muộn hơn như mẹ Âu Cơ, Bố Lạc của người Việt, Chim Âu, Cái U của người Mường, Sao Luông, Báo Cải của người Tày, Quả Bầu của các dân cư Tày – Thái, Hmông – Dao, Hán – Tạng v.v…” [66, tr. 795]. Huyền thoại đó vừa phản ánh tính thống nhất về nguồn gốc, vừa khẳng định tính độc lập, cái tơi cộng đồng của các tộc người. Đó là một đặc trưng có tính truyền thống ngay từ buổi nguyên sơ về tính thống nhất và đa dạng trong cư dân Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh nét khác biệt của từng tộc người, nảy sinh những nét giống nhau về nhân chủng, ngơn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức cùng chung sống trong một quốc gia – dân tộc. Về mặt nhân chủng, các cư dân đều thuộc tiểu chủng Nam Mongoloid, một hỗn hợp giữa yếu tố vàng và đen, với hai nhánh Nam – Á và Indonesien. Về mặt ngơn ngữ, họ đều thuộc nhóm phương Nam, với những dòng Nam Á và Nam đảo. Về mặt văn hóa, cùng với các dân tộc Đơng Nam Á, họ đã tạo nên một nền tảng văn hóa bản địa vơ cùng vững chắc, một trung tâm văn minh cổ đại: Văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Ĩc Eo. Sự hợp quần, hợp sức trong buổi bình minh lịch sử được đánh dấu bằng ý thức tự giác của các tộc người “muốn kết thành một khối thống nhất trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, mở đầu cho một xu thế phát triển chủ đạo của toàn bộ lịch sử Việt Nam” [65, tr. 148 - 149].
Khởi đầu với sự ra đời nước Văn Lang trên sự liên minh của 15 bộ lạc, một nhà nước hình
thành sớm hơn sự ra đời của các quốc gia Đông Nam Á. Tiếp đến nhà nước Âu Lạc ra đời, là sự hợp nhất hai cộng đồng dân cư Âu Việt và Lạc Việt thành một cộng đồng dân cư, tạo nên bước ngoặc cho sự phát triển quốc gia. Đó là một nhà nước của những cư dân đã chuyển từ miền trung du xuống lập nghiệp ở miền đồng bằng, ven biển với kinh thành Cổ Loa, ở ngoại thành thủ đô Hà Nội hiện nay. Những cư dân Âu Lạc đã biết làm ruộng nước thành thạo, với một hệ thống thủy lợi ở dạng phát triển, đã biết tổ chức thành những làng xã, với một bộ máy hành chính khá hồn chỉnh. Kinh thành Cổ Loa với những thành qch có tính chiến đấu khá kiên cố,
được xây dựng theo mơ típ của những thành cổ bản địa, vừa là trung tâm chính trị văn hóa, vừa là cơ sở chiến đấu, việc tìm ra hàng vạn mũi tên đồng tại chỗ, cùng với chiến tích đánh tan quân Tần giết chết chủ tướng Đỗ Thư, chứng tỏ trình độ qn sự thời đó đã cao. Nước Âu Lạc “cũng là một đất nước có mật độ dân số khá phát triển, có số hộ gấp rưỡi và số dân gần gấp đôi cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây và vùng nước Chămpa sau này cộng lại, được xây dựng ở một vị trí địa – chính trị có tầm chiến lược quan trọng, ở một miền đất đai phì nhiêu, đường giao thơng thủy, bộ tiện lợi, nơi qua lại buôn bán của nhiều cư dân” [65, tr. 150].
Năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị phong kiến phương Bắc xâm lược, nhân dân Âu Lạc phải chống chọi trước sự xâm lăng để bảo vệ độc lập quốc gia, dân tộc, nhưng sự thất bại đã đưa nước ta rơi vào thời kỳ một ngàn năm Bắc thuộc. Chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc dù bất kỳ ở triều đại phong kiến nào, dù biểu hiện thô bạo hay kín đáo, đều nhằm mục đích xóa bỏ Tổ quốc Việt Nam, biến đất nước và nhân dân Việt Nam thành một bộ phận của Thiên triều. Tuy nhiên, một nước Trung Hoa phong kiến chuyên chế, với một chính sách tàn bạo, một nền văn minh cao, đã đồng hóa hàng chục nhà nước ở phía tây và phía nam sông Dương Tử, nhưng lại không nuốt nổi nước Việt Nam nhỏ bé cho dù đã thống trị ngàn năm, ngay khi quốc gia, dân tộc này đang trong thời kỳ trứng nước. Đó là nhờ cốt lõi của nền văn minh bản địa sông Hồng, sông Mã, là nhờ tính quật cường đã thành truyền thống bắt nguồn từ thời Hùng Vương, An Dương Vương. Đó cũng là thể hiện tinh thần đoàn kết giữa thành phần các tộc người, trong cảnh cá chậu chim lồng, mọi người đều vì nghĩa cả mà hy sinh chiến đấu để giành độc lập tự do. Nên khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân các dân tộc từ miền Quảng Đông, cho đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, những người Man, người Lý, người Lạo thuộc bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nhất tề nổi dậy hưởng ứng. Tiếp sau đó là những cuộc nổi dậy liên tiếp nổ ra, buộc sử sách Trung Hoa phải nói lên một thực tế là “dân ở đất Giao Châu này rất khó trị, hay nổi loạn, làm cho các quan lại đứng ngồi khơng n, đó là những gương mặt lãnh đạo tiêu biểu như Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng v.v…, gốc gác tộc người của một số lãnh đạo này chưa thật rõ” [65, tr. 152].
