Giá trị văn hóa đặc sắc về phong tục tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng và đời s ống kinh tế của người Chăm trong nền văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 82 - 86)

- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VĂN HÓA CHĂM TRONG N ỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

3.1.2. Giá trị văn hóa đặc sắc về phong tục tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng và đời s ống kinh tế của người Chăm trong nền văn hóa Việt Nam

Ngoài kiến trúc và điêu khắc Chăm, phong tục tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng dân gian Chăm cũng là những nét đặc sắc của văn hóa Chăm trong nền văn hóa Việt Nam. Ngày nay, “người Chăm sinh sống tập trung thành từng play (làng) Chăm, các play Chăm thường định cư trên những vùng gò đất cao, xung quanh là ruộng lúa và nương rẫy. Mỗi play Chăm có khoảng 300-400 hộ gia đình, tập hợp bởi nhiều tộc họ sinh sống với nhau, khuôn viên nhà ở được bố trí theo hướng Bắc – Nam” [36, tr. 25].

Trong mỗi play Chăm đều có một đền thờ thần (sang Pô yan). Xung quanh các palei Chăm, cách palei khơng xa thường có nghĩa địa (kút, ghôr) của người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Bàni. Mỗi play Chăm thường có nhiều tộc họ, mỗi tộc họ đều cử một người đứng đầu, người này có uy tín nhất trong dịng tộc, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của tộc họ như tang ma, cưới hỏi và các vấn đề khác liên quan đến tộc họ… Mỗi dòng họ

trong play Chăm được phân biệt với nhau “bằng nghĩa địa của dịng họ mẹ (kút, ghơr), và mỗi dịng họ có một vật thờ tổ gọi là “Chiết atâu” (Chiếc Atâu là một loại giỏ đan bằng tre hình hộp vng có nắp đậy, dùng để bỏ y trang, đồ cúng lễ của tổ tiên tộc họ). Bên cạnh đó, trong mỗi play Chăm cịn có Hội đồng phong tục (Hội đồng già làng) chuyên chăm lo cúng tế, tổ chức các lễ hội và cùng với chính quyền tham gia giải quyết những vụ bất đồng của các thành viên trong làng liên quan đến phong tục, tập quán. Play Chăm có luật tục riêng gọi là adapt” [36, tr. 26]. Nếu như play Chăm là đơn vị cư trú cổ truyền mang tàn dư của cơng xã nơng thơn thì gia đình lại là bộ phận hình thành nên đặc trưng ấy. Gia đình trong play Chăm được tổ chức “theo hình thái gia đình mẫu hệ, bao gồm gia đình lớn (mưngawơm pruang) và gia đình nhỏ (mư ngawơm sít). Thành viên cơ bản trong gia đình được tính theo huyết thống bên mẹ. Trong mỗi gia đình có đàn bà lớn tuổi đứng đầu gọi là “Po sang” (chủ nhà). Các gia đình có cùng chung một mẹ sinh ra thường bố trí chung nhà cửa trong một khn viên. Tương tự như vậy, các gia đình chung một dịng họ phía mẹ thường bố trí nhà cửa cùng dãy với nhau. Đơn vị cơ cấu căn bản của hệ thống thân tộc của người Chăm là mẫu hệ gia tộc. Trong những mối quan hệ gia đình của người Chăm, quan hệ bên mẹ là quan hệ thân thuộc và quan trọng nhất, ông bà tổ tiên được thờ phụng là tổ tiên bên mẹ, quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái út. Phụ nữ Chăm nắm quyền quyết định trong gia đình, tuy nhiên vai trị Cậu (cey) được đề cao và vẫn cịn chi phối mạnh mẽ trong gia đình người Chăm hiện nay” [36, tr. 26 – 27].

Như vậy, “sinh hoạt trong play, gia đình (mưngawơm), tộc họ (gơp tian) của người Chăm phản ánh đậm nét chế độ mẫu hệ thể hiện trên các mặt: sự phân hoá xã hội, quan hệ về gia đình và hình thức hơn nhân; hình thái tín ngưỡng; phương thức sản xuất và quyền sở hữu tài sản…” [36, tr. 27]. Vì vậy, cơ chế xã hội truyền thống người Chăm gắn bó chặt chẽ với nhau và được vận hành bằng luật tục (adat) mà mọi người Chăm đều phải tuân thủ, họ sống trên cơ sở bình đẳng, đồn kết thương u lẫn nhau, cùng nhau bảo vệ, lưu giữ thuần phong mỹ tục, những giá trị văn hố của tổ tiên. Có thể nói play, gia đình người Chăm là mắc xích quan trọng, gắn liền chặt chẽ với nhau, tạo nên một cơ cấu xã hội cổ truyền bền vững, trở thành cái nơi bảo tồn và lưu giữ văn hố Chăm, lễ hội Chăm trong suốt những tháng năm thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trong nền kinh tế truyền thống của mình, “người Chăm có một nền nơng nghiệp đa dạng phát triển khá sớm như nghề trồng lúa, trồng dâu, cây ăn trái, và các loại cây lương thực khác.

