Yếu tố Chăm biểu hiện qua nghệ thuật biểu diễn dân gian trong vùng văn hóa Trung B ộ Việt Nam.

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 67 - 75)

- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.

2.2.3. Yếu tố Chăm biểu hiện qua nghệ thuật biểu diễn dân gian trong vùng văn hóa Trung B ộ Việt Nam.

yếu tố Chăm như phong tục tập qn, tín ngưỡng vẫn cịn trong lối sống, lối nghĩ của người dân nơi đây, ngày nay họ vẫn giữ một mối dây quan hệ cảm thông, thân thiện với những cư dân thời trước. Và mặc dù có sự giao lưu, đan xen nhiều văn hoá tộc người khác nhau trong lịch sử, ngày nay văn hố vùng Trung Bộ Việt Nam đã hồ quyện thành một thể thống nhất, khơng cịn sự phân biệt giữa các nguồn gốc khác nhau.

2.2.3. Yếu tố Chăm biểu hiện qua nghệ thuật biểu diễn dân gian trong vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam. Trung Bộ Việt Nam.

Nghệ thuật biểu diễn dân gian là sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động trong suốt

chiều dài lịch sử của một khối cộng đồng người nhất định. Cuộc sống lao động là một chỉnh thể đa dạng, nên con người đã sử dụng cùng một lúc các phương tiện nghệ thuật khác nhau để diễn tả cuộc sống đó trong nghệ thuật dân gian. Theo yêu cầu diễn tả nghệ thuật, trong một tác phẩm nghệ thuật dân gian thường có sự tham gia đồng bộ của thơ ca, âm nhạc (gồm giai điệu bài ca và nhạc cụ), múa, trò diễn hóa trang và cả các nghi thức nữa, đó là hình thái cổ xưa nhất mà các nhà nghiên cứu xã hội học, dân tộc học và âm nhạc đều thấy.

Dân tộc Việt Nam hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước, thành phần dân tộc Việt Nam cũng có thể ví như một hình cánh quạt mà trung tâm là người Việt, nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng phản ánh tính chất dân tộc đó, nó mang những đặc điểm Việt Nam nói chung được các thành phần dân tộc xây đắp nên trong tiến trình lịch sử. Mặc khác, nghệ thuật biểu diễn dân gian Việt Nam lại phong phú về loại hình nghệ thuật và màu sắc địa phương, cũng như màu sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó nghệ thuật biểu diễn dân gian Chăm trong vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam là một yếu tố nổi bật.

Trong hệ thống văn hóa Chăm, nghệ thuật biểu diễn dân gian Chăm cũng là một lĩnh vực văn hóa rất độc đáo của người Chăm. Trong đó, âm nhạc và múa Chăm là hai yếu tố nổi bật nhất trong nghệ thuật biểu diễn dân gian của người Chăm. Nói đến ca múa nhạc Chăm thì nhiều người đều nghĩ đến các nhạc điệu, vũ điệu, làn điệu dân ca được thể hiện qua các nhạc công, vũ cơng làm say mê lịng người.

Bộ nhạc cụ Chăm là yếu tố làm nên sự thành công trong nghệ thuật biểu diễn dân gian Chăm, gồm có trống Paranưng một mặt, dùng tay vỗ, âm thanh lúc trầm, lúc vang, được các thầy Maduen thực hiện trong lễ Raja; kèn Saranai là một nhạc cụ rất độc đáo, mỗi khi tiếng kèn vang lên âm thanh trong trẻo, réo rắt, hấp dẫn nghe cả ngày vẫn thích; trống Ginang thường là một cặp, hai mặt, một mặt dùng tay vỗ, một mặt dùng dùi gõ nghe rộn ràng, cảm thấy phấn khởi trong lòng; ngồi ra cịn có đàn kaping, kanhi, champi. Tất cả những nhạc cụ mỗi khi biểu diễn được các nghệ nhân thực hiện phối hợp với nhau rất nhịp nhàng, tạo nên một âm thanh khác lạ, có lẽ là có một khơng hai, làm cho người nghe đều cảm thấy nao lòng.

