HÓA TRUNG BỘ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 75 - 80)

- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.

HÓA TRUNG BỘ VIỆT NAM

gìn văn hóa các dân tộc Việt Nam đa dạng và thống nhất.

2.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHĂM ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÙNG VĂN

HÓA TRUNG BỘ VIỆT NAM

Vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam là vùng văn hóa vào loại tiêu biểu nhất về sự tiếp nối ba dịng văn hóa lớn: “Sa Huỳnh, Chămpa và Đại Việt – nếu xét về mặt lịch đại, rồi đứt khúc, tàn lụi đến đan xen và phức hợp – nếu xét về mặt đương đại. Di tích văn hóa Sa Huỳnh đã chìm sâu trong lịng đất, thỉnh thoảng được phát hiện nơi này nơi khác mà gần đây nhất là huyện đảo Lý Sơn, chỉ cịn lại văn hóa Chăm – Việt, Việt – Chăm với những đậm nhạt theo biến đổi của thời gian. Các di tích văn hóa Chămpa như Chánh Lộ, Châu Sa, Cổ Lũy, Khánh Vân (Quảng Ngãi) tuy đã trở thành phế tích từ lâu, cùng với các di tích Chămpa lộ thiên cịn lại ở Mỹ Sơn (Quảng

Nam), Đồ Bàn (Bình Định), tháp Bà Pơ Nagar (Nha Trang) và nhiều di tích khác là một minh chứng cho văn hóa Chăm một thời phồn thịnh trên vùng Nam Trung Bộ” [7, tr. 26].

Những đợt di cư vào vùng đất Chămpa của người Việt từ thời công chúa Huyền Trân cho đến sau khi chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, là một minh chứng hùng hồn về sự di động lịch sử trên đất nước ta. Rồi cũng từ vùng đất này, những năm tháng sau đó, những đợt di cư tiếp theo, bàn chân người Việt đã tiến sát đến những vùng đất cần khai hoang ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ hiện nay, theo cái tất yếu của quy luật lịch sử, gắn với đặc điểm của thời kỳ trung đại ở Việt Nam.

Những người Việt di cư ln gắn bó với mảnh đất miền Trung Việt Nam, họ vừa mang theo một cái gì của nơi sinh thành, vừa tiếp thu, biến cải và hịa mình vào sinh hoạt bản địa, dần dần tạo thành một kiểu dáng văn hóa, trong cái phong phú và đa dạng của văn hóa dân tộc khơng ngừng được mở rộng. Do quy định bởi địa hình, địa thế, vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam rất đa dạng về hình thái văn hóa. Biển với đảo và các cửa sông lớn, và núi Trường Sơn hùng vĩ tạo thành vùng văn hóa kết hợp các yếu tố: “núi sơng và biển với đồng bằng, trung du, làm thành chiếc gạch nối giữa miền ngược và miền xi, tạo ra một vùng văn hóa bán sơn địa của tuyệt đại đa số cư dân thuần Việt. Vùng đô thị, cái nơi của văn hóa bác học địa phương, lan tỏa chất hiện đại ra các hình thái văn hóa, tạo cơ sở phát triển cho văn hóa truyền thống hiện tại theo yêu cầu của giai đoạn” [7, tr. 26].

Từ khi quốc gia Chămpa chấm dứt sự tồn tại của mình, ảnh hưởng của văn hóa Chăm để lại ở miền Trung Việt Nam lớn đến mức nhiều người chỉ nhìn thấy những yếu tố Chăm. Nói đến tác động của các yếu tố Chăm đến sự phát triển vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam thì nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm là yếu tố tích cực nhất cùng với các yếu tố khác tạo nên đặc trưng văn hóa đặc sắc của vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam. Có thể xem vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam là một vùng văn hóa đa dạng được ni dưỡng từ truyền thống văn hóa các dân tộc nối tiếp nhau, tạo nên sự hội tụ, kết tinh và thăng hoa về trí tuệ và tâm hồn của nhiều thế hệ con người Việt Nam để từ đó chuyển tiếp dần xuống phía cực Nam của Tổ quốc. Trong vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam đã hàm chứa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của văn hóa Chăm, trong đó di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu giữ bằng truyền miệng, truyền

nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, kho tàng tri thức phong phú về văn hóa dân gian… thể hiện cả địa lý học, lịch sử, cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần, đặc biệt là thể hiện ở con người Trung Bộ Việt Nam. Sự tác động của các yếu tố Chăm đến vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp con người miền Trung, tạo nên sức mạnh tinh thần bất diệt của dân tộc ta. Vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam chính là sự kết tinh, sự thu nhỏ của văn hóa Việt Nam và là sự biểu hiện tập trung của nền văn hóa ấy trên mảnh đất miền Trung trong q trình hình thành đã kết nối được tồn bộ nền văn minh của cả dân tộc bắt đầu từ văn hóa Chăm và sau này hịa quyện với văn hóa Việt tạo nên phong cách đặc sắc của văn hóa miền Trung. Chính vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam là cái nôi đã nuôi dưỡng và phát triển văn hóa dân tộc, văn hóa ấy khơng ngừng phát triển xuống phía Nam của đất nước tạo thành sự thống nhất văn hóa của cả dân tộc Việt Nam.

