ĐÓNG GÓP CỦA VĂN HÓA CHĂM TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM 1 Đóng góp của các di tích văn hóa Chăm trong nền văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 91 - 94)

- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VĂN HÓA CHĂM TRONG N ỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

3.2. ĐÓNG GÓP CỦA VĂN HÓA CHĂM TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM 1 Đóng góp của các di tích văn hóa Chăm trong nền văn hóa Việt Nam

3.2.1. Đóng góp của các di tích văn hóa Chăm trong nền văn hóa Việt Nam

Các di tích văn hóa Chăm gồm các 5Tđền tháp, minh văn, thành cổ, cảng thị, địa điểm cư trú…là những di tích lịch sử văn hóa, đã có những đóng góp quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam.5TNgười Chăm đã xây dựng nhiều cơng trình kiến trúc đền tháp rất quy mơ với một kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo và một nền nghệ thuật tạo hình đầy cá tính trong suốt nhiều thế kỷ mà ngày nay vẫn tồn tại những nhóm đền tháp tại các di tích nổi tiếng như: Mỹ Sơn, Đồng Dương, Po Nagar, Dương Long, … cùng với hàng ngàn tác phẩm điêu khắc bằng sa thạch và hợp kim trưng bày tại các bảo tàng. Tấm bia Võ Cạnh (Nha Trang, hiện trưng bày ở sân Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) có niên đại cuối thế kỷ III đầu thế kỷ IV, là bi ký sớm nhất khắc bằng chữ

Sanskrit. Sau quá trình tiếp biến văn hố, ngơn ngữ, người Chămpa đã sáng tạo ra hệ thống văn tự của mình để ghi tiếng Chăm. Minh văn viết bằng chữ Chăm sớm nhất được tìm thấy ở Đơng Yên Châu (Quảng Nam) có niên đại thế kỷ IV. Nội dung của các minh văn thường gắn với việc lập đền thờ thần, dựng tượng hoặc ghi nhớ một sự kiện quan trọng nào đó. Minh văn được khắc trên vách núi, trên bia, cột đền, trụ cửa, bệ thờ.

Các di tích văn hóa Chăm trong vùng văn hóa Trung bộ Việt Nam với sự phát triển lâu đời trong lịch sử, ngoài việc làm nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam, cịn có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là đối với các tỉnh Nam Trung Bộ. Các cơng trình nghệ thuật kiến trúc Chăm còn hiện hữu ở các cụm tháp Chăm trải dọc miền Trung và Tây Nguyên luôn hấp dẫn khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Đó là khu di tích đền tháp Mỹ Sơn, nơi đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới; khu di tích phật giáo Đồng Dương; thành Đồ Bàn và hệ thống tháp Chăm ở Bình Định; tháp Nhạn ở Phú Yên; cụm tháp Bà Pô Inư Nưgar (Po na gar) ở Nha Trang, Khánh Hịa, tháp Po Sanư ở Bình Thuận. Đặc biệt, ba cụm tháp Chăm ở Ninh Thuận là nơi mà người Chăm vẫn cúng tế định kỳ hàng năm, trong đó, cụm tháp Pô Klong Garai và cụm tháp Pô Rome là những quần thể kiến trúc gạch hầu như còn nguyên vẹn. Tháp Hòa Lai là một trong những phong cách được các nhà nghiên cứu đặt cho tên gọi về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền tháp Chăm: “phong cách Hòa Lai”.

Nghệ thuật điêu khắc Chăm gắn liền với những cơng trình kiến trúc, phục vụ cho các chức năng của mỗi cơng trình kiến trúc, hoặc là các tượng thờ, phù điêu, các hoa văn chạm khắc trang trí, hiện được trưng bày ở trong bảo tàng các địa phương, trong đó nhiều nhất và đẹp nhất là ở bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Với đường lối đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng hóa” và chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển du lịch, trong những năm qua, văn hóa Chăm đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển du lịch ở miển Trung nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Điểm nhấn về văn hóa Chăm thu hút mạnh khách du lịch là khu di tích Mỹ Sơn, nhất là từ khi khu di tích này được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới.