Kết hợp với nền nhạc này là điệu múa của các cô gái Chăm, với bộ áo dài truyền thống, có dải thắt lưng và bắt chéo qua vai được dệt rất đẹp, các cô gái tay cầm quạt múa những điệu múa rất uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống. Ngoài những điệu múa ra, người Chăm cịn có những làn điệu dân ca mỗi khi cất lên nghe thảm thương, ai ốn, mang một nỗi buồn khơng thể diễn tả được, và cho đến ngày nay trong cộng đồng người Chăm vẫn còn lưu giữ các nhạc cụ, các điệu múa và những làn điệu dân ca này.

Nhạc cụ là thành tố quan trọng để tạo nên phần hồn của âm nhạc Chăm. Nhạc cụ Chăm không chỉ là sản phẩm vật chất đơn thuần mà còn là phương tiện biểu diễn nghệ thuật mang lại biểu cảm thẩm mỹ trong đời sống tâm linh. “Phải nói lễ hội Chăm là nơi bảo tồn, lưu giữ nhạc

cụ Chăm, hầu hết các loại nhạc cụ Chăm nhằm mục đích để phục vụ cho lễ hội bao gồm: Đàn Ka nhi, Rabap trống Ginăng, Basanưng, kèn Sarakai, Hagar (trống nhỏ), Chiêng, Asăng (tù và), Tăngek (nhạc gõ bằng 2 cây gỗ). Ngồi ra cịn có Mã la do người Raglai biểu diễn” [36, tr. 186].

Các nhạc cụ trên có các đặc điểm sau đây:

Đàn Kanhi: “là loại đàn kéo một dây tương tự như đàn nhị của người Việt. Thân đàn Kanhi được làm bằng mai rùa vàng, trên thân mai rùa vàng có gắn một đoạn tre nhỏ đặc cỡ ngón chân cái, dài khoảng 0,65cm, ở đầu đoạn tre này có hai cần để kéo dây gọi là hai tai Kanhi. Từ hai cần kéo (hai tai) nối xuống với cây tre bằng một sợi là dây đàn chính của Kanhi, ngồi ra cần kéo này nối với cây tre bằng lông đuôi ngựa uốn cong như cánh cung, đây chính là dây kéo của đàn Kanhi để tạo ra âm thanh” [36, tr. 186].

Theo truyền thuyết Chăm đàn Kanhi là biểu tượng cho 4 đứa con của thần mẹ xứ sở - Po Inư Nưgar có tên là: “Jakak, jakan chuyên trông coi việc trên trời và jalo, jalai trông coi ở trần gian (dun ya). Do vậy đàn Kanhi người Chăm sử dụng trong hai trường hợp sau: Kanhi dùng trong đám tang gọi là “Kanhi đam”. Người Chăm thường sử dụng 2 đàn Kanhi cho đám tang 2 thầy Paseh và sử dụng 4 cái cho đám tang 4 thầy Paseh, Kanhi trong nghi lễ này do nghệ nhân biểu diễn phục vụ cho công việc trần gian là nhằm để phụ họa với bài hát lễ tiễn đưa hồn người quá cố về thế giới bên kia.

Đàn Rabap: cũng tương tự, cùng họ với đàn Kanhi trên nhưng chỉ được sử dụng đơn chiếc, là vật tổ môn phái của thầy Kadhar - một thầy tín ngưỡng dân gian Chăm thờ thần mặt trời (yang prong). Do đó Rabap chỉ được thầy Kadhar sử dụng để hoà âm với các bài thánh ca, ca ngợi các vị thần trên trời ở lễ hội như lễ hội đền tháp, lễ tế thần linh puis, payak, lễ tế trâu… Cả hai loại Kanhi và Rabap đều có 2 âm chính: kị và kí. Khi diễn tấu thầy Kadhar phải ngồi xếp bằng đặt tay lên đùi, tay phải kéo cánh cung, tay trái điều khiển nốt nhạc. Khi khai lễ (Pachah yawa Rabap) thầy Kadhar phải kéo Rabap phát ra 3 tiếng khị và 3 tiếng khí để thức giấc mọi sinh linh và các thần thánh ở vũ trụ” [36, tr. 187].