Từ lâu đời họ đã biết đắp đập khai mương để trồng lúa nước mà đến nay vẫn còn các dấu vết các cơng trình thủy lợi trên dải đất miền trung như: đập Do Linh (Quảng Trị), đập Nha Trinh và đập Marên (Ninh Thuận). Họ cịn có kĩ thuật canh tác ruộng nước khá cao, biết dùng trâu bò để kéo cày cũng như kéo xe khi thu hoạch, tùy theo loại ruộng như ruộng gò (hamu tamu), ruộng cát (hamu cwah), ruộng sâu (hamu dhong) mà họ có kĩ thuật canh tác và sử dụng các loại giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao như loại giống lúa chiêm, lúa mùa (padai bidiên, padai halim, paday ia ok, padai kuprok…)” [36, tr. 28]. Do đó khơng phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc và người Việt đều du nhập giống lúa của người Chăm mà họ thường gọi là “lúa Chiêm”.

Bên cạnh làm ruộng người Chăm còn là những người “làm vườn giỏi, họ trồng nhiều hoa màu và cây ăn trái như ngô, khoai lang, đậu xanh, đậu nành, chuối, dừa, hồ tiêu… Nhờ đó mà dân cư có hoa quả và ăn rau xanh 4 mùa. Bên cạnh nghề nơng, người Chăm cịn biết khai thác những khu rừng lớn có các loại gỗ mun, trầm hương, vỏ cây làm thuốc nhuộm… để phục vụ cho cuộc sống trong cộng đồng và đem trao đổi với các nước khác. Người Chăm còn làm nghề biển, họ là những thủy thủ can trường, là những người buôn bán giỏi, những chiếc thuyền buôn của họ thường vượt biển khơi đi đến hải cảng Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cổ thời trung đại” [36, tr. 28].

Nói chung kinh tế truyền thống của người Chăm bao gồm cả nghề nơng, nghề đi biển và khai thác rừng. Ba hình thái kinh tế đó đã góp phần làm cho đời sống kinh tế Chăm phát triển phồn thịnh và hiện nay còn in dấu ấn đậm nét trong lễ hội Chăm. Tuy nhiên ngày nay, một số ngành kinh tế truyền thống đã bị mất đi. Hiện nay người Chăm khơng cịn làm nghề biển, tuy một số làng Chăm ở Ninh Thuận như Bỉnh Nghĩa, Tuấn Tú vẫn còn sống gần biển nhưng họ không làm nghề biển mà lại quay lưng với biển. Tuy nhiên, ngày nay người Chăm vẫn còn giữ được nghề dệt thổ cẩm và làm gốm là nghề truyền thống của người Chăm. Các phụ nữ Chăm ở làng Chăm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) ai cũng biết dệt thổ cẩm, nhờ đó vẫn cịn bảo tồn nghề truyền thống này. Những tấm khăn, cái áo làm ra được coi là thước đo của sự đảm đang tháo vát của các cô gái Chăm. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Ðể có một tấm chăn, các cơ gái phải cần mẫn ngồi bên khung cửi từ sáng đến chiều tối với sự nhịp nhàng, chuẩn xác trong từng thao tác. Các sản phẩm dệt thổ cẩm của người Chăm khá phong phú, không những đáp ứng rộng rãi cho nhu cầu trang phục, trang sức của người Chăm mà cịn góp phần phát triển

kinh tế và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Nghề truyền thống khác của người Chăm là nghề làm đồ gốm, ngày nay làng Chăm Bầu Trúc (Ninh Thuận) duy nhất có nghề làm đồ gốm từ lâu đời vẫn được bảo tồn, hầu như gia đình nào cũng làm, phần lớn do phụ nữ đảm đang. Từ chiếc lu đựng nước, chiếc nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo đến siêu sắc thuốc, chiếc cà om đều rất dụng công với những hoa văn độc đáo của dân tộc.