Nhìn lại những di tích văn hóa trên mảnh đất miền Trung, có thể thấy bên cạnh những di tích, di chỉ lịch sử - văn hóa có tính chất bản địa là những di tích văn hóa hình thành trong q trình di dân như những phong tục, tập quán, nếp sống, lễ hội, tín ngưỡng, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống và nhiều hình thức văn hóa dân gian khác…đều có nguồn gốc Việt. Do đó có thể nói, vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam đã lưu giữ được các yếu tố văn hóa Chăm đồng thời phát triển nền văn hóa Việt từ Bắc vào Nam, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa chung của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các yếu tố Chăm trong vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam có tác động khơng chỉ bổ sung cho nền văn hóa chung của cả dân tộc mà cịn giữ vị trí trung chuyển và vai trị trung tâm của văn hóa Việt Nam.

Hơn thế nữa, sự tác động của yếu tố Chăm khơng chỉ để lại những di tích văn hóa, những phong tục, tập qn, lễ hội, mà quan trọng hơn là làm nên những con người – con người miền Trung. Cộng đồng người chịu thương, chịu khó, cần cù, thơng minh, sáng tạo, dám vượt qua khó khăn chinh phục sự khắc nghiệt của tự nhiên tạo nên sự trù phú về vật chất và tinh thần. Chính con người ấy đã tạo nên sự thống nhất về ý thức, tình cảm dân tộc đồng thời nuôi dưỡng, bảo vệ ý thức dân tộc ngày càng phát triển thành những đặc trưng văn hóa có thế mạnh ở miền Trung mà tiêu biểu nhất có lẽ là văn hóa làng. Nhân dân ta, ở đâu, ở thời nào cũng vậy, vẫn

luôn luôn là một dân tộc cần cù, lao động, có nghị lực chiến đấu để tồn tại và phát huy. Nhưng cái nét riêng của con người miền Trung là sự kiên cường mạnh liệt, sự tuần tự nhi tiến, không gây tiếng vang ồn ào ra ngoài mà lại rất vững chắc, rất sắc sảo trên vùng đất của mình cũng như khi vươn xa.

Các di tích văn hố Chăm trong vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam, khá phong phú về loại hình, bao gồm các di tích kiến trúc đền tháp, di tích thành cổ, di tích giếng nước và các di tích điêu khắc khơng những phong phú về số lượng mà cả về loại hình và chất liệu chế tác. Những di tích văn hố Chăm đã phản ánh đời sống tâm linh phong phú của người Chăm trong lịch sử, chứa nhiều bí ẩn đang tìm lời giải, phần lớn các di tích kiến trúc Chăm đều tập trung tại vùng đồng bằng, được xây dựng trên một gò đất cao thuộc hạ lưu các con sông. Cho đến nay trong các thư tịch cũng như trên thực tế chưa có một bằng chứng nào nói về việc người Việt tàn phá các di tích văn hố Chăm. Những khu dân cư của người Việt vẫn ở bên cạnh những ngơi tháp Chăm cổ kính và người Việt nhìn những di tích này với con mắt kính trọng. Cũng chính vì vậy, trên các phế tích Chăm, người Việt thường xây các cơng trình tơn giáo tín ngưỡng, phần lớn là miếu thờ Thiên Yana, một số di tích như Tháp Nhạn, Tháp Bà (Nha Trang) vẫn được người Việt tiếp tục thờ phụng, điều đó giải thích vì sao trải qua rất nhiều biến cố lịch sử, hiện nay chúng ta vẫn cịn tìm thấy được rất nhiều di tích Văn hố Chăm.

Ngoài ra, các yếu tố Chăm trong vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam, nhất là các cơng trình kiến trúc, khơng những chứa đựng trong bản thân nó các giá trị về lịch sử văn hố, mà cịn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về kỹ thuật xây dựng, về chức năng tơn giáo tín ngưỡng, về nhận thức thẩm mỹ… của người Chăm. Do đó, phần lớn các di tích văn hố Chăm đều là những địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch, nhất là hiện nay có rất nhiều du khách muốn tận dụng du lịch để tìm hiểu về nền văn hố của những dân tộc khác. Nhiều di tích đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn như tháp Bà Nha Trang, thánh địa Mỹ Sơn, Thành Hồ.v.vv... đặc biệt hầu hết các di tích văn hố Chăm ở miền Trung đều nằm ở hai bên bờ sông, kết hợp với biển và núi tạo nên điểm du lịch có một khơng hai. Do đó, một tuyến du lịch theo đường sơng tham quan các di tích văn hố Chăm nói riêng cũng như khám phá các loại hình di tích văn hố khác rất hấp dẫn du khách. Thế nhưng việc khai thác du lịch tại các di tích văn hố Chăm ở miền Trung có lẽ chưa tương xứng với những giá trị và tìm năng vốn có của nó. Các yếu tố Chăm trong vùng văn hóa

Trung Bộ Việt Nam là yếu tố quan trọng tác động vào các hoạt động du lịch, sẽ mang lại hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung phát triển và làm nên sự phồn thịnh cho quốc gia Việt Nam.

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VĂN HÓA CHĂM TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)