Kèn Saranai: “đây là nhạc cụ thổi bằng hơi, cấu trúc gồm 3 phần gắn liền nhau: phần chi

(gali) làm bằng đồng, bên trong có gắn lưỡi gà bằng lá buông, dùng để thổi; phần thân (rup) làm bằng gỗ đục rỗng 7 lỗ chính phía trên và một lỗ phụ ở phía dưới để điều khiển các nốt nhạc; và

bộ thứ ba loa kèn làm bằng gỗ quí, sừng trâu hoặc ngà voi, rỗng ruột. Đây là phần phát âm thanh, có 5 nốt âm thanh tương đương với nốt nhạc đồ, pha, sol, la, rê và cũng là tượng trưng cho 5 ngũ quan con người” [36, tr. 188]. Kèn Saranai được nghệ nhân Chăm sử dụng trong các lễ hội Chăm như lễ hội múa Rija và nhiều lễ hội khác, nhất là khi biểu diễn những nhạc điệu, vũ điệu Chăm thì khơng thể thiếu kèn Saranai.

Trống Basanưng: “đây là loại trống trịn, bịt da một mặt, đường kính khoảng 0,45m. Mặt trống bịt da dê, thân trống bằng gỗ, xung quanh thân trống có đục 12 lỗ, mỗi lỗ được giữ chặt bằng mỗi con nem và có quấn dây mây xung quanh tạo nên sự chắc chắn cho cái trống. Đây là bộ phận tăng giảm âm thanh và nốt nhạc của trống. Trống có 3 âm chính: tác, tăm, tằm. Trống này được người Chăm xem là biểu trưng cho lồng ngực (tim, phổi, ngũ tạng), là biểu hiện cái tâm con người. Trống Basanưng được xem là nhạc cụ, là vật tổ của thầy Mưduôn - thầy cúng lễ tín ngưỡng dân gian phục cho lễ hội múa Rija của người Chăm. Thầy Mưduôn sử dụng trống bằng cách vỗ với tư thế ngồi, đặt trống vào đùi, ôm sát vào ngực, vỗ hai tay vào trống” [36, tr. 188].

Trống Ginăng: “trống Ginăng Chăm là trống dài hình trụ, thân trống thường làm bằng gỗ lim, khoét rỗng bên trong, dài khoảng 0,72m, hơi phình ở giữa, được bào nhẵn cả trong lẫn ngoài. Hai mặt trống căng da, mặt nhỏ căng da dê, đường kính 0,24m, mặt này người Chăm gọi là chang (mặt dương) vỗ bằng tay có 2 âm chính tớ, tìn. Cịn một mặt lớn căng da trâu, đường kính khoảng 0,28m, mặt này là mặt chính của trống, người Chăm gọi là Băm (mặt âm) có hai âm chính là: dìn, gleng và ln đánh bằng đùi gỗ, thường biểu diễn bằng cặp đôi để nghiêng nằm chéo nhau. Trống Ginăng tượng trưng cho đôi chân con người” [36, tr. 188 – 189].

Theo quan niệm người Chăm về 3 loại nhạc cụ: kèn Saranai, trống Basanưng, trống Ginăng là tượng trưng cho con người và một vũ trụ thu nhỏ (trời, đất) hoàn chỉnh. Do vậy khi biểu diễn 3 nhạc cụ này không được tách rời nhau mà ln hịa quyện vào nhau, trong đó kèn Saranai là nhạc cụ chủ đạo tạo nên linh hồn cho lễ hội Chăm, cũng như trong các buổi biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm được sân khấu hóa hiện nay.

Hagar (trống cái): “đây là loại trống cơm, thân trống dài khoảng 0,5m làm bằng gỗ đục rỗng bên trong. Mặt trống căng bằng da dê đường kính khoảng 0,2m, đây là loại trống nhỏ chỉ sử dụng trong đám tang Chăm. Cùng họ với loại trống này cịn có trống gọi lễ trong thánh

đường nhân lễ hội Ramưwan của người Chăm Awal, trống gọi lễ này có kích thước lớn hơn, hình bầu dục, đường kính khoảng 0,4m” [36, tr. 189].