Trong suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam khơng những khơng bị đồng hóa, mà cịn tiếp biến và sàng lọc những tinh hoa văn hóa Hán, làm phong phú thêm vốn văn hóa tự có của mình, bằng những yếu tố văn minh Trung Hoa và các nước xung quanh.
Năm 938, Ngô Quyền làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã chấm dứt hơn ngàn năm Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc, nước ta bước vào giai đoạn xây dựng quốc gia độc lập tự chủ Ngô, Đinh, Tiền Lê. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã chấm dứt ách đô hộ của ngoại bang mở ra trang sử mới cho sự phát triển của nước ta và mở đầu cho quá trình thống nhất quốc gia, dân tộc. Nhưng chiến thắng Bạch Đằng không chỉ quét sạch qn thù, mà cịn nói lên sự lớn mạnh, ý chí quật cường, sáng tạo của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Trong những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, với tài thao lược, các lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa đã huy động được lực lượng của cả người Việt và đồng bào các dân tộc thiểu số tạo nên sức mạnh giành thắng lợi quyết định. Sau khi chiến thắng quân xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua vào năm 939 và định đô ở Cổ Loa, nước ta bước sang giai đoạn độc lập dân tộc và tạo những tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của những thế kỷ sau. Nhà nước mới ra đời tuy cịn đơn sơ, lại chưa có nhiều kinh nghiệm, đất nước cịn nhiều khó khăn, một số thổ hào địa phương lợi dụng tình hình này đã mưu đồ cát cứ, gây ra loạn 12 sứ qn. Trong tình hình đó, Đinh Bộ Lĩnh được sự hỗ trợ của nhân dân các dân tộc đã lần lược dẹp bỏ được tình trạng cát cứ, khơi phục quốc gia thống nhất, thiết lập nhà nước trung ương tập quyền. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua gọi là Đinh Tiên Hồng “dời đơ về Hoa Lư và bỏ niên hiệu của các hoàng đế phương Bắc, khẳng định tinh thần độc lập tự chủ, phủ định quyền của các hoàng đế Trung Hoa” [29, tr. 81].
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, các triều đại Lý, Trần, Lê vừa xây dựng đất nước, vừa phải lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Đất nước được độc lập, nhưng các thế lực phong kiến Trung Hoa vẫn thường xuyên sang xâm lược đe dọa chủ quyền, độc lập quốc gia, dân tộc. Khi có xâm lược, nhân dân ta từ đồng bằng đến miền núi, là tộc người đa số hay tộc người thiểu số, là cư dân đã định cư lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam hay mới di cư đến, không phân biệt tầng lớp xã hội đều sẵn sàng đứng lên cầm vũ khí chống lại và đánh bại những âm mưu xâm lược của kẻ thù. Chính trong “cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất với kẻ thù xâm lược đã củng cố thêm ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân ta và mối quan hệ giữa các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng bền chặt, trong đó có những lãnh tụ tiêu biểu như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi sống mãi trong lòng các tộc người. Ngược lại, nhiều thủ lĩnh của các tộc người thiểu số như Thân Cảnh Phúc, Hà Đặc, Hà Bồng… trở thành những anh hùng của đất nước” [29, tr. 81].
Bên cạnh việc bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian này, nhân dân ta lại phải đẩy mạnh việc dựng nước, chấn hưng kinh tế, mở mang khai phá đất đai, chấn hưng văn hóa, củng cố biên thùy, xây dựng một vương triều có bề thế, độc lập, tự cường, đảm bảo cho các dân tộc có đời sống no đủ hơn. Nhà nước quan tâm từ việc đặt tên nước là Đại Việt, dời đô ra Thăng Long, thiết lập những nghi thức của một vương triều độc lập, chế định luật pháp, hoạch định rõ biên giới, vỗ về các dân tộc vùng biên ải, đúc tiền, viết sử, bàn luận văn chương, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài, chấn hưng và phát triển văn hóa dân tộc, phát triển nơng nghiệp, các ngành thủ công truyền thống. Đất nước “ngày càng cường thịnh, bờ cõi đất nước ngày một mở rộng, các tộc người thiểu số tránh họa loạn lạc, nghèo khổ đã kéo nhau sang sinh cơ lập nghiệp ở nước ta ngày một đông, chủ yếu là tộc người Thái, Nùng, Dao, Hoa v.v…Tính hịa nhi bất đồng giữa các tộc người được xây dựng, sự tôn trọng giữa các tộc người anh em được giữ gìn” [65, tr. 154 – 155].