Thành cổ là một bộ phận hữu cơ của văn hoá Chăm. Người Chăm đã xây dựng nhiều toà thành trong phạm vi vương quốc của mình. Phần lớn những thành lũy này đã bị phá huỷ nhiều lần, nhưng do vị thế đắc địa lại thường được tái dựng, tái sử dụng qua nhiều thời đại. Theo sử liệu, vào thế kỷ thứ IV, người Chăm đã học được cách xây thành từ Trung Hoa, qua những phát

hiện khảo cổ học gần đây ở Trà Kiệu, Cổ Luỹ, Phú Thọ, thành Hồ cũng cho thấy điều này. Ngồi các di tích thành cổ, dọc theo ven biển miền Trung là những thương cảng nổi tiếng của người Chăm như cảng Đại Chiêm. Người Chăm là cư dân hướng biển, biển đóng vai trị quan trọng và ảnh xạ trong nhiều khía cạnh đời sống của họ, do địa hình biển miền Trung cũng rất thuận lợi cho thuyền bè neo đậu, trú ngụ, ở đây đã hình thành những cảng thị sơ khai, có vai trò quan trọng trong các hoạt động tiếp xúc, giao lưu văn hố, bn bán trong ngoài vương quốc. Các di tích về 5Tđịa điểm cư trú 5Tcho tới nay, đã phát hiện và khai quật hàng chục địa điểm thuộc văn hố Chăm, tính chất rất đa dạng và phức tạp, những địa điểm này thường đa chức năng (cư trú, phịng vệ, trung tâm chính trị, kinh tế…), trong khi các cuộc khai quật lại có diện tích hạn chế. Thông thường các di tích như thành hay đền tháp trong một phức hợp di tích thường được xây dựng trên nền của lớp cư trú sớm hơn, ví dụ điển hình như khu di tích Trà Kiệu, Cổ Luỹ, thành Hồ…

Người Chăm có một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước rất phát triển, nên họ là những bậc thầy việc xây dựng hệ thống thủy lợi, dẫn thủy nhập điền, cũng như khai thác đồng bằng miền Trung thành những cánh đồng bao la, trù phú. Ngày nay, các di tích cơng trình thủy lợi được người Chăm xây dựng như các hồ, đập vẫn còn phát huy giá trị với vai trị tưới tiêu phục vụ sản xuất nơng nghiệp cho bà con nông dân trong vùng Trung Bộ Việt Nam. Ở Ninh Thuận, hiện nay các đập Nha Trinh và Marên là những con đập cung cấp nguồn nước cho sản xuất nơng nghiệp phía Nam của tỉnh. Nhờ các hệ thống thủy lợi hồ, đập mà những cánh đồng lúa quanh năm tốt tươi, cung cấp đầy đủ lương thực đem lại đời sống ấm no cho người dân, nhất là người Chăm đã thừa hưởng thành quả rất lớn từ các cơng trình thủy lợi này, đó là những đóng góp quan trọng của các di tích Chăm trong nền văn hóa Việt Nam.

Các di tích văn hóa Chăm, với những giá trị đặc sắc, ln để lại cho mọi người những câu hỏi về sự bí ẩn, mà mỗi người đều có những suy nghĩ khác nhau khi một lần chiêm ngưỡng nó. Bên cạnh những đóng góp của các di tích văn hóa Chăm, những vấn đề 7Tquan tâm7Thiện nay là về thực trạng của hầu hết các tháp Chăm tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang bị xuống cấp nghiêm trọng do tác động của thiên nhiên cũng như chiến tranh tàn phá. Công tác quản lý và bảo tồn các di tích văn hóa Chăm của các chun gia trong và ngồi nước và các cấp chính quyền địa phương, cũng như sự tham gia của cộng đồng cần phải được quan tâm đúng mức.

Việc chống xuống cấp các di tích Chăm hiện nay được đặt ra vô cùng cấp thiết đối với các ngành, các cấp, cộng đồng, cũng như sự quan tâm của các quốc gia, các tổ chức quốc tế tham gia. Tuy nhiên công tác bảo quản trùng tu cần tránh dùng vật liệu hiện đại như bê tông cốt thép để phục vụ cho công tác trùng tu mà trước đây một số địa phương có di tích Chăm đã thực hiện. Khơng được làm mất đi hiện trạng vốn có của di tích, cơng tác trùng tu phải bảo đảm tính chân xác và yếu tố gốc của di tích, vấn đề bảo quản và trùng tu các di tích Chăm cần giành một sự ưu tiên của mỗi quốc gia có di tích Chăm một cách lâu dài, thận trọng.

Bảo tồn di tích được xác định bằng việc khoanh vùng và qui hoạch khu vực, bảo vệ môi trường bao gồm các cơng việc cần thiết như rà phá bom mìn, ổn định mơi trường như điều tra lưu lượng thuỷ văn, khảo sát địa chất và lập bản đồ với các cơng trình bị vùi lấp, ổn định về mặt cấu trúc của cơng trình như đưa ra các phương pháp bảo trì thường xuyên định kỳ; xây dựng các biện pháp phát triển du lịch cho các cơng trình phục vụ du lịch và giáo dục ý thức bảo vệ di sản cho du khách, đồng thời có chiến lược nghiên cứu lâu dài. Với những việc làm thiết thực trên Việt Nam cũng như quốc tế, hy vọng rằng các di tích văn hóa Chăm ngày càng được khơi phục nhiều hơn, để mãi mãi là tài sản văn hóa q giá của nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)