Chiêng (cheng): “đây là loại nhạc cụ gõ bằng đồng có đường kính 0,3m. Chiêng có 2 loại: chiêng mặt bằng và chiêng có núm. Chiêng thường dùng dùi gỗ ở đầu dùi quấn vải mềm để gõ, sử dụng trong các lễ hội Chăm như lễ múa Rija, tế lễ thần linh Puis, payak, ngồi ra cịn được sử dụng trong đám tang. Bên cạnh chiêng cịn có Mã la nhưng nhạc cụ này do người Raglai biểu diễn nhân ngày hội cúng lễ ở đền tháp…” [36, tr. 189].

Tù Và (săng): “đây là nhạc cụ bằng ốc biển dùng để thổi. Theo truyền thuyết đây là vật linh mà đấng Dêbitathuôr dùng để sáng tạo vũ trụ và mọi sinh vật trên trần gian, tù và còn là vật tổ Po Adhia dùng để hành lễ trong đám tang Chăm Ahiêr, đặc biệt trong nghi thức lễ tẩy uế (talih) đất tháp trong các lễ hội ở đền tháp Chăm” [36, tr. 200].

Nhạc cụ Chăm tuy chưa phong phú và đa dạng nhưng là một phương tiện không thể thiếu trong lễ hội Chăm. Nhạc cụ Chăm chỉ vang lên khi có lễ, có hội, khơng phục vụ cho sinh hoạt đời thường. Nhạc Chăm chỉ đánh thức những sinh linh ở cõi trần và thần thánh nơi chốn thiên đường và lơi cuốn người xem về với tín ngưỡng, về với lễ hội Chăm. Như vậy, đến lượt mình nhạc cụ Chăm đã thực sự trở thành phương tiện nghệ thuật lôi cuốn người xem về với lễ hội và ngược lại lễ hội Chăm chính là nơi ni dưỡng, bảo tồn nhạc cụ Chăm.

Phối hợp cùng với nhạc cụ, dân ca Chăm cũng là nét của nghệ thuật biểu diễn dân gian Chăm trong vùng văn hóa Trung bộ Việt Nam, bao gồm nhiều thể loại, làn điệu và rất phong phú về nội dung. Dân ca Chăm chủ yếu nói về tình u đơi lứa, về cảnh sinh hoạt trong đời sống thường ngày của người Chăm. Dân ca Chăm cịn những bài hát nói về sự ngăn cách, hịa hợp về tơn giáo và những bài hát ca ngợi các vị anh hùng dân tộc, văn hóa dân tộc trong các lễ hội và đời sống tâm linh của người Chăm.

Có thể tạm xếp dân ca Chăm truyền thống thành 4 thể loại phổ biến như sau: - Hát giao duyên (adaoh yau)

- Hát đối đáp (adaoh pasa)

- Hát ngâm (puce jal, puce ariya)

- Hát nghi lễ với hai thể loại: hát lễ Raja (adaoh maduen) và hát lễ đền tháp (adaoh kadhar).

“Hát giao duyên (adaoh yau): loại này là những làn điệu dân ca thường diễn tả về tình u đơi lứa như các bài: Anit lo (thương em), Ceik tian (để long thương), Urang nao (người đi rồi), Ciim nao (Chim bay đi rồi), Wuak kar ka wak (trách phận đời em).v.v…

Hát đối đáp (adaoh pasa): đây là loại làn điệu dân ca thường hát cặp đơi, trai gái hát đối nhau. Chủ đề nói về tình u đơi lứa, cảnh vật thiên nhiên, cảnh lao động sản xuất, cảnh trăng thanh gió mát. Đó là các bài: adaoh dam dara (hát đối đáp trai gái), bài Po Nagal (Nữ thần mẹ xứ sở), hát về thần Po Par, hát về thần Po Rame.v.v…

Hát ngâm (puce jal, puce ariya): hát ngâm có hai loại: hát ngâm thơ ariya và hát ngâm bằng lời kể puce jal. Hát ngâm thơ Ariya chủ đề nói về thế thái nhân tình, xã hội; nói đến ln thường đạo lí, giáo dục con người, gồm các bài ariya glang anak, ariya pataow adapt, ariya hatai paran, v.v… Và thứ hai là loại hát ngâm puce jal (thường dịch là hát vãi chài), có nhiều chủ đề được sáng tác để hát, kể, ngâm, ứng khẩu trong dân gian nói về chủ đề lao động, châm biếm, gây cười. Thể loại bài hát này do thầy Maduen hoặc nghệ nhân hát ngâm trong những dịp lễ, nhất là trong dịp lễ lễ Raja Praong.

