Yếu tố kiến trúc, điêu khắc Chăm trong vùng văn hóa Trung bộ Việt Nam

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 41 - 43)

6/ Vùng văn hóa Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long, với khí hậu hai mùa (khô – mưa) rõ rệt, với mênh mông sông nước và kênh rạch Các cư dân

2.2.1. Yếu tố kiến trúc, điêu khắc Chăm trong vùng văn hóa Trung bộ Việt Nam

Yếu tố Chăm nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất trong vùng văn hóa Trung bộ Việt Nam là yếu tố kiến trúc, điêu khắc Chăm. Người Chăm xây dựng hàng trăm đền tháp thờ thần Hindu, cùng với việc xây dựng nhà cửa, cung điện, thành quách…. đó là những nét đặc trưng của kiến trúc Chăm. Với óc sáng tạo và bàn tay tài hoa các nghệ nhân Chăm đã tạo nên những cơng trình

nghệ thuật kiến trúc độc đáo, làm nên cái tư tưởng, cái tinh thần của dân tộc Chăm. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng của đền tháp đối với người Chăm và khi nói đến vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam thì khơng thể qn được nghệ thuật khiến trúc và điêu khắc Chăm. Bởi vì ở đó cịn tồn tại những cơng trình kiến trúc tháp Chăm, những tác phẩm điêu khắc mà các nghệ nhân Chăm đã xây dựng, sáng tạo nên, đã đạt đến trình độ q tinh xảo mà ngày nay các cơng trình ấy vẫn đứng vững, tồn tại với thời gian.

Các cơng trình nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm đều chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Ấn Độ. Người Chăm “xây dựng hàng trăm các khu đền tháp, các tháp Chăm được xây dựng bằng gạch, duyên dáng, đẹp và độc đáo. Những người thợ Chăm đã sáng tạo ra cách làm gạch, xây gạch hợp lý một cách vững chắc không kém gì đá. Tồn bộ các tháp Chăm đều được xây bằng gạch, đá rất ít và chỉ ở chỗ cần cho việc gia cố vững chắc như trụ cửa, mi cửa, bậc cửa.v.v…Họ cịn tạo đồ án trang trí hoa văn rất đẹp, thể hiện tài năng điêu luyện của các nghệ nhân Chăm trong việc điêu khắc gạch và đá” [38, tr. 183].

Các tháp Chăm xây dựng nhằm mục đích để thờ các vị thần Hinđu, các vua Chămpa và sau này các tháp Chăm cũng là nơi diễn ra các lễ hội gắn liền với tôn giáo Bàlamôn. Ngày nay, trong vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam cịn tồn tại các cơng trình kiến trúc tháp Chăm độc đáo như khu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), tháp Bánh ít, tháp Ngà, tháp Đơi, tháp Vàng (Bình Định), tháp bà Pô Nagar (Nha Trang), tháp Pô Klong Grai, tháp Pô Rôme (Ninh Thuận), tháp Po Sah Inư, Po Dam (Bình Thuận), Tháp Yang Pruang (Tây Nguyên)…

Những cơng trình kiến trúc tháp Chăm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm một tháp trung tâm hình vng, mái thơn nhọn “tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn Độ, trung tâm vũ trụ nơi ngự trị của thánh thần”. Xung quanh tháp chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa và ngoài cùng là hào rãnh, biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.

Tháp Chăm còn có một đặc điểm chung là “xây bằng gạch, có 4 mặt hình vng đối xứng

nhau. Mặt trước hướng về phía đơng có cửa ra vào, 3 mặt cịn lại ở 3 hướng (tây, nam, bắc) có ba cửa giả, tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Gần một thế kỷ trơi qua, ngay trong những năm đầu thế kỉ XX các nhà nghiên cứu người Pháp như G. Maspero (1928), J.

Clayes, H. Pamertier (1948), Wawrenersk và Skibinski (1937)… đã đưa ra nhiều giả thuyết, thể nghiệm về chất kết dính của các viên gạch trong kĩ thuật xây tháp người Chăm. Các ý kiến của các nhà nghiên cứu nêu trên tựu trung lại thành 4 giả thuyết như sau:

- Trong kĩ thuật xây tháp, người Chăm nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần để các viên gạch tự kết dính với nhau.

- Sử dụng chất kết dính (chất keo, phụ gia) trong việc xây gạch. - Mài gạch với mặt tiếp xúc để gạch tự kết dính với nhau.

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 41 - 43)