NAM
2.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÙNG VĂN HĨA TRUNG BỘ VIỆT NAM.
2.1.1 Khái niệm vùng văn hóa
Vùng văn hóa là một dạng thức của khơng gian văn hóa, mà ở đó, do q trình giao lưu văn hóa lâu dài giữa các tộc người, đã tạo nên các sắc diện văn hóa chung.
Theo Ngô Đức Thịnh trong Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam cho rằng: “vùng văn hóa là một dạng thức văn hóa, mà ở đó trong một khơng gian địa lý xác định, các cộng đồng người do cùng sống trong một môi trường tự nhiên nhất định, trong những điều kiện phát triển xã hội tương đồng, và nhất là các mối quan hệ giao lưu văn hóa sống động, nên trong quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành những đặc trưng văn hóa chung. Nói cách khác vùng văn hóa là một dạng thức liên văn hóa. Nếu như văn hóa cộng đồng, văn hóa sinh thái khơng nhất thiết địi hỏi chúng tồn tại trong một không gian địa lý liên tục, thì vùng văn hóa địi hỏi phải phân bố trên một không gian địa lý lãnh thổ nhất định” [51, tr.43].
Vùng văn hóa Trung Bộ Việt Nam là một thực thể của diện mạo văn hóa Việt Nam. Trong lịch sử cũng như hiện tại, nó đóng vai trị tích cực, một mặt là mơi trường giao tiếp, xích gần nhau về văn hóa giữa các tộc người trong vùng và giữa vùng này với vùng khác, mặt khác nó là hình thức trung gian, q độ, chuyển tiếp để hình thành các loại hình văn hóa mới – văn hóa Việt Nam. Sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam, cịn tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa. Sự khác biệt này được phản ánh trong nhiều câu tục ngữ về đặc sản và tính cách của mỗi vùng. Chẳng hạn câu tục ngữ: “Trâu gõ mỏ, chó leo thang, ăn cơm lam, ngủ nhà sàn (miền núi), Quảng Nam hay cãi, Quãng Ngãi hay co, Bình Định hay lo (miền Trung)”. Những năm gần đây, việc phân vùng văn hóa trong lãnh thổ Việt Nam hiện tại đã được nhiều học giả bàn đến (Ngô Đức Thịnh, 1993, Huỳnh Khải Vinh, 1995, Đinh Gia Khánh – Cù Huy Cận, 1995…); trong đó
để có cái nhìn tổng qt thì cách phân thành 6 vùng văn hóa (Trần Quốc Vượng, 1997) có thể xem là hợp lí” [48, tr. 31]. Cụ thể phân chia các vùng văn hóa như sau:
1/ Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, trong đó, các tộc Thái, Mường có thể xem là đại diện. Biểu tượng cho vùng văn hóa này là hệ thống mương phai ngăn suối dẫn nước vào đồng; là nghệ thuật trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy mường, bộ trang phục nữ H’Mông; là âm nhạc với các loại nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo…) và những điệu múa xòe…