Hát nghi lễ (adaoh kadhar và adaoh maduen): Adaoh Kadhar là những bài ca lịch sử (damnây), do thầy Kadhar (kéo đàn rabap) hát ca ngợi các vị anh hùng lịch sử, anh hùng văn hóa trong các lễ hội ở đền tháp Chăm như bài hát về Pô Nagar, Pô Klong, Pô Rôme, Pô Rayak, v.v… Loại Adaoh Maduen là do thầy Maduen hát, vỗ trống Baranang ca ngợi các vị thần là anh hùng văn hóa, lịch sử của người Chăm như các bài hát về damnây Cei Tathun, Cey Sit, Cei Prong, Cei Dalim, v.v… trong những dịp lễ Raja” [37, tr. 594 – 595].

Những làn điệu dân ca Chăm là những lời ca tiếng hát được nhân dân lao động Chăm sáng tác trong lúc tham gia lao động sản xuất như cày cấy, thu hoạch mùa màng, những đôi trai gái yêu nhau, v.v…Những làn điệu dân ca Chăm mượt mà, sâu lắng khi cất lên làm nao động lồng người. Họ dành hết tình cảm của mình vào lời ca, tiếng hát, họ gửi gấm một cảm xúc chân thành của mình làm cho người nghe giải tỏa sự mệt mỏi sau một ngày lao động mệt nhọc. Những làn điệu dân ca ấy, ngày nay vẫn được người Chăm tiếp tục gìn giữ và phát huy làm cho nó ngày càng phong phú về nội dung, trong những dịp lễ hội, mừng ngày cưới lúc nào cũng có sự góp mặt của dân ca Chăm.

Một yếu tố độc đáo nữa của nghệ thuật biểu diễn dân gian Chăm trong vùng văn hóa Trung

bộ Việt Nam là nghệ thuật múa Chăm, đa phần các điệu múa đều gắn liền với lễ hội mà hệ thống lễ hội của người Chăm thì vơ cùng phong phú. Mỗi điệu múa chứa đựng những nội dung khác nhau, nhưng đều phản ánh ước vọng của người Chăm trước thần linh, thân tộc, thiên nhiên và cộng đồng. Họ mong sao cho mưa thuận gió hồ, mùa màng được bội thu, cây cối tươi tốt, con cháu ấm no khoẻ mạnh, hạnh phúc, được sống yên ổn làm ăn và thờ phụng tổ tiên.

Khơng chỉ gắn bó với lễ hội, múa dân gian Chăm cịn gắn liền với những dịp trọng đại của gia đình như cưới xin, khánh thành nhà...Và điều đặc biệt trong múa dân gian Chăm hầu hết là múa có đạo cụ như khăn, roi, trống, quạt… dựa vào đạo cụ mà gọi tên cho từng điệu múa.

Trong sinh hoạt lao động thường ngày của người Chăm, đầu là phương tiện chuyển tải lâu đời rất thuận tiện, ta cũng bắt gặp những bà mẹ Chăm đội những bao lúa trên đầu từ ruộng về làng, hoặc những cái thúng đựng món đồ khá nặng. Bóng dáng các cơ gái đội pụk đi lấy nước chính là những hình ảnh lao động truyền thống của đồng bào Chăm được tái tạo bằng hình tượng nghệ thuật, đó là múa Đoa pụk. Múa khăn cũng là điệu múa dân gian lâu đời của dân tộc Chăm có mặt trong hầu khắp các làng (Play) Chăm trong sinh hoạt vǎn hoá, những chiếc khăn đội đầu thường ngày của phụ nữ được đưa vào điệu múa với những biến hoá phong phú. Các

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 67 - 75)