- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VĂN HÓA CHĂM TRONG N ỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
3.2.2. Đóng góp các làng nghề thủ công truyền thống của người Chăm trong nền văn hóa Việt Nam
văn hóa Việt Nam
Qua khảo cổ học và các hiện vật còn lại đến ngày nay cho thấy người Chăm rất giỏi nghề
thủ công truyền thống như rèn sắt, dệt vải lụa, làm gốm, gạch, ngói, chế tạo đồ thuỷ tinh, đá ngọc, khai khoáng và làm mĩ nghệ vàng bạc…, các sản phẩm thủ công rất đa dạng, phong phú về chủng loại cũng như vật liệu dùng để chế tác. Nghề chế tác kim hoàn cũng rất phát triển. Ngoài việc chế tác và sử dụng đồ trang sức bằng mã não và thuỷ tinh với nhiều loại hình và kỹ thuật kế thừa từ giai đoạn văn hoá Sa Huỳnh, cư dân Chăm đặc biệt ưa thích những đồ trang sức, trang trí bằng vàng như hạt chuỗi, nhẫn, khuyên tai, trang sức chạm đá quý, gắn hạt thuỷ tinh…. Trong nhiều sưu tập tư nhân còn lưu giữ rất nhiều đồ trang sức bằng vàng, bạc tinh xảo, những khuyên tai hình động vật, vịng đeo tay, nhẫn… chạm khắc tinh xảo, những bình bằng đồng, bằng bạc có khắc chữ… đủ nói lên trình độ phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ của cư dân Chăm. Bên cạnh đó, nổi bật nhất là nghề gốm và dệt thổ cẩm mà ngày nay trong cộng đồng
người Chăm vẫn cịn gìn giữ và phát triển tổ nghiệp của cha ơng mình để lại. Hiện nay, người Chăm vẫn giữ nghề gốm là làng Bầu Trúc (Ninh Thuận) và xã Phan Hịa (Bình Thuận); nghề dệt thổ cẩm là làng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận). Làng gốm Bầu Trúc và làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp ở Ninh Thuận đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn các làng nghề truyền thống của người Chăm cũng như gìn giữ và bảo tồn các làng nghề truyền thống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Làng gốm Bầu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á, nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km về hướng Nam. Bên cạnh nghề nông trồng lúa, đa số các hộ dân trong làng đều làm nghề gốm truyền thống, theo người dân trong làng kể rằng chính Pơ klong Chan là người đã truyền nghề, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa.
Người dân ở Bầu Trúc đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, những vịng tre và những vỏ sị để tạo ra những tác phẩm đa dạng, phong phú. Và thật đáng ngạc nhiên trong khi những làng nghề gốm khác đã đổi sang dùng bàn xoay như một cơng cụ thiết yếu, thì trái lại các nghệ nhân Chăm vẫn dựa vào đôi bàn tay tài năng của mình và những cơng cụ thơ sơ. Để tạo ra các sản phẩm gốm, những nghệ nhân Chăm chỉ cần dùng một cái bàn kê (khơng phải vịng xoay) và các công cụ thô sơ khác cùng với đất tơi, sau đó dùng tay để nặn những mẫu đất sét thành những sản phẩm gốm theo ý muốn, bằng những thao tác khéo léo và các tuyệt phẩm đã được hình thành.
Vật liệu dùng để tạo ra một sản phẩm gốm ở Bầu Trúc là một loại đất sét đặc biệt, loại đất sét này được người dân lấy từ bờ sông Quao, đất sét khi được người dân lấy về, họ dùng kỹ thuật trộn cát với đất sét số lượng vừa đủ, lượng cát được trộn vào vật liệu còn phụ thuộc vào cơng dụng và kích thước của từng loại gốm. Đất sét khi được trộn với cát trở nên rất dẻo, do đó rất dễ cho các nghệ nhân Chăm tạo dáng và cho ra những sản phẩm gốm gồm nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau tùy theo ý muốn của người nghệ nhân. Vì thế nên gốm Bầu Trúc hồn tồn khác so với những nơi khác, ví như lu đựng nước được làm ở Bầu Trúc luôn được người dân ở những vùng khơ và nắng ưa chuộng bởi vì nhiệt độ của nước trong lu ln ln thấp hơn so với bên ngồi nên nước bao giờ cũng mát hơn.
- Chuẩn bị đất làm gốm: đất sét được lấy từ ruộng, đập thành những cục nhỏ, phơi khô, loại bỏ những tạp chất rồi ngâm nước trong cái hố đất đã đào sẵn. Cát cũng được sàn lọc kỹ và lượng cát pha cũng phải tuỳ thuộc vào hình dạng và kích thước của sản phẩm gốm định làm. Đầu tiên dùng chân để nhồi đất và cát mịn, sau đó cuộn thành từng lọn hình trụ và được phủ kín bằng tấm vải để ủ qua đêm, người thợ gốm còn phải nhồi và lăn lại đất bằng tay nhiều lần, rồi vo tròn thành các cục đặt lên hòn kê để nặn thành sản phẩm.
- Kỹ thuật tạo dáng gốm: có 4 cơng đoạn sau:
+ Nặn hình: đất sét trộn cát mịn được nhồi nhuyễn thành hình quả bí đặt lên bàn kê (chứ không phải bàn xoay), người thợ vừa đi giật lùi vừa dùng tay tạo khối đất thành dáng cơ bản ban đầu, sau đó nối những “lọn đất” vào miệng gốm, dùng “vòng quơ” chải quanh thanh gốm. + Chà láng gốm: dùng “vải cuộn” thấm nước, quấn vào tay chà láng thân gốm và tạo hình miệng.
+ Trang trí hoa văn: hoa văn trang trí gốm Chăm khá đơn giản, họ thường dùng que nhỏ, răng lược hay vỏ sò, hoa thực vật... để tạo hoa văn trên gốm. Hoa văn chủ yếu là hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa văn thực vật, vỏ sị... họ cịn dùng màu thực vật để nhuộm áo gốm. + Tu sửa gốm: gốm nặn đem phơi ngoài nắng kể cả nơi râm mát, khi gốm hơi khơ dùng người nghệ nhân “vịng quơ” nhỏ để cạo mỏng thân và nông đáy gốm.
- Nung gốm: gốm Bầu Trúc được nung ngoài trời (lộ thiên) và trước khi nung phải phơi khô một ngày. Vật liệu dùng để nung gốm là củi và các phế phẩm nông nghiệp như: phân trâu bị khơ, rơm rạ, trấu... Củi được xếp thành hình chữ nhật (4mx3m) dày khoảng 0,2m - 0,3m và trên đó người ta xếp úp 2 - 3 lớp gốm, phía dưới xếp những sản phẩm lớn, tiếp đó tồn bộ phủ một lớp rơm rạ dày khoảng 0,2m và trên là một lớp trấu mỏng. Người thợ gốm Bầu Trúc chỉ đốt lị vào buổi chiều ít gió hoặc gió nhẹ và đốt theo chiều ngược gió. Thời gian nung khoảng 2-3 giờ đồng hồ, đến khi củi, rơm rạ cháy hết thì cơng đoạn nung gốm cũng hồn thành, người thợ dùng sào móc sản phẩm và dùng màu thực vật chiết từ da cây săng, trái thị để tạo màu cho gốm ngay khi gốm cịn nóng. Do nung bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, lửa táp khơng đều, nên khơng có hai sản phẩm gốm Chăm nào hoàn toàn giống nhau.
Trước đây, gốm Chăm gồm ba nhóm: gốm nấu (nồi nấu cơm, nồi nấu canh, trách kho cá, bếp lò…), gốm đựng (khương đựng gạo, lu đựng nước, ảng...), và gốm dùng trong sinh hoạt
chung. Ngày nay, ngoài gốm gia dụng các nghệ nhân gốm Bầu Trúc nhờ biết tạo nhiều mẫu mã mới, gốm Chăm khơng cịn là mặt hàng tiêu dùng tự cung tự cấp nữa mà phần nào đã trở thành hàng thủ công mĩ nghệ, nhưng kĩ thuật sản xuất vẫn không thay đổi. Trong giai đoạn kinh tế thị trường, nhiều làng gốm truyền thống bị chao đảo, có làng khơng cịn giữ được nghề này nữa, nhưng ở làng Bầu Trúc đa số các hộ dân Chăm vẫn cịn làm nghề gốm, họ xem đó là nguồn thu nhập chính của gia đình, mặc dù giá của sản phẩm làm ra rất thấp.
Để khuyến khích phát triển và duy trì làng nghề gốm Chăm Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cổng làng, nhà trưng bày… cũng như cho người dân vây vốn sản xuất. Cùng với đó là sự quảng bá sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc thông qua các hội chợ làng nghề đã thu hút đông đảo người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đến tham quan mua hàng. Đặc biệt, các tour du lịch của du khách trong và ngoài nước khi đến Ninh Thuận đều ghế thăm làng gốm Chăm Bầu Trúc và chọn cho mình những sản phẩm gốm thủ công mỹ nghệ ưng ý để làm quà tặng bạn bè và làm kỉ niệm. Mỗi sản phẩm gốm bán được là nguồn động lực rất lớn cho các nghệ nhân Chăm tiếp tục sáng tạo, với đôi bàn tay khéo léo, sự cần cù họ đã gìn giữ được nghề truyền thống của cha ơng để lại. Nhiều hộ gia đình làng gốm Chăm Bầu Trúc ngày càng khấm khá hơn, cũng từ gốm họ đã nuôi con trưởng thành, nhiều người con đã đỗ đạt cao đẳng, đại học để sau này góp phần vào giữ gìn nghề nghiệp của tổ tiên và tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước.
Bên cạnh nghề gốm, dệt thổ cẩm cũng là nghề thủ công truyền thống độc đáo của người Chăm, nghề này được “mẹ truyền con nối” từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống của cha ơng mình, nơi đây là mảnh đất văn vật từ thời Vương quốc Champa cổ mà tên cịn tìm thấy trong bi kí. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nghề dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp ở Ninh Thuận hình thành và phát triển như thế nào trong quá trình lịch sử. Tuy nhiên theo truyền thuyết về Bà Chúa Xứ kể rằng: Po Inư Nưgar từ Trung Quốc trở về, đã đặt kinh đô Champa ở Nha Trang và dạy người Chăm - lúc đó cịn trong thời kỳ mơng muội - cày cấy, dệt vải, xây tháp, tổ chức hành chánh...
Theo Lê Q Đơn (Vân Đài Loại Ngữ): “Ở Lâm Ấp có trồng cây cát bối, khi chín hoa cây giống như lông ngỗng, kéo sợi làm chỉ dệt khăn khơng khác gì loại gai”. Cịn theo G. Maspero
thì dưới thời các vương triều Champa, người Chăm đã biết trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Trong suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XVIII, người ta tìm thấy các nét hoa văn được chạm trổ thật tinh vi trên các tượng đá (Shiva, Apsara...), vương mão (Po Mưh Taha - đầu thế kỷ thứ XVII) hiện vẫn còn được lưu giữ ở một làng Raglai tỉnh Ninh Thuận. Từ các cứ liệu này, chúng ta khẳng định rằng nghề dệt thổ cẩm Chăm đã hình thành từ rất sớm và đã phát triển đến mức tinh xảo.
Các nghệ nhân Chăm muốn tạo ra một sản phẩm, phải trải qua nhiều công đoạn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, phẩm nhuộm, khung dệt, trang trí hoa văn, kỹ thuật dệt và cho đến sự khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ Chăm.
Nguyên liệu dệt: ngày nay, tất cả các nguồn nguyên liệu từ sợi cho đến sản phẩm nhuộm
đều được mua trên thị trường. Nhưng trước kia, khoảng thập niên 50 trở về trước, người Chăm thường trồng bông để lấy sợi. Kỷ thuật lấy sợi và mắc thành cuộn sợi dọc (nuh papan) sử dụng các dụng cụ sau: Giá tách hạt (Vak ywơk kapah), Cung bật bông (Ganuk pataik), Xa quấn tơ (Vak mưk kabwak), Xa bắt chỉ (Ssia livei), Xa đánh ống (Ssia trauw), Giá mắc sợi (Haniel linguh), Khung xỏ go (Danauk pachakauw). Để có một sản phẩm thổ cẩm chất lượng, ưng ý, người thợ phải quan tâm từ khâu tạo ra nguyên liệu, đây là cả một qui trình khá phức tạp và cơng phu địi hỏi người thợ phải khéo léo trong từng công đoạn. Trước tiên người thợ tách hạt bông trên giá tách hạt, rồi lấy cây cung bắn cho các thớ bông bung ra, sau khi bông được trải thành thớ mỏng, họ dùng thanh tre có một đầu nhọn cuộn chúng lại thành từng con bông để rút và se sợi. Tiếp đến là những công đoạn như: quay thành cuộn, ngâm đập, nhuộm, hồ, chải và đánh óng. Khâu sau cùng là mắc thành cuộn sợi dọc và bắt go để lên hoa văn chuẩn bị đưa vào khung dệt.
Phẩm nhuộm: nguyên liệu và kỷ thuật nhuộm ngày xưa hầu như đã thất truyền và khơng cịn sử dụng nữa. Người ta chỉ nhớ mang máng truyền khẩu là: màu đen được nhuộm bằng lá chùm bầu, sau đó ngâm với bùn non từ ba đến bảy ngày đêm liên tục. Màu nâu hoặc màu đỏ sậm lấy từ các loại vỏ cây. Màu xanh từ cây chàm...
Kỹ thuật dệt có 2 loại khung: loại dệt dạng tấm và loại dệt dạng dải.
- Loại dệt dạng tấm: Danưng mưnhim ban khan. Là loại dệt ra các sản phẩm như: Khăn bàn, xà rông, khăn quàng, mền, drap... với kích thước tối đa là 95cm - 240cm.
- Loại dệt dạng dải: Danưng mưnhim jih dalah. Dệt ra các sản phẩm như: Jih, dalah, dây lưng... với kích thước 2cm, 24cm - 100cm.
Hai loại khung dệt này gồm nhiều bộ phận rời được lắp ghép lại với nhau, tuỳ theo đặc điểm cấu tạo mỗi loại khung mà kỷ thuật dệt có khác nhau. Ở khung dệt dải, thợ dệt ngồi trên ghế, sử dụng đôi chân đạp con ngựa (athaih) tách mặt sợi nền, tay phải kéo go bắt bông và chặt sợi (nếu sản phẩm phải lên nhiều go (8 - 13 go), cần thêm một thợ phụ để giúp kéo go), tay trái luồn thoi chỉ qua lại. Trong khi ở khung dệt tấm, người thợ ngồi bẹp xuống nền nhà, vận dụng cả thân người với sợi dây giăng thật căng ở đằng sau lưng để giữ mặt nuh papan căng hay chùng tuỳ trường hợp; sau đó người thợ cầm, ấn, xách các dụng cụ phụ như bbar bingu, bbar chakauw... để tách mặt sợi, làm thao tác bắt bông, luồn dao dệt, đưa thoi và dập sợi.
Trang trí hoa văn trên thổ cẩm Chăm: trên nền vải thường được ưa thích là màu đen hay đỏ, các đồ án trang trí phần lớn theo kiểu hoa văn hình học. Có loại hoa văn được bố trí trên tồn mặt vải như: Bingu tamun (bông mặt võng), Cham birow (Chàm mới), tuk hop, bingu jal... Ngồi các dạng hoa văn hình học, người ta cịn nhận ra các loại hoa văn động vật được cách điệu rất linh hoạt như: Rồng (garai, makara), phụng (arut, garuda), chim trão (hơng), cơng (amrak)... Ngồi ra các hoa văn đã thất truyền (chỉ được biết qua hình ảnh được chụp từ đầu thế kỷ, nay còn lưu giữ bảo tàng bên Pháp), nghệ nhân Thuận Thị Trụ đã sưu tầm được hơn 30 hoa văn nền. Từ đó bà đã cách điệu ra khoảng 50 hoa văn khác. Trong sinh hoạt xã hội Chăm, người ta có thể phân biệt giai cấp hoặc mức độ sang hèn chỉ qua hoa văn trên y phục của đối tượng được quan sát. Như người đàn bà Chăm thuộc tầng lớp trên thì mặc chăn biywon haraik...
Một trong những tiêu chuẩn đạo đức được Muk Thruh Palei (Bà Tổ Quê Hương) đặt ra cho phụ nữ Chăm là phải thơng thạo nghề dệt. Nên có thể nói nghề dệt thổ cẩm được truyền bá đều khắp trong các palei Chăm: từ Hữu Đức, Chung Mỹ, Văn Lâm... ở Ninh Thuận đến các làng xa xơi nhất ở Bình Thuận. Nhưng Mỹ Nghiệp vẫn là trung tâm của dệt thổ cẩm Chăm, sản xuất đa dạng và nhiều mặt hàng nên được biết đến nhiều hơn cả.
Nằm cách TP. Phan Rang khoảng 10km về hướng Nam, Mỹ Nghiệp là làng dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở Ninh Thuận. Nét độc đáo của làng nghề Mỹ Nghiệp là người dân vẫn giữ nguyên kiểu dệt thủ công truyền thống, những sản phẩm thổ cẩm vẫn lưu giữ gần như nguyên vẹn trong từng cơng đoạn, bí quyết nhuộm sợi, tạo go, chất liệu, hoa văn... từ
thời xưa để lại cho đến ngày nay. Người ta có thể dễ dàng nhận ra thổ cẩm của người Chăm với các hoa văn hình thoi, chân chó, hoa mai hay các họa tiết hiện đại hơn như hình voi, đầu tượng. Trong khi thổ cẩm của các dân tộc phía Bắc chuộng các màu đen, đỏ và thường được ghép lại bằng những mảng vải màu rồi mới thêu hoa văn lên trên, thì sản phẩm của người Chăm lại tạo hoa văn trực tiếp ngay khi dệt sợi. Do vậy, các hoa văn sắc nét, đều đặn và có tính chất lặp đi lặp lại một dạng mẫu trên cùng tấm vải. Không chỉ vậy, sản phẩm thổ cẩm truyền thống ở làng Chăm Mỹ Nghiệp còn có sức hấp dẫn bởi sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại. Đó là sự kết hợp các chất liệu mới như sợi tổng hợp, sợi kim tuyến làm “văn cầu vồng” đủ các sắc màu của đất trời trông thật ấn tượng.
Sự độc đáo của hoa văn dệt trên tấm thổ cẩm Mỹ Nghiệp khác biệt với các làng dệt của