Tín ngưỡng của người Chăm rất phong phú, đa dạng, là cũng bộ phận cấu thành văn hóa Chăm, tín ngưỡng người Chăm chi phối sâu sắc trong đời sống cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. “Tín ngưỡng sơ khai, tín ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nơng nghiệp, lễ nghi vịng đời con người.v.v… các hình thức tơ tem giáo như thờ các loại cây, thờ dòng núi (atâu cơk), dòng biển (atâu tathik) của các dòng họ Chăm vẫn cịn. Họ có các tín ngưỡng liên quan đến vòng đời con người như lễ cúng đứa trẻ mới sinh, đám cưới, đám tang, nhập kut. Họ cịn có các lễ nghi liên quan đến nơng nghiệp như lễ cúng thần lúa, lễ xuống cày, lễ đắp đập khai mương.v.v…” [36, tr. 34].

Người Chăm có tục hỏa táng người chết, sau đó lấy mấy mảnh xương sọ đúng theo qui định Nam (7 miếng) và Nữ (9 miếng) bỏ vào hộp (klong) làm bằng bạc và đồng, rồi đem cất chỗ kín chỉ có thầy thực hiện phong tục và một người chủ nhà biết. Sau khi trong dòng họ qui tụ nhiều klong, đến ngày lành tháng tốt theo quan niệm của người Chăm thì tiến hành làm lễ nhập kut. Trước kia, người Chăm cũng có tục lễ tang “nhà nước”, khi vua qua đời vẫn tiến hành lễ hỏa táng thi hài nhà vua, vứt tro xuống biển và lấy mấy mảnh xương bỏ vào klong, những người liên quan đến nhà vua như hồng hậu, nơ tì, hồng thân quốc thích hay quan lớn tự lên giàn hỏa thiêu theo nhà vua.

Về lễ cưới, người Chăm theo chế độ mẫu hệ, nhà gái chủ động đi hỏi cưới, đám cưới tổ chức bên nhà gái, con trai đi “ở rể”, đám cưới thường diễn ra vào hạ tuần các tháng ba, sáu, tám (lịch Chăm) và chỉ có một ngày được tổ chức đám cưới đó là ngày thứ tư.

Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm trong nền văn hóa Việt Nam cịn thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật biểu diễn dân gian đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình, người Chăm Tây cùng với sự duy trì phát triển Hồi giáo trong việc học tập giới luật và tìm hiểu kinh thánh Koran nên đã dùng chữ Ả

Rập và chữ Mã Lai. Cho đến bây giờ Chăm Tây sử dụng loại chữ Mã Lai khá thành thạo trong việc ghi chép và thư từ… còn Chăm Ðơng thì sử dụng chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống của người Chăm.

Múa Chăm rất phong phú và độc đáo, là loại hình nghệ thuật mà người Chăm gìn giữ bao đời nay, là món ăn tinh thần có một khơng hai của người Chăm. Hầu như mỗi làng Chăm có một đội múa riêng. Những điệu múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội, đặc biệt là trong lễ hội Raja Chăm. Các nghệ nhân Chăm đã sáng tác thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm rơng, múa quạt, múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu)... Trong đó, múa quạt là điệu múa phổ biến nhất của người Chăm mà bất cứ mọi thế hệ người Chăm nào đều cũng múa được, khi múa các vũ công dùng quạt làm đạo cụ để biểu diễn bằng những động tác uyển chuyển khác nhau. Múa bóng mang tính tơn giáo và cũng rất phổ biến của người Chăm. Nét đặc trưng của múa Chăm là múa ổn định theo nhạc, dàn nhạc đệm cho múa thường gồm trống Ginang, trống Baranưng và kèn Saranai. Nhìn chung, vũ điệu Chăm thường mang tính tâm linh, một niềm tin và phô diễn vẻ đẹp của con người.

Tóm lại, cũng như mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cho dù cuộc sống đầy lo toan, vất vả, biết bao đổi thay nhưng người Chăm vẫn giữ được những giá trị văn hóa mà các thế hệ cha ông đã để lại cho họ từ bao đời nay. Trong đó, phong tục tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng và đời sống kinh tế của người Chăm là những nét đặc sắc của văn hóa Chăm đã góp phần làm nên sự đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu yếu tố chăm trong vùng văn hóa trung bộ việt nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)