Trong các thế kỷ XVI – XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu suy tàn, sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến đã gây ra tình trạng chia cắt đất nước, làm cho quá trình hình thành quốc gia, dân tộc gặp trở ngại lớn. Ở Đàng Ngoài phủ chúa nắm quyền thoán đoạt nhà vua, vua chúa, quan lại đua nhau ăn chơi trụy lạc. Ở các làng xã, bọn cường hào mặc sức lộng quyền, hà hiếp dân lành, gây bao cực khổ, lầm than cho nhân dân, đè nén người nghèo khổ, ức hiếp người hèn kém v.v… Đồng bào các tộc người miền núi, tình hình cũng khơng kém phần khổ sở, đồng bào bị khốn khổ bởi những cuộc chiến tranh Lê – Mạc. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đàn áp các tộc người thiểu số ở vùng Trường Sơn Trung Trung Bộ, buộc người dân lệ thuộc, bắt đi phu, đóng thuế nặng gấp bội lần so với miền đồng bằng, cống nạp các sản phẩm quý hiếm khai thác được từ trong rừng, dưới biển, đàn áp các cuộc nổi dậy của nông dân, xua đuổi người Chăm v.v…
Trong giai đoạn lịch sử này, Việt Nam lại đón nhận thêm nhiều tộc người từ đất nước Trung Hoa: Nùng, Giáy, Bố Y, Hà Nhì, Sán Dìu, Sán Chay, đặc biệt là người Hoa, các cư dân Tạng – Miến; từ Lào và Campuchia sang: các tộc người Môn – Khơme vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kon Tum v.v… Đó là những tộc người bị bóc lột thậm tệ hoặc sinh sống trong cảnh loạn lạc triền miên hay bị thất bại trong những cuộc đấu tranh chống triều đình phong kiến đất họ. Các tộc người này, “đến Việt Nam, thông cảm với
những nỗi đau khổ của những tộc người bản địa, đã nhanh chống hòa lẫn với các tộc người ở đó từ trước, cùng nhau tham gia vào những đấu tranh vì quyền sống rất quyết liệt và những cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Trải qua tiến trình lịch sử, các tộc người đã cộng cư, giao lưu văn với nhau và tự nguyện gia nhập vào cộng đồng dân tộc Việt Nam như một thành viên đại gia đình dân tộc Việt Nam” [65, tr. 163].
Trên cơ sở thống nhất quốc gia, dân tộc của vương triều Tây Sơn, đến đầu thế kỷ XIX vương triều Nguyễn tiếp tục củng cố lại sự thống nhất quốc gia, dân tộc. Do chính sách cai trị hà khắc của triều Nguyễn đã làm cho dân tình đói khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nơng dân nổ ra chống lại triều đình. Dân mất niềm tin, triều đình hèn nhát, xung đột tơn giáo, các tộc người miền núi bất phục, tất cả dẫn đến sự hủy hoại của khối đoàn kết dân tộc, sức mạnh toàn dân. Để rồi vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, triều đình nhà Nguyễn rơi vào sự suy thoái, đã cắt dần từng phần đất đai của đất nước ta đem dâng cho giặc và cuối cùng đầu hàng nhục nhã trước thực dân Pháp xâm lược. Một lần nữa nước ta bị xóa tên trên bản đồ thế giới, Pháp chia nước ta thành ba miền với ba chế độ cai trị khác nhau, đồng thời chia rẽ dân tộc để dễ cai trị. Chúng thực hiện chính sách chia rẽ miền núi với miền xuôi, rõ rệt nhất là đối với Tây Nguyên, tộc người đa số với người thiểu số, giữa các tộc người thiểu số với nhau, chia rẽ lương giáo bằng chính sách ưu tiên cho Cơng giáo phát triển, gây trở ngại cho việc chấn hưng đạo Phật và tìm cách mua chuộc những người đứng đầu các tơn giáo làm tay sai cho chúng. Pháp cịn gây cho dân ta một tâm lý vong quốc, ưu đãi những người vào làng Tây, làm cho dân ta quên tổ tiên, giống nòi, dạy trong các trường “tổ tiên ta là người Gaulois”, hạn chế việc dùng chữ Quốc ngữ, biến nước ta thành một bộ phận của nước Pháp, xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Nhưng nhân dân ta với truyền thống đấu tranh bất khuất, không phân biệt miền Nam, miền Bắc, không phân biệt miền xuôi, miền ngược, không phân biệt dân tộc, tôn giáo đã đứng lên đấu tranh kiên cường. Thực dân Pháp tìm mọi cách đối phó lại từ đàn áp đến lao tù hịng đè bẹp ý chí quật cường của dân tộc ta. Nhưng những cuộc đấu tranh này do những nguyên nhân khác nhau chỉ mới dừng lại tiêu hao quân địch, phá hủy cơ sở kinh tế.
Đầu thế kỷ XX, trào lưu tư tưởng mới được truyền bá vào Việt Nam đã tác động đến các tầng lớp nhân dân, các tầng lớp trí thức, nhiều cuộc đấu tranh của nổ ra gây cho Pháp nhiều khó khăn, phong trào đấu tranh ngày càng phát triển. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam,